Xu Hướng 3/2023 # 7 Điềm Lạ Thường Ở Trung Quốc Trước Đại Dịch Vũ Hán # Top 11 View | Gdcn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # 7 Điềm Lạ Thường Ở Trung Quốc Trước Đại Dịch Vũ Hán # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết 7 Điềm Lạ Thường Ở Trung Quốc Trước Đại Dịch Vũ Hán được cập nhật mới nhất trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

7 hiện tượng lạ thường (Dị tướng) ở Trung Quốc trước đại dịch Vũ Hán

Gần đây, ở nhiều nơi khắp Trung Quốc đã liên tiếp xuất hiện các hiện tượng kỳ quái. Đối với họ, điều này có một ý nghĩa nào đó, bởi người Trung Quốc tin rằng mình là con cháu Hoa Hạ, gọi quê nhà của mình là Thần Châu, còn bản thân là con cháu của Thần.

Người đứng đầu cao nhất ở vùng đất này xưa kia được gọi là hoàng đế. “Quân quyền Thần thụ”, Thiên tử chính là con Trời, là thụ mệnh Trời mà cai trị nhân gian, nên một vị chân mệnh Thiên tử lẽ tự nhiên phải có trí tuệ và hiểu lòng Trời thì mới có thể giữ cho triều đại của mình thịnh trị lâu dài.

Khi Thiên thượng hài lòng với cư xử và những sự việc ở nhân gian, sẽ cho mưa thuận gió hòa, và những con vật mang biểu tượng cát tường như ý xuất hiện như phượng hoàng, kỳ lân… Nếu thiên thượng muốn bày tỏ sự không hài lòng, sẽ giáng thiên tai, nhân họa, nhật thực, nguyệt thực, lũ lụt hạn hán…

1. Trăng máu – nguyệt thực toàn phần

Ngày 10/3/2020, tại Trung Quốc xuất hiện hiện tượng trăng máu. Trong Thánh Kinh có ghi chép “Mặt trăng đỏ như máu, là dấu hiệu của ngày mạt thế”.

Trăng máu là một cách gọi khác của hiện tượng nguyệt thực. Đây là hiện tượng thiên văn xảy ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng nằm trên một đường thẳng. Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và mặt trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm.

Mục sư người Mỹ Begley đưa ra tuyên bố gây tranh cãi về hiện tượng Trăng máu nửa đêm khiến những người tin vào thuyết ngày tận thế thêm sợ hãi. Trên kênh YouTube của mình, ông Begley cảnh báo: “Trăng máu sắp xuất hiện. Sẽ có hòa bình hay sự hủy diệt bất ngờ? Đây có phải là thời khắc tận thế?”.

Theo ông Begley, nửa đêm luôn là khoảng thời gian đặc biệt “trong chiếc đồng hồ của Chúa”. Trăng máu nửa đêm được tin chính là sự trừng phạt của Chúa và đây là cách Người thể hiện sự phẫn nộ đối với loài người.

2. Tứ tinh liên châu (tứ tinh hội tụ), điềm báo điều xấu

Ngày 29/11/2019 tại nhiều tỉnh thành phố ở Trung Quốc, người dân có thể tận mắt chứng kiến hiện tượng thổ tinh, kim tinh, mộc tinh và trăng hình vòng cung nằm thẳng hàng nhau. Hiện tượng này được gọi là Tứ tinh liên châu. Dựa theo thời gian xảy ra dị tượng, có thể nhận định đây là thời điểm khi viêm phổi Vũ Hán bắt đầu xuất hiện.

Trong Hán Thư – Thiên Văn Chí có ghi chép: “Tứ tinh nhược hợp, thị vi đại thang. Kì quân binh tang tịnh khởi, quân tử ưu, tiểu nhân lưu”.

Thang (湯) trong từ “đại thang” (大湯) có một nghĩa là rối ren, hỗn loạn, rối loạn. Ý nghĩa là nếu thiên tượng xuất hiện hiện tượng “tứ tinh liên châu” báo hiệu nhân gian sẽ có nhiều biến động lớn. Nếu quân vương một nước bản thân có đức hạnh cao thượng, thì đất nước sẽ chỉ trải qua những sóng gió nhỏ, đào thải có thể qua đi. Vì vậy quân vương có đức hay vô đức là điều vô cùng quan trọng. Trong văn hóa Kinh Sở có câu “Hữu đức giả cư, vô đức giả tang”, tạm dịch: “Người có đức thì an cư, người vô đức thì tang thương”. Vì vậy, tứ tinh liên châu liệu có thể ứng nghiệm trở thành đại nạn của quốc gia hay không, trọng điểm ở việc quân vương có đức hạnh hay không.

3. Thiên thạch rơi

Vào lúc 0:16 sáng ngày 11/10/2019, tỉnh Cát Lâm xảy ra sự kiện nghi là thiên thạch rơi. Cư dân mạng ở nhiều thành phố thuộc ba tỉnh Cát Lâm, Hắc Long Giang, Liêu Ninh chia sẻ đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng này. Khoảnh khắc thiên thạch rơi xuống, đêm tối giống như ban ngày. Tuy nhiên theo các báo cáo chính thức, không tìm thấy dấu tích của thiên thạch. Vì kích thước lớn, khi đi vào bầu khí quyển thì bốc cháy. Khi đến gần mặt đất, có thể nhìn thấy ngọn lửa rực sáng chói rọi màn đêm.

