Xu Hướng 6/2023 # Bệnh Glaucoma (Cườm Nước) Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị # Top 6 View | Gdcn.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bệnh Glaucoma (Cườm Nước) Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Glaucoma (Cườm Nước) Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh Glaucoma (miền Nam gọi là cườm nước, miền Bắc gọi là thiên đầu thống) hay chứng tăng nhãn áp là một tình trạng nơi thần kinh thị giác kết nối mắt với não bị tổn thương. Bệnh có thể dẫn đến mất thị lực nếu không phát hiện và điều trị sớm.

Glaucoma thường xảy ra khi chất lỏng trong mắt không thể thoát ra ngoài, làm tăng áp lực bên trong mắt và gây áp lực lên dây thần kinh thị giác. Bệnh khá phổ biến, tuy nhiên bệnh không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, vì thế rất khó nhận ra.

Chứng tăng nhãn áp có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng phổ biến nhất ở người lớn ở độ tuổi 70 và 80.

Glaucoma là một nhóm các bệnh gây tổn thương không hồi phục thần kinh thị giác và có thể dẫn đến mất thị lực và mù lòa. Các dây thần kinh thị giác là một bó với hơn 1 triệu sợi thần kinh có nhiệm vụ kết nối võng mạc vào não.

Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, bệnh nhân có thể tránh khỏi mất thị lực và thị trường nghiêm trọng.

Điều này có thể do bẩm sinh hoặc do tổn thương bên trong mắt. Tăng áp suất thủy dịch có thể dẫn tới bệnh Glaucoma tuy nhiên không phải ai cũng bị Glaucoma khi mắc chứng tăng áp suất thủy dịch. Một số nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Glaucoma bao gồm:

Tuổi tác: khoảng 10 người trên 75 tuổi có 1 người bị mắc bệnh Glaucoma.

Dân tộc: những người có nguồn gốc châu Phi, Caribbean hoặc châu Á có nguy cơ cao bị bệnh Glaucoma hơn những người ở nơi khác.

Di truyền

Việc thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ sẽ giúp phát hiện và ngăn ngừa bệnh Glaucoma

Các loại bệnh Glaucoma Glaucoma góc mở

Đây là hình thức phổ biến nhất của bệnh Glaucoma. Người bị bệnh Glaucoma góc mở bị tắc nghẽn không hoàn toàn ở góc thoát thuỷ dịch của mắt khiến tăng áp suất mắt.

Điều này lâu ngày sẽ khiến các dây thần kinh thị giác bị tổn thương. Quá trình này diễn ra từ từ và không gây đau đớn. Điều này khiến bệnh nhân khó nhận biết được triệu chứng bệnh.

Glaucoma góc đóng hay tăng nhãn áp góc đóng hay dân gian gọi là thiên đầu thống. Bệnh xảy ra khi góc thoát thuỷ dịch của mắt bị đóng hoàn toàn.

Điều này khiến cho mắt bị gia tăng áp suất đột ngột, rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Người bị Glaucoma góc đóng thường đau mắt, đau đầu, xuất hiện quầng sáng xung quanh khi nhìn vào bóng đèn, buồn nôn… Khi gặp phải các triệu chứng này, cần đưa người bệnh đi đến bệnh viện ngay.

Các dạng bệnh Glaucoma

– Exfoliation syndrome (hội chứng giả bong bao): giống như tăng nhãn áp góc mở nhưng các chất màu trắng trên thủy tinh thể và góc thoát thủy dịch bị tích tụ bất thường. Những chất này kết hợp với các sắc tố từ phía sau mống mắt khiến kênh thoát thuỷ dịch bị tắc nghẽn.

– Bệnh tăng nhãn áp sắc tố: bệnh thường gặp ở người mắc chứng cận thị hoặc trẻ em. Người bệnh bị tắc kênh thoát thủy dịch của mắt do các hạt sắc tố bị vỡ từ các tế bào lót mặt sau của mống mắt.

