Xu Hướng 3/2023 # Chống Lạm Phát Hay Giảm Phát? # Top 6 View | Gdcn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chống Lạm Phát Hay Giảm Phát? # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Chống Lạm Phát Hay Giảm Phát? được cập nhật mới nhất trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

TS. Nguyễn Đức Độ

Tại sao lạm phát thấp? Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này hiện nay, thưa ông?

Có 2 nhóm yếu tố tác động đến chỉ số lạm phát: Nhóm thứ nhất là cầu kéo, nhóm thứ hai là chi phí đẩy.

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm, tỷ giá tăng 2% khiến chỉ số CPI tăng thêm 0,6% và giá điện tăng 8,42% đẩy chỉ số CPI tăng thêm 0,22%. Về giá dầu, mặt bằng giá xăng dầu trên thế giới cũng như trong nước vào thời điểm giữa tháng 6/2015 đã ở mức ngang bằng so với giữa tháng 12/2014. Như vậy, trong nửa đầu năm 2015 các yếu tố chi phí đẩy, về cơ bản, có tác động kéo lạm phát gia tăng. Do đó, tình trạng lạm phát thấp hiện nay chỉ có thể được giải thích bởi nguyên nhân còn lại – động thái của tổng cầu.

Kể từ năm 2008 đến nay, tăng trưởng kinh tế luôn trong tình trạng thấp hơn mức tiềm năng (khoảng 6,5%), tức là tốc độ tăng của tổng cầu luôn yếu hơn tốc độ tăng của tổng cung. Khi tổng cầu luôn tăng chậm hơn tổng cung, chênh lệch tổng cầu – tổng cung liên tục giảm và kéo lạm phát giảm theo.

Liệu có điều gì ẩn sau lạm phát thấp? Với thực trạng giá và lạm phát như thế này, liệu có mừng vui khi giá thấp, chi tiêu của dân chúng dễ chịu hơn và chính sách điều hành rõ ràng đã đạt mục tiêu mong muốn?

Đối với người tiêu dùng, đặc biệt là người nghèo, xu hướng giá cả tăng chậm là một tin vui. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cần nhìn xa và rộng hơn. Cuộc sống của người dân chỉ thực sự được cải thiện khi họ có việc làm ổn định, thu nhập tăng đều. Nhưng doanh nghiệp chỉ có thể tăng đầu tư và mở rộng kinh doanh, thuê thêm lao động, nếu công việc làm ăn mang lại lợi nhuận. Muốn vậy, một trong những điều kiện cần là chi phí vay vốn phải hợp lý. Nếu không, sớm hay muộn các doanh nghiệp này cũng sẽ thu hẹp quy mô sản xuất. Cả doanh nghiệp và Chính phủ chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ.

Ông dự báo diễn biến lạm phát những tháng tới như thế nào? Dự báo sai số đến đâu?

Mặc dù Quốc hội đặt ra mức lạm phát mục tiêu cho năm 2015 là 5%, nhưng gần đây một số dự báo cho rằng, lạm phát trong năm nay chỉ khoảng 3-3,5%. Tuy nhiên, các dự báo này vẫn cao. Trong 6 tháng đầu năm 2015, lạm phát chỉ tăng trung bình 0,1% mỗi tháng, trong khi để đạt mức tăng 3,5% trong cả năm, mỗi tháng còn lại chỉ số CPI phải tăng 0,5%/tháng. Điều này rất khó trở thành hiện thực nếu không có những đột biến lớn.

Việc kỳ vọng chỉ số giá CPI trong những tháng còn lại của năm tiếp tục tăng 0,1%/tháng, theo tôi, hợp lý hơn. Nếu vậy, lạm phát trong năm 2015 sẽ chỉ xoay quanh mức 1%. Một số mô hình dự báo lạm phát cùng kỳ và lạm phát trung bình của năm 2015 cũng cho kết quả như vậy với sai số chuẩn là 1,5 điểm phần trăm.