Trong lịch sử Trung Quốc, có rất nhiều trường hợp sau khi thiên thạch rơi, thường kèm theo đó là hàng loạt sự kiện lớn xảy ra với nhân loại.

Ví dụ, Vào thời nhà Tần khi thiên thạch rơi, không lâu sau đó, Tần Thủy Hoàng chết trên đường tuần du. Đại Tần vừa thống nhất không lâu lại chia năm xẻ bảy.

Gần đây nhất phải kể đến thiên thạch rơi tại Cát Lâm. Chiều ngày 3/8/1976, một thiên thạch nặng khoảng 4 tấn bay vào tầng khí quyển với tốc độ lên đến 48km/s, do ma sát với không khí quá lớn nên nó đã bốc cháy, phát nổ ở độ cao cách mặt đất 19km trên bầu trời ở thôn Kim Châu, thành phố Cát Lâm tỉnh Cát Lâm. Sau khi thiên thạch bùng cháy, đã tạo thành hình quả cầu lửa, rơi xuống mặt đất trong phạm vi bán kính 500km2, trên mặt đất có hàng ngàn người đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng này. Sau sự việc, có tới hơn 3.000 khối thiên thạch vỡ được nhặt về, tổng trọng lượng lên đến 2,6 tấn, trong đó khối lớn nhất nặng 1,77 tấn. Thiên thạch rơi xuống đã tạo thành một hố sâu 6,5m, đường kính 2m.

Trong năm thiên thạch rơi, Trung Quốc liên tiếp xảy ra các chuyện như: Động đất Đường Sơn khiến 24.000 người tử vong; Chu Ân Lai, Châu Đức và Mao Trạch Đông liên tiếp qua đời; ngày 6/10 cùng năm, Trung Nam Hải xảy ra chính biến cung đình, Giang Thanh (vợ Mao) và những người khác thuộc “bè lũ bốn tên” (Tứ nhân bang) bị nguyên lão Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lật đổ, ĐCSTQ thay đổi thế hệ lãnh đạo mới trong đấu đá nội bộ.

4. Nhật thực

Ngày 26/12/2019 cũng là ngày sinh nhật Mao Trạch Đông, cựu lãnh đạo ĐCSTQ. Ngày này cũng xảy ra hiện tượng nhật thực, thuở xưa trong nhân gian đã có cách nói “Thiên Cẩu thực Nhật”, “Thiên Cẩu khi Nhật” (chó trên trời hiếp đáp Mặt trời)… ý nói báo hiệu đại nạn sắp xảy ra.

Nhật thực vào ngày 6/4/1875 cũng là năm Hợi. Không ai ngờ, đợt hạn hán kéo dài bốn năm liên tục tại Trung Quốc bắt đầu giữa năm đó. Từ năm 1876 đến 1878, nhà Thanh liên tục gặp hạn hán, dịch châu chấu, lũ lụt và ôn dịch hoành hành. Sau khi ăn hết vỏ cây, rễ cỏ, nhân gian xuất hiện hiện tượng phổ biến người ăn thịt người. Năm tỉnh phía bắc bao gồm Sơn Đông, Sơn Tây, Trực Lệ, Hà Nam, Thiểm Tây… gần 1.000 châu huyện gặp tai họa. Tổng dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán và nạn đói trong toàn bộ khu vực ước tính khoảng 160 triệu đến 200 triệu, chiếm khoảng một nửa dân của toàn đất nước vào thời điểm đó. Số người chết vì đói và ôn dịch khoảng 10 triệu người.

Hạn hán nghiêm trọng vào cuối triều đại nhà Thanh là một đại kiếp nạn trong lịch sử Trung Hoa. Các quan chức nhà Thanh khi đó đã gọi đợt hạn hán năm đó là “Hơn 230 năm chưa từng gặp sự thê thảm, thống khổ như thế”.

Nhật thực toàn phần vào năm Tý 2008, Hoa Nam xảy ra trận bão tuyết lớn và động đất xảy ra ở Vấn Xuyên.

Trong lịch sử các triều đại, các vị hoàng đế đều tin rằng nhật thực là cảnh báo nghiêm trọng của Thiên thượng với nhân gian. Khâm thiên giám (cơ quan quan sát và chiêm nghiệm âm dương bói toán, các hiện tượng thiên văn, thời tiết, làm lịch, coi ngày, báo giờ để định mùa vụ cho dân, giữ đồng hồ báo canh ở điện Cần Chánh, và giữ trọng trách tư vấn triều đình về các vấn đề địa lý và phong thủy) đều sẽ hỏi hoàng đế: khi Thiên thượng đưa ra lời cảnh báo, hoàng đế cần tự kiểm điểm lại lỗi lầm của mình, có cần viết Tội Kỷ Chiếu hay không…

5. Quạ bay rợp trời

Con quạ là một loài ăn xác chết. Người già nói rằng những con quạ dường như lường trước được sự chết chóc vì chúng có thể ngửi thấy nó, ngay cả trước khi có một người chết. Nói cách khác, chúng có thể ngửi thấy mùi của một người sắp chết, nhưng con người chúng ta không thể. Vì vậy, chúng sẽ lượn vòng quanh một người để chờ tới lúc người đó chết đi. Đó là lý do tại sao trong văn hóa Trung Quốc, quạ được coi là điềm không lành và luôn được liên kết với cái chết.