Triệu chứng bệnh Glaucoma

Nếu không điều trị, người bị tăng nhãn áp sẽ dần dần mất đi tầm nhìn ngoại vi, giống như đang nhìn qua một đường hầm. Theo thời gian, tầm nhìn thẳng về phía trước có thể giảm xuống cho đến khi không còn tầm nhìn. Chứng tăng nhãn áp có thể được phát hiện khi:

– Kiểm tra thị lực. Thử nghiệm biểu đồ mắt giúp đo lường mức độ bạn nhìn thấy ở những khoảng cách khác nhau.

– Kiểm tra khả năng nhìn ngoại vi: kiểm tra tầm nhìn ngoại vi giúp bác sĩ xác nhận triệu chứng mất tầm nhìn ngoại vi một dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp.

– Soi cấu trúc trong mắt: Bác sĩ sử dụng một ống kính lúp đặc biệt để kiểm tra võng mạc và thần kinh thị giác để phát hiện các vấn đề về mắt.

– Đo nhãn áp: là phép đo áp suất bên trong mắt bằng cách sử dụng một dụng cụ đặc biệt giúp phát hiện bệnh tăng nhãn áp.

– Kiểm tra giác mạc là phương pháp đo độ dày của giác mạc.

Điều trị Glaucoma

– Các loại thuốc, dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc viên, làm giảm áp lực cho mắt bằng cách giúp chất lỏng thoát ra từ mắt. Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc, phải được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa mắt để tránh tác dụng phụ.

Vì bệnh tăng nhãn áp thường không có triệu chứng, nên bệnh nhân thường ngưng uống hoặc quên uống thuốc. Nếu quyết định sử dụng thuốc, hãy lên một lịch trình uống thuốc cụ thể.

– Phẫu thuật bằng Laser: Bác sĩ sẽ dùng laser argon để tạo hình vùng bè (trabeculoplasty), quá trình lành vết thương sẽ co kéo lớp sợi collagen vùng bè làm tăng thoát lưu thủy dịch.

– Phẫu thuật thông thường: tạo cho một lỗ hở cho chất dịch ra khỏi mắt. Bác sĩ sử dụng các công cụ phẫu thuật để tạo ra một lỗ nhỏ dưới kết mạc (lớp xung quanh mắt). Các chất lỏng tích tụ có thể chảy qua lỗ, và sau đó hấp thụ vào máu.

Phòng ngừa Glaucoma

Không có phương pháp nào phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp. Tuy nhiên nếu được chuẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm và ngăn chặn tổn thương thần kinh thị giác. Nếu không điều trị, bệnh tăng nhãn áp có thể dẫn đến mù loà.

– Glaucoma góc mở không thể phòng ngừa, nhưng nếu được chuẩn đoán và sớm điều trị có thể ngăn ngừa suy giảm thị lực.

– Glaucoma góc đóng, có khả năng phòng ngừa. Một thủ thuật cắt mống mắt chu biên được thực hiện trong giai đoạn đầu của bệnh (khi mắt có góc đóng, nhưng vẫn chưa phát triển thành bệnh tăng nhãn áp) sẽ giúp ngăn ngừa mù lòa.

Thường xuyên đi khám mắt 1 đến 2 lần trong một năm để phát hiện những dấu hiệu bệnh Glaucoma và các bệnh về mắt khác. Luôn chọn bệnh viện mắt uy tín để khám và điều trị các bệnh về mắt. Hiện bệnh viện mắt Sài Gòn là một trong những bệnh viện uy tín, chuyên chữa trị các bệnh về mắt. Với hơn 15 năm phát triển, bệnh viện đã nhận được sự tín nhiệm của người dân trong nước và kiều bào nước ngoài.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ths.BS Nguyễn Trần Quốc Hoàng

Giọng Mũi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Mỗi người sẽ có những đặc trưng về giọng nói khác nhau. Giọng cao, giọng trầm, giọng đanh thép, giọng nhỏ nhẹ là những kiểu giọng nói ta có thể gặp hàng ngày. Một số người còn có giọng nói giống như là họ đang bị nghẹt mũi vậy. Nếu bạn đang thắc mắc về kiểu giọng mũi này thì đây là bài viết dành cho bạn. 