Nếu nhìn xa hơn, lạm phát trong giai đoạn tới sẽ phụ thuộc vào tốc độ phục hồi của nền kinh tế cũng như mức điều chỉnh tỷ giá NHNN thực hiện mỗi năm. Nếu nền kinh tế chỉ tăng trưởng 6-6,25%/năm, xác suất rơi vào giảm phát là không nhỏ. Để nền kinh tế tránh xa vùng giảm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế cần đạt mức từ 6,5% trở lên. Nếu kinh tế tăng trưởng tới 7%/năm, tình trạng lạm phát cao vẫn chưa xảy ra.

Kết quả dự báo này cũng phần nào lý giải cho câu hỏi: tại sao Chính phủ lại đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP cho giai đoạn 2016-2020 ở mức 6,5-7%. Tuy nhiên, thách thức ở chỗ: làm thế nào để đạt được mức tăng trưởng này?

Một số kịch bản lạm phát giai đoạn 2016-2018 (%)

Vậy, chính sách tới đây sẽ nên thay đổi theo hướng nào? (lo giảm phát hay lạm phát)

Vì vậy, các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách lãi suất, cần hướng tới việc hỗ trợ tổng cầu.

Hiện nay có một số lo ngại lạm phát cao có thể quay trở lại như giai đoạn 2007-2011 do NHNN mua nhiều USD trong những năm gần đây đã khiến lượng cung tiền tăng mạnh. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, bối cảnh đã thay đổi. Trong giai đoạn 2007-2011, nền kinh tế giống như một cục than hồng, chỉ cần một luồng gió thổi qua là ngọn lửa lại bùng lên. Tuy nhiên, sau nhiều năm tăng trưởng dưới mức tiềm năng, đồng thời xuất hiện thêm vấn đề nợ xấu, trạng thái của nền kinh tế hiện đã nguội đi nhiều.

Cung tiền tăng mạnh chỉ là điều kiện cần để tạo nên lạm phát. Điều kiện đủ là tiền phải đến được túi của người dân và họ phải sẵn sàng chi tiêu. Vì thế, khi tăng trưởng còn yếu hơn tiềm năng, chúng ta không nên quá lo ngại lạm phát cao quay trở lại.

Nhưng cung tiền tăng mạnh có thể ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô thông qua các kênh như vàng, USD…?

Các dòng tiền đầu cơ luôn là một phần của nền kinh tế thị trường và không thể loại bỏ hoàn toàn. Khi cung tiền tăng, các thị trường vàng, USD, bất động sản, chứng khoán sẽ có cơ hội để phát triển và NHNN sẽ phải cố gắng thu hẹp các dòng tiền đầu cơ đến mức tối thiểu để ổn định hệ thống tài chính.

Tuy nhiên, khi chính sách hạn chế các dòng tiền đầu cơ ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu khác như tăng trưởng, việc làm… NHNN sẽ phải lựa chọn. Xét trên một góc độ nào đó, đây là cái giá phải trả của việc nới lỏng tiền tệ.

Trong giai đoạn 2012-2014, NHNN đã rất thành công trong việc hạ lãi suất, giảm lạm phát đồng thời với ổn định tỷ giá và thị trường vàng. Một trong những lý do dẫn đến thành công này là các dòng tiền nóng đã hướng vào thị trường trái phiếu.

Theo số liệu mới được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng CPI trong tháng 6/2015 tăng 0,55% so với tháng 12/2014 và tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất trong tháng 6 kể từ năm 2001 đến nay. Tốc độ lạm phát trong vòng 1 năm qua đang có xu hướng giảm mạnh. Nền kinh tế hiện đang ở tương đối gần mức lạm phát 0%, đồng thời lại đang ở rất xa mức lạm phát mục tiêu là 5%.

Chiều Hướng Giảm Của Lạm Phát Tại Trung Quốc. Tốt Hay Xấu?

Trước những số liệu được công bố hôm chủ nhật (9/6), mức tăng trưởng của Trung Quốc có thể chậm hơn nữa khi những hoạt động làm dịu nền kinh tế trong tháng năm đang đối mặt với suy giảm toàn cầu kéo dài, nâng cao khả năng cắt giảm lãi suất.

Những bằng chứng được gắn kết gần đây cho thấy nền kinh tế của Trung Quốc đang nhanh chóng mất đà tăng trưởng, với nhu cầu trong nước chậm chạp không thể bù đắp cho doanh thu xuất khẩu, khi các đối tác thương mại chính của nước này cũng đang vật lộn với sự trì trệ.