Vào ngày thứ bảy khi thành phố Vũ Hán bị phong tỏa tức 30/1, những con quạ đen đã bay khắp bầu trời. Mọi người không biết chuyện gì đã xảy ra. Cho đến khi người dân ở Vũ Hán phát hiện, ngay cạnh mình đã có người chết vì viêm phổi Vũ Hán, chính phủ ĐCSTQ không thể che giấu tình hình thực sự, mọi người mới nhận ra rằng chắc chắn ở đây có rất nhiều người tử vong. Cụ thể có bao nhiêu người có lẽ họ không rõ, nhưng nhiều tới mức kích hoạt xảy ra phản ứng liên hoàn tự nhiên thì không còn là vấn đề đơn giản. Tới lúc đó, mọi người mới biết những con quạ này sớm đã ngửi thấy mùi của sự tử vong.

6. Sấm vang chớp giật vào tháng Giêng

Vào trưa ngày 13/2/2020, một tiếng vang lớn ở Vũ Hán đã gây kinh hoàng cho rất nhiều người dân địa phương. Tại Giang Hạ, Quang Cốc ở Hồ Bắc và nhiều địa phương khác, rất nhiều người đều nghe thấy âm thanh cực lớn này. Có người nói, giống như sét đánh hoặc giống như động đất. Đêm hôm đó, trời mưa ở Bắc Kinh, và chuyển thành tuyết lớn trên phạm vi rộng vào ngày 14, nó đã trở thành trận tuyết rơi thứ bảy kể từ mùa đông năm ngoái. Bên ngoài đường vành đai thứ tư phía nam ở Bắc Kinh, người ta đã ghi lại rằng dưới những đám mây đen bao phủ là một bầu trời đầy tuyết, kèm theo tiếng sét đánh, cả con đường sấm chớp sáng choang, chói lóa cả mắt.

Dân gian gọi hiện tượng trên là “sấm sét giữa trời tuyết”, sét đánh tháng Giêng, nhìn từ khía cạnh văn hóa dân gian Trung Quốc mà nói thì đó là điều không hề may mắn.

Ở địa phương Hồ Bắc lưu truyền một thuyết là “Chánh nguyệt đả lôi hoàng thổ đôi” (Tháng Giêng sét đánh, đất chất cao thành đồi), nghĩa là dịch bệnh đến, số người chết (mộ phần) tăng vọt. Một chương trình truyền hình ngắn vào tối ngày 14 ở Hà Nam đã tường thuật rằng, cùng với tiếng vang lớn trên bầu trời là tia sét dường như xé toạc bầu trời đêm. Không chỉ Hồ Bắc và Hà Nam, cư dân mạng ở các tỉnh khác cũng lần lượt đề cập đến địa khu nơi mình ở cũng có những hiện tượng hiếm thấy như thời tiết đảo lộn và sấm vang chớp giật trong tháng Giêng này.

7. Năm mặt trời cùng xuất hiện

Trời không có hai mặt trời, nước không thể có hai vua. Mặt trời luôn được mọi người so sánh với người đứng đầu hoặc hoàng đế của một đất nước. Ngày 14/2, tại Nội Mông xuất hiện hiện tượng thiên văn dị thường khi trên trời nhìn thấy như có 5 mặt trời. Các nhà thiên văn dự đoán rằng nhật thực sẽ xảy ra vào tháng 6/2020, vậy sau đó sẽ còn xảy đến những đại nạn gì với thế giới và Trung Quốc chúng ta hoàn toàn không rõ !?

Giống như đại ôn dịch ở La Mã cổ đại, người La Mã cổ đại bắt đầu suy nghĩ trong đau khổ, nguyên nhân gây ra bệnh dịch là gì? Đây liệu có phải là hình phạt của Chúa với những điều sai trái chúng ta đã làm? Sau đó họ phát hiện rằng, khi những tín đồ Kitô giáo bị phỉ báng, bị thiêu chết và bị ném vào đấu trường, họ đã không dùng đầu óc tỉnh táo để phân biệt giữa đúng và sai, mặc cho kẻ độc tài bức hại người tốt. Bệnh dịch là quả báo cho sự coi thường và thờ ơ của họ. Vì vậy, người La Mã bắt đầu cảm thấy hối hận. Họ mang theo thánh vật của thánh đồ Chúa Jesus đi diễu hành, bày tỏ sự sám hối chân thành vì đã giúp người xấu làm điều ác. Chẳng mấy chốc, bệnh dịch đã chấm dứt !

A Di Đà Phật 🙏🙏🙏 Nguyên Định

 FB: Ô-Hay.Vn 

Điềm Báo Của Chữ Hán Giản Thể Đã Trở Thành Sự Thực Tại Trung Quốc

Có người cho rằng, những chữ Hán giản thể giống như là một điềm báo chẳng lành. Thực ra, điềm báo của chữ Hán giản thể đã trở thành sự thực, chuẩn xác một cách đáng sợ!