1. Các cấu trúc giúp hình thành giọng nói 

Giọng nói của bạn được tạo bên bởi luồng khí đi lên từ phổi, qua hai dây thanh ở cổ và đi đến họng miệng. Tại đây, âm thanh sẽ được cộng hưởng nhờ các khoảng không ở mũi miệng tạo nên chất lượng âm thanh khi thoát ra ngoài. 

Ở đây chúng ta cần chú ý đến vai trò của vùng mô mềm quanh lưỡi gà. Khi chúng ta dùng phần sau của lưỡi chạm lên phía trên thì đó là vị trí lưỡi gà. Lưỡi gà nằm ngay ở chỗ ngã ba, nơi mà không khí hoặc là đi lên mũi hoặc là đi ra miệng. Tùy vào vị trí của lưỡi gà mà không khí sẽ được cho lên mũi hoặc ra miệng, giống như hoạt động của một cái van. Nếu van này không hoạt động đúng thì nó sẽ tạo ra thay đổi trong giọng nói. 

Có 2 kiểu giọng mũi: 

Giọng mũi ít (Hyponasal). Có quá ít không khí đi lên mũi khi bạn nói chuyện. Kết quả là âm thanh không có đủ cộng hưởng (độ vang). 

Giọng mũi nhiều (Hypernasal). Có quá nhiều không khí đi lên mũi khi bạn nói chuyện. Lượng khí này làm cho âm thanh bạn tạo ra có quá nhiều cộng hưởng. 

Nếu bạn cần tư vấn về vấn đề giọng mũi. Đặc biệt nếu tình trạng này mới xuất hiện, hãy liên hệ bác sĩ tai mũi họng. Nhiều nguyên nhân gây ra giọng mũi có thể điều trị được. 

2. Giọng mũi nghe như thế nào? 

Giọng mũi ít nghe giống như khi bạn đang bị nghẹt mũi. Bạn có thể tạo âm thanh tương tự bằng cách bịt mũi lại khi nói chuyện. 

Bạn có thể có những triệu chứng khác đi kèm với giọng mũi ít như: 

Nghẹt mũi, chảy mũi.

Khó thở bằng mũi.

Dịch chảy ra từ mũi.

Đau họng. 

Ho.

Mất cảm giác mùi vị. 

Đau quanh mắt, má và trán. 

Nhức đầu.

Ngủ ngáy.

Hơi thở hôi.

Giọng mũi nhiều nghe giống như khi bạn phát âm chữ “ng” mà không mở miệng. Lúc này lưỡi gà sẽ ép sát vào lưỡi, chặn không cho khí ra miệng mà đi lên mũi. 

Bạn có thể có những vấn đề khác đi cùng với giọng mũi nhiều như: 

Khó phát âm các phụ âm cần lực hơi nhiều, như p, t, và k.

Khí thoát ra mũi khi phát âm các âm như x, s và ch.

3. Nguyên nhân gây ra giọng mũi

Có một số yếu tố tác động đến chất lượng giọng nói. Các yếu tố này bao gồm kích cỡ và hình dạng của miệng, mũi, và họng, và sự di chuyển của không khí qua những cấu trúc này. 

Giọng mũi ít thường là do tắc nghẽn ở mũi. Tắc nghẽn này có thể là tạm thời – chẳng hạn như khi bạn bị cảm lạnh, viêm xoang hay dị ứng. 

Hoặc nguyên nhân có thể là do một bất thường cấu trúc chẳng hạn như: 

Amidan hoặc VA phì đại.

Vẹo vách ngăn mũi. 

Khối polyp ở mũi. 

Nguyên nhân chủ yếu gây ra giọng mũi nhiều là do các bất thường ở vùng mô mềm quanh lưỡi gà. Có 3 kiểu bất thường chính: 

Bất thường cấu trúc gây ra do mô mềm quanh lưỡi gà ngắn quá.

Mất chức năng hoạt động khi mà cái van lưỡi gà không đóng mở hoàn toàn được do vấn đề về sự di động.

Sử dụng sai cách khi mà trẻ em không học đúng cách điều khiển cho không khí đi qua vùng mũi miệng. 

Những bất thường này còn gọi là rối loạn cộng hưởng. Nguyên nhân của các bất thường này bao gồm: 

Phẫu thuật nạo VA. Đây là phẫu thuật nhằm loại bỏ khối mô nằm ở cửa sau của mũi. Vì vậy, phẫu thuật này tạo nên một khoảng không lớn hơn phía sau họng khiến cho không khí có thể thoát lên mũi nhiều hơn. 

Hở hàm ếch. Đây là một dị tật bẩm sinh xảy ra khi miệng của em không được hình thành đầy đủ trong thời kì mang thai. Phẫu thuật điều trị vấn đề này thường được thực hiện trước 1 tuổi. Tuy nhiên khoảng 20 phần trăm trẻ bị hở hàm ếch vẫn có vấn đề về giọng nói sau phẫu thuật. 

Vùng mô mềm quanh lưỡi gà bị ngắn. Điều này tạo ra khoảng không lớn ở đằng sau họng làm cho không khí dễ bị thoát qua hơn. 

Bất thường về di truyền. Một số bất thường về di truyền có thể tác động đến sự phát triển của nhiều bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là ở đầu và cổ. Điều này có thể gây ra hở hàm ếch và các bất thường khác. 

Chấn thương não hay bệnh lý thần kinh. Một bệnh lý hay chấn thương ở não như bại não có thể khiến cho vùng mô mềm quanh lưỡi gà không thể di động hợp lý. 

Sử dụng sai cách. Một số trẻ không được học phát âm đúng cách.  

4. Điều trị vấn đề giọng mũi như thế nào?  

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên nguyên nhân gây ra vấn đề giọng mũi. 

4.1 Thuốc

Thuốc giảm nghẹt mũi, giảm dịch tiết, kháng viêm có thể làm giảm triệu chứng ở mũi do dị ứng, viêm xoang hay lệch vách ngăn. Kháng sinh có thể được dùng nếu viêm xoang không cải thiện và bị vi khuẩn tấn công. 

4.2 Phẫu thuật 

Nhiều bất thường cấu trúc gây ra giọng mũi có thể được sửa chữa bằng phẫu thuật: 

Cắt amiđan hay nạo VA.

Chỉnh hình vách ngăn mũi.

Phẫu thuật nội soi mũi xoang.

Chỉnh hình các mô mềm ở vùng mũi họng, lưỡi gà.

Phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ khoảng 12 tháng tuổi.

4.3 Trị liệu giọng nói

Bạn có thể được trị liệu giọng nói trước hay sau mổ. Cũng có khi bạn chỉ cần trị liệu giọng nói mà không cần mổ. Các chuyên gia về giọng nói – ngôn ngữ sẽ đánh giá giọng nói trước và sau đó đưa ra các điều trị tốt nhất cho bạn. 

Các bài tập trị liệu giọng nói giúp bạn thay đổi cách di chuyển môi, lưỡi và hàm để phát âm chính xác. Bạn cũng sẽ được học cách kiểm soát tốt hơn vùng mô mềm quanh lưỡi gà.   

Giọng nói là đặc trưng của mỗi người. Giọng mũi không phải lúc nào cũng là xấu, đặc biệt nếu nó không đi kèm bệnh lý gì cả. Nếu thực sự quá lo lắng, bạn hãy đến gặp bác sĩ để có được sự tư vấn tốt nhất. 

Bệnh Phụ Khoa Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị.

Theo nghiên cứu của bộ y tế thì có khoảng hơn 70% phụ nữ bị bệnh phụ khoa và thường bị tái phát nhưng không biết nguyên nhân, dấu hiệu cũng như điều trị đúng cách. Vậy bệnh phụ khoa là gì? Các bệnh phụ khoa chị em thường gặp là những bệnh nào?