Văn hóa Á Đông không hề đơn giản như bề mặt mà mọi người nhìn thấy. Từng nét lễ nghi, từng bộ trang phục, từng nét chữ đều ẩn chứa những nội hàm vô cùng sâu sắc và liên hệ mật thiết với từng hơi thở trong cuộc sống của chúng ta.

Có một nét văn hóa mà không thể không nhắc đến, chính là nội hàm thâm sâu của loại chữ viết tượng hình – Chữ Hán chính thể. Tuy nhiên, sau khi chữ Hán bị giản lược, thì những nội hàm ấy cũng bị mất đi, thay vào đó là sự lệch lạc, thậm chí biến dị. Đồng thời, chữ Hán giản thể còn mang một điềm báo chẳng lành.

Có một cư dân mạng Trung Quốc đã liệt kê ra hàng loạt các chữ Hán giản thể. Tác giả đối chiếu những chữ Hán giản thể này với các hiện tượng tai nghe mắt thấy trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Và điều nhìn thấy được khiến người ta không khỏi phải giật mình kinh ngạc.

4. Ái vô tâm

6. Tiến bất giai 7. Ứng vô tâm 8. Thính bất nhĩ

Nếu ghép các bộ này vào nhau chúng ta sẽ hiểu được hàm ý mà cổ nhân muốn gửi gắm. Khi lắng nghe một ai đó, chúng ta phải khiến người ấy cảm thấy họ quan trọng như một vị vua (chữ Vương), và lắng nghe bằng đôi tai của mình (bộ Nhĩ). Đồng thời chúng ta còn phải dồn mọi ánh nhìn và sự chú ý tới họ (chữ Thập, chữ Mục). Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, điều quan trọng nhất là phải dành trọn trái tim để cảm nhận những điều họ nói (chữ Nhất, Tâm). Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể lắng nghe trọn vẹn những thông điệp mà họ muốn truyền tải, mới biết cách thấu hiểu và trân trọng người khác.

Chữ “Thính” 听 giản thể là Thính thiếu Nhĩ: Nghe mà thiếu mất tai. Nó chỉ gồm bộ “Khẩu口” (cái miệng) và bộ “Cân斤” (cái rìu). Đại ý là không phải dùng tai, dùng mắt, hay dùng tâm để lắng nghe như văn hóa truyền thống, mà là đáp lại bằng miệng, bằng những lời búa rìu sắc nhọn.

14. Võng vô mịch 15. Hậu nhất khẩu

Ở trên chỉ là một số ít ỏi được đưa ra, nhưng cũng đủ để biết rằng chữ Hán sau khi bị giản lược thì những nội hàm tinh túy của văn hóa truyền thống Trung Hoa cũng bị mất đi, thay vào đó là sự sai lệch, biến dị. Mà điều đáng tiếc hơn cả là, sự suy đồi và trượt dốc trong xã hội, dường như cũng đã và đang diễn ra đúng theo từng sự lệch lạc trong chữ Hán giản thể đó. Vậy nên, có người Trung Quốc cho rằng, những chữ Hán giản thể này giống như là một điềm báo chẳng lành vậy!

Quạ Đen Bay Kín Trời Vũ Hán Báo Trước Điềm Họa Gì?

Khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát cũng là lúc bầu trời Trung Quốc xuất hiện những dị tượng kỳ lạ: đàn muỗi dày đặc giữa mùa đông, tuyết và mưa đá ngày đầu xuân, cự long đổ xuống đất, sấm sét xé toang màn trời, quạ đen bay lượn tìm xác chết…

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành ở Trung Quốc khiến người dân trên khắp thế giới không khỏi bàng hoàng, trong khủng hoảng tuyệt vọng chỉ mong tìm được con đường sống. Gần đây, những hình ảnh được lan truyền ra bên ngoài cho thấy vùng Nghi Xương, Hồ Bắc xuất hiện dị tượng quạ đen bay kín trời; người dân ở Bắc Kinh cũng phát hiện rằng vào mùa đông lạnh giá, những đàn muỗi lớn ồ ạt xuất hiện, thật khiến người ta không lạnh mà run. Cư dân mạng nhao nhao bình luận rằng, trời có dị tượng, là điềm không may, cho thấy sắp có đại sự phát sinh.

Tôn Kiệm bị diệt quân, quạ đen đến rỉa xác

Thời nhà Đường, vị quan đô đốc U Châu tên là Tôn Kiệm từng phát binh thảo phạt tặc khấu. Tiết Nột hay tin bèn viết cho ông một lá thư, trong thư căn dặn rằng: “Cuối tháng không thể phát binh, đây là thời điểm bất lợi nhất”. Tôn Kiệm không cho là vậy, khăng khăng nói: “Tháng 6 Tuyên Vương bắc phạt, Tiết Nột sao lại biết được? Nếu ai còn dám ngăn cản việc phát binh, ta sẽ trảm kẻ đó”.

Vào đúng ngày đội quân xuất phát bỗng có một dải mây màu trắng giống như cầu vồng buông xuống trước cửa doanh trại, sau đó lại có sao băng rơi trong quân trại. Những dị tượng này đều là điềm báo trước vận hạn, nhưng vì Tôn Kiệm quá ngạo mạn và độc đoán, chỉ muốn làm theo ý mình, nên các tướng sĩ trên dưới không một ai dám can ngăn.