1. Bệnh phụ khoa là gì?

Bệnh phụ khoa là tất cả các bệnh lý thuộc cơ quan sinh dục của người phụ nữ như: – Âm hộ bao gồm môi lớn, môi bé, vùng tiền đình… là những phần có thể quan sát bên ngoài – Âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng, hệ thống dây chằng… có thể quan sát và cảm nhận được qua việc thăm khám bằng mỏ vịt, bằng tay và siêu âm Bệnh phụ khoa có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của phụ nữ. Đặc biệt đối với sức khỏe sinh sản với các biểu hiện như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng…

2. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh phụ khoa thường gặp: 2.1. Viêm âm đạo:

Bệnh thường dẫn đến tình trạng tiết dịch, bị ngứa và đau ở vùng kín. Nguyên nhân bệnh phụ khoa này chính gây ra là do sự thay đổi môi trường âm đạo khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Nồng dộ estrogen giảm(sau mãn kinh) và một số rối loạn về da cũng có thể gây ra viêm âm đạo. Có 3 loại viêm âm đạo phổ biến nhất là: Trichomoniasis,viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng nấm men. Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất là: – Thay đổi màu và mùi hay lượng huyết trắng. – Âm đạo ngứa hoặc rát. – Đau khi quan hệ tình dục. – Đau khi đi tiểu. – Xuất huyết âm đạo nhẹ.

2.2. U xơ cổ tử cung:

Có nhiều chị em bị u xơ tử cung mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Trong trường hợp này thì đó có thể là dấu hiệu đã bị ảnh hưởng bởi vị trí, kích thước và số lượng của khối u xơ tử cung, Dấu hiệu phổ biến của u xơ tử cung là: – Táo bón – Chảy nhiều máu hơn vào kì kinh nguyệt. – Thường xuyên đi tiểu. – Đau lưng hoặc đau chân. – Kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần. – Đau cấp tính là khi khối u mất nguồn cung máu và bắt đầu chết đi. Tuy là khối u lành tính và không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của chị em, có nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn nếu không được điều trị sớm.

2.3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung:

Viêm lộ tuyến tử cung được gây ra bởi các kích thích, nhiễm trùng hay tổn thương tế bào lót cổ tử cung. Những mô bị kích thích hoặc nhiễm bệnh sẽ sưng đỏ, chảy nước nhày và mủ thậm chí là chảy máu khi chạm vào. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này: bệnh lậu, herpes sinh dục, mất cân bằng vi khuẩn hay hoormon, kích ứng với băng vệ sinh hoặc bao cao su,… Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung ít khi gây ra những triệu chứng rõ ràng, chỉ phát hiện bản thân bị bệnh sau khi khám phụ khoa định kỳ. Các dấu hiệu, triệu chứng bệnh phụ khoa viêm lộ tuyến cổ tử cung bao gồm: – Khí hư màu vàng hoặc xám nhạt – Sốt. – Đau bụng. – Đau đớn khi quan hệ tình dục. – Âm đạo bị xuất huyết bất thường sau quan hệ tình dục, giữa các kì kinh nguyệt, … – Đi tiểu thấy khó khăn, đau hoặc thường xuyên.

2.4. Rối loạn kinh nguyệt:

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chu kì kinh nguyệt có sự thay đổi về vòng kinh, lượng máu và số ngày hành kinh. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường xuất hiện khi có sự thay đổi trong phương pháp tránh thai, mất cân bằng nội thiết tố, thay đổi nội tiết tố và thời kỳ mãn kinh,… Triệu chứng là chu kì kéo dài hơn 35 ngày hoặc thay đổi không đồng nhất. Lượng máu bị thay đổi hoặc thường xuyên xuất hiện những cục máu đông có đường kính trên 2,5 cm cũng là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.

2.5. U nang buồng trứng:

U nang buồng trứng là những túi chứa chất lỏng được gọi là u nang sẽ phát triển trên buồng trứng. Có nhiều loại u nang buồng trứng nhưng có 2 loại chính là: u nang buồng trứng cơ nang, u nang buồng trứng thực thể. Những triệu chứng mà khi u nang phát triển đến kích thước nhất định: – Đau ngực. – Buồn nôn và nôn. – Đầy hoặc sưng bụng. – Đau ruột khi hoạt động. – Đau vùng xương chậu trước hoặc trong chu kì kinh nguyệt. – Đau khi quan hệ tình dục. – Đau ở lưng dưới hoặc đùi.

2.6. Polyp cổ tử cung:

Polyp cổ tử cung là những khối u nhỏ, mọc kéo dài trên cổ tử cung. Với tình trạng bình thường có một hoặc nhiều nhất là ba polyp. Bệnh thường hay gặp ở những phụ nữ từ 40 – 50 tuổi và phụ nữ mang thai. Bệnh được coi là lành tính, không phải và không phát triển thành ung thư. Với trường hợp, âm đạo tiết dịch bất thường: màu trắng hoặc vàng. Hoặc những kì kinh nguyệt chảy nhiều máu và kéo dài thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Những trường hợp sau thì bạn cũng cần lưu ý khi âm đạo chảy máu trong: – Giữa các kì kinh nguyệt. – Sau khi quan hệ tình dục. – Sau khi thụt rửa âm đạo. – Sau thời kì mãn kinh.

2.7. Ung thư cổ tử cung:

Ung thư cổ tử cung được hình thành khi tế bào ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu phát triển bất thường và khó kiểm soát, tập hợp thành một khối u lớn. U lành tính thường không lan rộng hoặc không có hại. Tuy nhiên, các khối u các tính sẽ lây lan nhanh và phát triển thành bệnh ung thư đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi 20-30 nhưng khi được phát hiện thấy bệnh thì thường ở độ tuổi 50. Ở giai đoạn đầu tiên, bệnh sẽ không gây ra nhiều đau đớn hay các triệu chứng thông thường như các bệnh phụ khoa khác. Vì vậy, các chị em cần thường xuyên đi khám phụ khoa để phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm. Một số triệu chứng của ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện: – Đau khi quan hệ tình dục; – Xuất huyết âm đạo bất thường giữa các kì kinh nguyệt , sau khi quan hệ tình dục, , sau khi mãn kinh, … – Đau vùng xương chậu; – Huyết trắng có mùi; – Kì kinh nguyệt kéo dài hoặc nặng hơn bình thường; – Đi tiểu khó, đau hoặc chảy máu – Buồn nôn, nôn; – Táo bón; – Giảm cân, thèm ăn, mệt mỏi, …

3. Cách phòng tránh bệnh phụ khoa:

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, bệnh phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến khả năng sinh sản ở nữ giới. Bởi thế, các chị em cần có những kiến thức cơ bản để các cách phòng tránh bệnh phụ khoa hiệu quả: – Không quan hệ tình dục khi bị mắc bệnh phụ khoa, quan hệ chung thủy, nên sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục. – Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách không thụt rửa quá sâu, thường xuyên thay băng vệ sinh trong thời kỳ đèn đỏ, không mặc quần chặt. – Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, không sử dụng các chất kích thích, bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho cơ thể. – Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. – Tránh tình trạng tái phát lại nhiều lần, chị em cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng pháp đồ điều trị của bác sỹ, không bỏ dở hay ngắt quãng khi đang đi điều trị.

Từ ngày 01/04 – 30/04 , khi thăm khám phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, các chị em sẽ được hưởng ngay ưu đãi như: – Miễn phí khám – Giảm 30% phí dịch vụ phẫu thuật điều trị u xơ tử cung/u nang buồng trứng

Chảy Nước Mũi Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên nhân gây chảy nước mũi

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai ai cũng đã từng trải qua những lần bị chảy nước mũi. Chúng khiến ta khó thở, ngứa mũi, thậm chí gây mệt mỏi, ngại giao tiếp. Quả là một triệu chứng khó chịu phải không?

Cấu tạo hốc mũi: Được lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt được bao phủ thảm nhầy chức năng bảo vệ nhờ có tác dụng giữ bụi bẩn và các loại vi khuẩn sau đó vận chuyển ra phía sau và xuống họng.

Một khi lớp mô trong hốc mũi bị kích thích bởi các yếu tố như hóa chất, viêm nhiễm, khối u, dị vật… làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất, dịch tiết nhiều hơn bình thường gây hiện tượng chảy nước mũi.

Cách trị chảy nước mũi hiệu quả Tham khảo ý kiến bác sỹ

Nếu bạn đang gặp rắc rối với nước mũi và nghẹt mũi, rất có thể là do các vi khuẩn đã phát triển và làm tắc xoang mũi, dẫn đến viêm xoang.