Sau khi quân đội xuất phát, quạ đen và diều dâu từ đâu kéo đến bay theo sát phía sau đội quân. Kết quả, chỉ 20 ngày sau, toàn bộ binh lính của Tôn Kiệm đều bị tiêu diệt, từng đàn từng đàn quạ và diều hâu lao đến rỉa xác người…

Thái tổ Hậu Lương thấy quạ kêu, báo trước kiếp nạn sinh tử

Thời Hậu Lương, Thái tổ Chu Ôn từng đích thân dẫn binh đi chinh phạt Vận Châu, đóng quân ở Vệ Nam. Khi các tướng sĩ bước lên tháp canh để theo dõi chiến sự và địa hình, đột nhiên họ nhìn thấy đàn quạ đen bay đến đậu ở sườn dốc cất lên những tiếng thê lương. Phó sử Lý Phan nói: “Đây là tiếng quạ kêu, phải chăng chiến sự sắp có điều bất lợi?”.

Đội quân tiên phong của Thái tổ Hậu Lương do Chu Hữu Dục thống lĩnh đã bị quân của Chu Tuyên tập kích phải tháo chạy về phía nam, nhưng Thái tổ Hậu Lương lại không hay biết chuyện này, cứ thế dẫn quân tiến về phía bắc. Giữa đường đoàn quân gặp phải binh lính của Chu Tuyên, Thái tổ Hậu Lương thấy tình huống nguy hiểm bèn vội vàng thúc ngựa chạy về phía nam, tiến vào trong thôn làng, bất ngờ thấy trước mặt là một con mương vừa sâu vừa rộng.

Đương lúc hoảng hốt, Thái tổ bỗng thấy rơm rạ của cây cao lương trong hố tự động tích dồn lên, tạo thành một con đường thông ở phía trước, ông vội thúc ngựa băng qua. Phó sử Lý Phan và quận tướng Cao Hành Tư bị quân giặc giết chết, còn hậu vệ kỵ sĩ Trương Quy Vũ thì ra sức chiến đấu, không may trúng 15 mũi tên. Chỉ riêng Thái tổ Hậu Lương là may mắn trốn thoát, bảo toàn được tính mạng.

Vua tôi đến lúc này mới biết rằng quạ đen ở Vệ Nam là một điềm báo trước khi sự việc xảy ra.

Hoàng Thị làm điều xấu, chuyển sinh thành quạ đen

Thời Xuân Thu, ở nước Lỗ có người tên là Lữ Sinh sống ở Trịnh Thành. Vợ ông là Hoàng Thị mắc bệnh nặng, trước lúc lâm chung cô nói với mẹ chồng của mình rằng: “Con sắp không qua khỏi nữa rồi. Tình cảm giữa mẹ con ta rất sâu đậm, sau khi con chết nhất định sẽ tìm gặp mẹ trong mộng”.

Sau khi qua đời, Hoàng Thị quả nhiên đã hiện về báo mộng cho mẹ chồng. Cô vừa khóc vừa than với mẹ chồng rằng: “Lúc sống con đã làm những điều không nên làm, nên giờ không thể làm người được nữa mà phải chuyển sinh thành quạ. Nếu mẹ thấy con vật sống trong bụi cây hoang vu ở phía đông Trịnh Thành, khoác bộ lông cánh màu đen, cất tiếng kêu “qua qua” thì chính là con đó. Bảy ngày sau con sẽ đến thăm mẹ, mong mẹ hãy niệm tình lúc con còn sống, đừng vì thấy con là giống loài khác loài mà xua đuổi”. Nói xong liền biến mất.

Bảy ngày sau, quả nhiên có con quạ đen từ hướng đông bay đến đậu trên cây cao nơi sân nhà họ Lữ, cất tiếng bi thương hồi lâu. Mẹ chồng của Hoàng Thị khóc lóc mà rằng: “Quả nhiên giống như ta mơ thấy, con hãy đến chỗ ở của ta như lúc con còn sống đi!”. Con quạ liền bay vào trong sảnh đường, lượn đi lượn lại, cất tiếng bi ai, một lúc sau mới quyến luyến bay về phía đông.

Báng bổ Thần Phật, họa lụy thân nhân

Những năm Nguyên Hòa thời Đường Hiến Tông, có một quan viên họ Vi vì quá tôn sùng Nho giáo mà phỉ báng Phật Pháp. Vi lão gia có hai người con gái, cô cả gả cho gia đình họ Tướng Lý, cô út gả cho gia đình họ Hồ. Chồng cô cả cũng phản đối Phật Pháp giống như bố vợ vậy, trong khi chồng cô út lại đặc biệt tôn sùng giáo lý nhà Phật. Anh chuyên tâm nghiên cứu văn tự, hễ gặp được chữ tiếng Phạn liền uốn lưỡi đọc theo, càng học anh lại càng thêm kính ngưỡng Phật giáo.

Bệnh tình của cô cả mỗi lúc một trở nặng, người nhà đều vây quanh khóc lóc. Một hôm, cô bỗng ngồi dậy và gọi chồng mình đến, nói rằng: “Em gái của thiếp đã mất mấy tháng rồi, sao chàng lại không cho thiếp biết?”. Cô vừa nói vừa khóc hoài không thôi.

Chồng cô xua tay trả lời rằng: “Làm gì có chuyện ấy? Cô út chỉ bị ốm vặt, nhưng nghe nói đã khỏi rồi. Những gì nàng thấy là do quá hoảng hốt nên sinh ra ảo giác mà thôi, chớ nên đau lòng nữa. Giờ nàng đang bệnh, hãy an tâm tĩnh dưỡng mới phải”.

Cô cả không nghe chồng khuyên giải, òa khóc nói rằng: “Em gái thiếp đang ở đây, nói rằng em nó đã qua đời vào tháng 10 năm nay, hơn nữa còn tận mắt chứng kiến rất nhiều sự tình ở âm gian”.

Rồi cô kể tiếp:

“Hôm qua em gái thiếp đã đến Tây Tào của địa phủ, nghe thấy trong vách tường có người cất tiếng sám hối một cách đau đớn, rất giống giọng của tiên phụ. Lại nhìn thấy phía trên có ánh lửa bắn vào, ngọn lửa giống như sấm gió vậy. Em gái cầu xin quỷ sứ cho đi vào trong nhìn xem ngọn nguồn cụ thể thế nào nhưng không được, đành phải đứng cách xa khóc gọi tiên phụ”.

“Tiên phụ thuận theo thanh âm, lớn tiếng đáp lại rằng: ‘Bởi cha một đời phỉ báng Phật Pháp nên phải chịu hình phạt tàn khốc, ngày đêm không được nghỉ ngơi dù chỉ một khắc, các loại hình phạt nhiều không thể tính đếm. Dẫu có khuynh gia bại sản, dùng tất cả tiền tài trong nhà mà tu dưỡng phúc đức thì cũng chỉ có thể giải thoát được một phần vạn thống khổ. Kiếp nạn luân hồi không được miễn giảm, chỉ cần trong một trăm thời khắc có thể giảm được một khắc thì cha cũng cảm thấy hài lòng thỏa dạ rồi'”.

Cô cả nói với chồng: “Chàng hùa theo cha thiếp, bất kính Phật Pháp, thiếp bởi vậy mà cũng bị liên lụy, sẽ phải chịu tội hằng mấy trăm năm. Sau khi thiếp chết đi sẽ hóa thành quạ, đợi đến hôm cúng tế 14 ngày, chàng hãy mời trai tăng đến đây”.

Người chồng nghe vậy, khóc lóc nói rằng: “Nước lửa biến hóa, vạn sự vạn vật vốn là biến đổi qua lại. Chim sẻ biến thành ngao sò, con rắn biến thành chim trĩ, chim trĩ biến thành bồ câu, chim gáy biến thành diều hâu, chuột đồng biến thành ngựa, cỏ khô biến thành đom đóm, con người biến thành các loài như hổ, vượn, cá, rùa… cứ thế luân hồi mãi không dứt. Còn như nói biến thành quạ, sao ta dám nghi ngờ đây? Nhưng quạ là đi thành từng nhóm từng bầy, một bầy cũng có đến mấy chục con, làm sao ta có thể nhận ra được đâu là nàng?”.

Người vợ trả lời: “Con quạ có lông trắng ở đuôi chính là thiếp. Chàng hãy thay thiếp gửi lời đến mọi người ở thế gian rằng: Nếu làm việc xấu, khi sống có người trách phạt, chết rồi có quỷ trừng trị, đạo lý ấy không sai chạy chút nào. Tất cả đều sẽ dựa vào nguy hại sâu cạn, số lượng nhiều ít để quyết định hình phạt thế nào. Chàng không thấy những năm Thiên Bảo đất chật người đông, còn bây giờ đất rộng người thưa sao? Ấy là bởi người làm việc thiện thì ít, người làm điều ác thì nhiều, nên mới có chuyện giòi bọ trong nhà xí có trên cả vạn, con kiến dưới một viên gạch số lượng cả nghìn. Thành trì đại ấp ngày trước giờ thành ra trống trải không người, đồng không mông quạnh, nhìn thấy đâu đâu cũng đều là cỏ hoang. Lẽ nào đây không phải đã ứng nghiệm hay sao? Chàng hãy cố gắng khuyên người đời nhân lúc còn sống mà cố gắng tích đức hành thiện”.

Cô cả nói xong liền nằm xuống, đêm hôm đó đã nhắm mắt qua đời. Cả nhà đều đau đớn xót xa chờ đợi con quạ lông đuôi trắng. Ngày nhị thất, quả nhiên có mấy chục con quạ bay đến, trong đó có một con đậu ở cây cao trước sân nhà, trên đuôi có hai cọng lông trắng như tuyết vậy. Con quạ nhìn vào cửa phòng, cất tiếng kêu bi thảm, dường như đang muốn nói điều gì đó.

Già trẻ lớn bé đều nhìn theo con quạ, ai cũng không ngăn được nước mắt. Mẹ chồng đưa tay ra khấn rằng: “Con dâu ta trước lúc chết có nói rằng nó sẽ biến thành quạ, phần đuôi có mọc mấy cọng lông trắng, nếu nhà ngươi chính là con dâu ta, thì hãy bay đến đậu trên tay nào”.