Dấu hiệu của viêm xoang bao gồm xoang áp, nghẹt mũi, đau hoặc đau đầu kéo dài quá 7 ngày.

Nếu bị sốt, bạn có thể đã bị viêm xoang.

Rửa mũi thường xuyên

Bình rửa mũi là dụng cụ có hình dáng giống như một ấm trà nhỏ. Nếu sử dụng đúng cách, bình rửa mũi có thể giúp đẩy nước mũi và các chất gây kích ứng ra khỏi mũi và bổ sung độ ẩm cho xoang mũi.

Bình rửa mũi sẽ phát huy tác dụng khi bạn để nước trong bình (nước muối hoặc nước cất) chảy vào một bên mũi và chảy ra ở mũi bên kia, giúp loại bỏ các chất gây kích ứng và vi trùng.

Cho khoảng 100 ml nước muối vào bình, sau đó nghiêng đầu vào chậu rửa mặt và đặt vòi của bình rửa vào lỗ mũi phía trên.

Rót nước trong bình vào lỗ mũi và để nước chảy ra ở lỗ mũi còn lại. Lặp lại quy trình này với lỗ mũi bên kia.

Đây là quá trình rửa mũi vì bạn dùng chất lỏng để làm sạch mũi, loại bỏ nước mũi và chất gây kích ứng khiến cơ thể tiết nước mũi nhiều hơn. Bạn có thể dùng bình rửa mũi một hoặc hai lần mỗi ngày.

Bình rửa mũi cũng có tác dụng tăng độ ẩm và khiến xoang mũi cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể mua bình tại các hiệu thuốc với chi phí thấp mà không cần đơn của bác sĩ. Hãy nhớ rửa sạch bình sau mỗi lần sử dụng.

Rửa mũi bằng nước muối

Nếu bạn muốn tự làm dung dịch rửa mũi, hãy dùng nước cất hoặc nước tiệt trùng. Bạn cũng có thể dùng nước đun sôi để nguội nhưng tuyệt đối không dùng nước lấy trực tiếp từ vòi vì nước này có thể chứa chất bẩn và chất kích ứng.

Dùng khoảng 200 ml nước, 1/4 thìa cà phê muối ăn dạng hạt và 1/4 thìa cà phê muối nở. Lưu ý, không dùng muối tinh thông thường. Khuấy đều cho tan muối và đổ dung dịch vào bình rửa.

Bạn có thể bảo quản dung dịch nước muối đã pha trong vòng 5 ngày trong chai/lọ đậy kín và để trong tủ lạnh. Trước khi dùng, lấy dung dịch ra khỏi tủ lạnh và chờ đến khi dung dịch đạt được nhiệt độ phòng.

Chườm nóng cho vùng mặt

Chườm nóng có thể giúp giảm đau do xoang áp gây ra, làm loãng nước mũi và giúp nước mũi chảy ra khỏi xoang mũi dễ dàng hơn.

Làm ướt một chiếc khăn nhỏ hoặc một miếng vải bằng nước nóng, sau đó đặt khăn lên mặt ở chỗ bạn cảm thấy nhiều áp lực nhất.

Nhìn chung, bạn có thể đặt khăn lên vùng mắt, lông mày, mũi và gò má (nửa trên của khuôn mặt).

Sau mỗi vài phút, làm nóng lại khăn và tiếp tục đắp lên mặt để giảm đau và áp lực.

Kê cao gối một chút khi ngủ

Việc này giúp khoang mũi được thông thoáng trong đêm và ngăn nước mũi tích tụ trong mũi.

Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh và phòng chống viêm xoang do cơ thể tiết quá nhiều nước mũi trong xoang mũi.

Tăng độ ẩm trong phòng của bạn

Không khí khô có thể là một chất kích ứng, gây ra nhiều vấn đề cho xoang mũi như chảy nước mũi và nghẹt mũi.

Máy tạo độ ẩm có 2 loại chính: tạo sương lạnh và tạo hơi ấm, mỗi loại lại có nhiều biến thể khác nhau. Nếu bạn bị khô mũi, dẫn đến khó chịu, kích ứng và chảy nước mũi, hãy xem xét sử dụng máy tạo ẩm tại nhà.

Các loại cây trồng trong nhà cũng có tác dụng tăng độ ẩm trong không khí. Bạn có thể sử dụng cây trồng trong nhà như một giải pháp thay thế hoặc bổ sung cho máy tạo ẩm.

Cách đơn giản khác để tăng độ ẩm tạm thời bao gồm hơi nước bốc lên từ nước đun sôi trên bếp, mở cửa phòng tắm, xả nước nóng hoặc phơi quần áo trong nhà.

Xông hơi mặt

Hơi nước làm loãng dịch nhầy ở ngực, mũi và họng, giúp bạn đẩy dịch nhầy ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.

Đun sôi một ấm nước sau đó đưa mặt vào gần miệng ấm và hít thở với hơi nước bốc lên trong vài phút.

Dùng một chiếc khăn đủ lớn đề chùm lên đầu, giúp hơi nước tập trung lại để bạn hít thở được nhiều hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tắm nước nóng để làm loãng nước mũi.

Giữ nhà cửa, không gian sống sạch sẽ

Việc tiếp xúc với chất phơi nhiễm như khói, thay đổi nhiệt độ đột ngột, mùi hóa chất mạnh, có thể khiến xoang mũi tiết nhiều nước mũi hơn. Đôi khi, nước mũi sẽ chảy ngược vào họng (được biết đến là hội chứng chảy dịch mũi sau), các chất gây kích ứng còn có thể khiến phổi tiết ra dịch nhầy gọi là đờm. Bạn có thể sẽ muốn ho để tống đờm ra khỏi cơ thể.

Bỏ hút thuốc nếu bạn đang hút thuốc. Cố gắng tránh tiếp xúc với khói thuốc, kể cả trực tiếp và gián tiếp.

Nếu bạn biết chắc đó chính là một trong những nguyên nhân gây chảy nước mũi, hãy tránh đốt rác trong vườn hoặc đứng ngược chiều gió khi đốt lửa trại.

Các chất gây ô nhiễm khác mà chúng ta hít phải cũng có thể gây ra rắc rối cho xoang mũi. Hãy cẩn thận với bụi, lông của vật nuôi, các loại men và nấm mốc tại nhà và nơi làm việc. Thay các loại lưới lọc không khí (trong điều hòa chẳng hạn) thường xuyên để giảm thiểu các chất gây kích ứng trong nhà.

Khí thải, hóa chất sử dụng trong công việc và ngay cả sương khói cũng có thể kích thích quá trính tiết dịch mũi giống như chất gây dị ứng. Hiện tượng này được gọi là viêm mũi không do dị ứng.

Đeo khẩu trang khi ra đường

Nếu công việc đòi hỏi bạn phải làm việc trong môi trường nhiệt độ lạnh, dịch mũi sẽ được tích tụ nhiều hơn trong xoang mũi và chảy ra ngoài khi bạn đến một môi trường ấm hơn.

Thực hiện các biện pháp giữ ấm cho vùng mặt và mũi nếu bạn phải ra ngoài khi trời lạnh.

Đội mũ ôm đầu để giữ ấm cho phần đầu và xem xét sử dụng khẩu trang hoặc mặt nạ (loại trùm đầu giống như mặt nạ trượt tuyết) để giữ ấm cho phần mặt.

Xì mũi thật nhẹ

Tuy nhiên, có một số chuyên gia cho rằng việc xì mũi đôi khi có hại hơn là có lợi.

Xì mũi nhẹ nhàng, từng bên một.

Xì mũi quá mạnh có thể tạo thành những lỗ nhỏ ở xoang mũi. Nếu trong mũi đã có sẵn vi khuẩn hoặc chất kích ứng không mong muốn, việc hỉ mũi sẽ khiến cho vi khuẩn hoặc các chất này càng đi sâu hơn vào trong xoang mũi.

Luôn dùng dụng cụ sạch (khăn hoặc khăn giấy) để xì mũi và phải rửa tay thật sạch sau đó để tránh phát tán vi khuẩn hoặc vi trùng gây bệnh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Glaucoma (Cườm Nước) Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!