Nói xong, con quạ đến liền bay đến đậu trên tay bà cụ, ăn uống rất tự nhiên giống như đã được nuôi trong nhà từ lâu lắm rồi vậy. Kể từ ngày hôm đó, ngày nào nó cũng đến xin ăn, hàng xóm xung quanh đều biết chuyện này. Mấy tháng sau, con quạ không còn đến nữa.

Trăm lần tụng niệm kinh Phật, thần tích triển hiện

Những năm đầu Trinh Quán triều đại nhà Đường, huyện úy Giang Nam là Lưu Bật từng nhìn thấy có con quạ cất tiếng kêu trên cây xanh trước nhà. Người trong vùng nói rằng: “Quạ đậu chỗ nào thì nơi ấy ắt có chuyện không may”. Lưu Bật vô cùng lo lắng sợ hãi, nghĩ cách làm sao gây dựng công đức để tiêu trừ điềm dữ này.

Một đêm nọ, Lưu Bật nằm mơ thấy có vị hòa thượng đến và nói lời ca tụng kinh Phật, sau đó khuyên ông hãy thành tâm tụng niệm một trăm lần. Lưu Bật tỉnh dậy và làm theo lời của vị hòa thượng, tụng niệm kinh thư một trăm lần.

Chính lúc đọc đến lần thứ một trăm, bỗng một trận cuồng phong từ phía đông bắc nổi lên, đánh bật gốc cây mà con quạ từng đậu, rồi cuốn văng cây đó ra ngoài thôn cách Lưu gia một đoạn khá xa. Từ đó người dân trong thôn không còn thấy quạ đen xuất hiện nữa. Lúc này Lưu Bật mới nhận ra: Thì ra Phật Pháp có uy lực không thể nghĩ bàn…

***

Theo Cổ Ngọc Văn, Epochtimes

Đây Là Điềm Báo Ở G20 Cho Thấy Bão Tố Trong Quan Hệ Mỹ Và Trung Quốc

Buổi đón tiếp ông Obama tới Hàng Châu tham dự Hội nghị G20 của chủ nhà Trung Quốc không có xe thang và nghi lễ trải thảm đỏ theo thông lệ. Sự kiện trên còn gây sốc cho toàn thế giới với màn tranh cãi không mấy đẹp mắt giữa nhân viên ngoại giao 2 phía mà phía Trung Quốc được cho là những người gây chuyện trước.

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị G20, Trung Quốc đã trải thảm đỏ đón tiếp tất cả các vị nguyên thủ quốc gia khác tới tham dự, như Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, hay Thủ tướng Anh Theresa May.

Tuy nhiên ông Obama, trong vai trò nhà lãnh đạo của nền kinh tế lớn nhất Thế giới, trong chuyến công du cuối cùng của mình tới châu Á, lại bị buộc phải bước xuống từ…cửa phụ phía đuôi của chiếc chuyên cơ Air Force One, sau khi xe thang không được điều tới khi ông hạ cánh xuống Hàng Châu vào chiều ngày thứ Bảy tuần trước.

“Sự sỉ nhục” có tính toán trước kỹ càng

Ông Jorge Guajardo, cựu Đại sứ Mexico tại Trung Quốc cho rằng đó không phải là sự cố ngoài ý muốn mà là một sự sỉ nhục có tính toán trước mà Bắc Kinh dành cho ông Obama.

“Với người Trung Quốc, một sự việc như vậy không thể là do nhầm lẫn được”, ông Guajardo nhận xét. “Tôi đã làm việc với người Trung Quốc trong vòng 6 năm. Tôi cũng từng tham gia tổ chức các chuyến viếng thăm tương tự. Trong đó có chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Mexico và 2 chuyến công du của 2 đời Tổng thống Mexico khác nhau tới Trung Quốc. Tôi biết rõ chúng diễn ra như thế nào, luôn cẩn thận, chu đáo tới từng chi tiết nhỏ, không thể là một sự nhầm lẫn được”.

“Đó là một sự sỉ nhục”, ông Guajardo nói thêm. “Một hành động thay cho lời nói rằng: ‘Ông thấy đấy, với chúng tôi ông không quá quan trọng’. Đó là một phần trong các chính sách ngạo mạn mới của Trung Quốc, nhằm khuấy động tinh thần dân tộc của người dân nước này, rằng ‘Trung Quốc đã vươn lên tầm cỡ một siêu cường'”.

Ông Guajardo cho rằng, các chính sách như vậy của Trung Quốc tỏ ra rất hiệu quả đối với quần chúng của nước này. Với trường hợp vụ “sỉ nhục” ông Obama vừa qua, cựu Đại sứ Mexico cho rằng đó là một lá bài “dân tộc chủ nghĩa” của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Đồng quan điểm với nhà ngoại giao Mexico, ông Bill Bishop – một chuyên gia về Trung Quốc thừa nhận màn tiếp đón ông Obama trông qua rất giống phía Trung Quốc cố ý khiến phái đoàn Mỹ xuất hiện trong hình ảnh yếu ớt với vai trò bị xem nhẹ.

“Quả thật nó giống với một màn sỉ nhục”, ông Bishop cho biết. “Coi này, chúng tôi có thể buộc Tổng thống Mỹ phải bước ra từ đuôi máy bay”.

Clip quan chức ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng quát nạt đồng nghiệp trong phái đoàn Mỹ (Video: Youtube)

Ông Bishop nhấn mạnh rằng không có bằng chứng nào đủ để khẳng định trung quốc cố tình gây ra sự cố trên, mọi chuyện hoàn toàn có thể chỉ là một sự thổi phồng của giới truyền thông, như cách mà phía Trung Quốc giải thích.

Nhưng việc Trung Quốc mất cả năm trời chuẩn bị cho sự kiện quan trọng trên để rồi đột nhiên để xảy ra một sự cố với chỉ duy nhất một vị nguyên thủ quốc gia là điều rất khó tin.

Giải thích sự cố trên với tờ SCMP, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định việc không có xe thang và thảm đỏ đón ông Obama là do chính phái đoàn Mỹ từ chối.

“Trung Quốc chả có lợi gì qua việc đối đãi không tốt với Tổng thống Obama”, quan chức trên cho biết.

“Trung Quốc luôn tiến hành nghi lễ trải thảm đỏ với tất cả mọi nguyên thủ quốc gia tới thăm, tuy nhiên phía Mỹ phàn nàn rằng người lái xe không nói tiếng Anh và không hiểu chỉ thị về an ninh từ phía họ, nên Trung Quốc đề nghị rằng chúng tôi sẽ cung cấp cho họ một người phiên dịch ngồi cạnh người lái xe; tuy nhiên phía Mỹ từ chối lời đề nghị đó và nói luôn rằng họ không cần xe thang cùng với nghi lễ trải thảm đỏ tại sân bay”, vị quan chức giấu tên nói với SCMP.

“Điềm xấu” cho người kế nhiệm ông Obama

Về phần mình, Tổng thống Obama đã đưa ra câu trả lời rất “ngoại giao” khi được hỏi về sự cố trên.

“Tôi sẽ không thổi phồng tầm quan trọng của sự cố tại sân bay Hàng Châu”, ông Obama phát biểu trong một cuộc họp báo tại thành phố Hàng Châu, bên lề sự kiện Hội nghị G20. “Sự cố như vậy không chỉ xảy ra ở mỗi Trung Quốc mà còn cả nhiều nơi khác, đôi lúc là cả các đồng minh của Mỹ”.

“Đoàn chúng tôi có rất nhiều máy bay, nhiều trực thăng, xe cộ và nhiều nhân sự. Nếu bạn là nước chủ nhà, đôi lúc có thể bạn sẽ thấy bị quá tải”, ông Obama nhận xét.

Tuy nhiên, theo nhận định của tờ Washington Post, mọi chuyện không chỉ đơn thuần là một sự cố như vậy, mà nó cho thấy hố sâu ngăn cách giữa Mỹ và Trung Quốc về mặt ngoại giao.

Trong khi đó, trên thực tế, 2 nền kinh tế lớn nhất của Thế giới hiện vẫn đang thất bại trong việc tìm được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề, như các tranh chấp chủ quyền trên biển, an ninh mạng, thương mại và cả nhân quyền.

Cuộc cãi vã giữa nhân viên ngoại giao 2 bên vừa qua có thể chỉ là một hành động bộc phát, nhưng có thể xem là một ví dụ nhãn tiền cho thấy sự khác biệt lớn về quan điểm giữa 2 phía.

“Không có nhiều thay đổi kể từ chuyến thăm ‘đầy sóng gió’ của ông Obama tới Trung Quốc vào năm 2009”, Washington Post nhận xét.

Trung Quốc và Mỹ hiện đều tránh công khai bày tỏ một thái độ có phần “thù địch”. Tuy nhiên cách tiếp cận này lại làm gia tăng nghi ngờ, khiến 2 nước ngày càng mất kiên nhẫn với nhau.

Các quốc gia xung quanh Trung Quốc đều bày tỏ sự quan ngại trước sự trỗi dậy của nước này, nhưng lại không đủ tin tưởng rằng Mỹ là một đối trọng đủ sức để kiềm tỏa.

Vẫn đề cán cân quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung có thể sẽ là vấn đề khó khăn nhất mà người kế nhiệm ông Obama phải đương đầu tại châu Á. Cái cách mà vị Tổng thống Mỹ tương lai dàn xếp mối quan hệ này có thể sẽ định hình tương lai khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới.

Nếu chuyến thăm lần này của ông Obama có thể coi là một dấu hiệu, thì dấu hiệu đó cho thấy tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không được cải thiện trong một sớm một chiều.

10 câu nói của bà Michelle Obama truyền cảm hứng cho hàng triệu phụ nữ

Những quả dưa hấu vuông của người Nhật có gì đặc biệt khiến tổng thống Obama phải nhắc đến?

Báo Khoa học & Đời sống: Luyện Pháp Luân Công, bác sĩ tim vượt ‘cửa tử’

Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Điềm Lạ Thường Ở Trung Quốc Trước Đại Dịch Vũ Hán trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!