Một loạt các số liệu cuối tuần qua củng cố thêm luận điểm, với kim ngạch xuất khẩu tháng năm đang ở mức tăng trưởng thấp nhất trong năm, lạm phát, mức tăng trưởng tín dụng ngân hàng, đầu tư thấp hơn kỳ vọng, sản lượng hàng hóa và doanh số bán lẻ, tất cả chỉ về cùng một nhịp độ như trong trước tháng.

Louis Kuijs, chuyên gia phân tích kinh tế Trung Quốc của Ngân Hàng Hoàng Gia Scotland (RBS), cho biết: số lượng hoạt động tiếp tục được mở rộng nhưng tăng trưởng vẫn không đủ thuyết phục và động lực dường như đã bị mất tốc độ trong tháng 5. Ông còn cho biết thêm: triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn vẫn chịu rủi ro và chúng tôi cũng có thể sẽ sửa đổi lại dự báo tăng trưởng sắp tới cho năm 2013.

Tổng Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 9/6 công bố báo cáo cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 5 vừa qua là 2,1%, mức thấp nhất trong ba tháng qua, trong khi chỉ số giá sản xuất (PPI) – mức đo lạm phát ở cấp độ bán buôn, giảm 2,9%, mức thấp nhất kể từ tháng Chín, thấp hơn nhiều so với mức dự báo 2,5% của giới chuyên gia.

“Các dữ liệu lạm phát đã cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tiếp tục chậm lại. Tăng trưởng quý II có lẽ thậm chí chậm hơn so với quý I. Đặc biệt, các dữ liệu PPI cho thấy nhu cầu rất yếu”, Jianguang Shen, chuyên gia phân tích kinh tế Trung Quốc tại Mizuho Securities Asia – Hồng Kông cho biết.

Dữ liệu ngân hàng trung ương cho thấy các ngân hàng Trung Quốc cho vay 667,4 tỷ nhân dân tệ (khoảng 109 tỷ USD) trong các khoản vay mới trong tháng, quá xa so với mức kỳ vọng thị trường là 850 tỷ nhân dân tệ và thấp hơn so với tháng tư là 792,9 tỷ nhân dân tệ.

Trong khi đó, mức tăng trưởng doanh số bán lẻ, đầu tư tài sản cố định và sản lượng công nghiệp chỉ đủ đáp ứng mong đợi ở 12,9%, 20,4% và 9,2% tương ứng, nhưng những con số đã thay đổi chút ít so với tháng trước.

Số liệu chính thức vào thứ 7 cũng cho thấy, xuất khẩu của Trung Quốc đang ở tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong gần một năm, trong khi nhập khẩu bất ngờ giảm.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế của chính phủ từ những chiến lược gia hàng đầu ở Bắc Kinh nói với Reuters trong tuần này rằng sự lãnh đạo mới của Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ cố gắng giữ mức tăng trưởng hàng quý không trượt xa mức 7% trước khi tìm cách để nâng nền kinh tế.

“Giá bất động sản sẽ nhảy nhót nếu cắt giảm lãi xuất, cũng như các biện pháp làm mát của chính phủ gần đây đã không đạt được kết quả mong muốn. Và cắt giảm lãi xuất có thể không có hiệu quả trong việc làm chậm dòng tiền đầu cơ, mà chủ yếu là kỳ vọng vào sự nâng giá trị của đồng nhân dân tệ.” Tang Jianwei, nhà kinh tế cao cấp của Ngân hàng truyền thông ở Thượng Hải cho biết.

Theo nguồn thông tin của Reuters hồi tháng 5, một sự đồng thuận đạt được giữa các lãnh đạo cấp cao cho rằng cải cách sẽ là cách duy nhất để đưa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phát triển trên cơ sở bền vững hơn.

Tuy lạm phát giảm, nhưng mức cho vay của các ngân hàng không tăng, từ đó cho thấy các biện pháp hồi phục kinh tế đã không kích thích được mức tiêu dùng, kéo theo một loạt hệ quả phải giảm chỉ số sản xuất và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng có thể giảm theo.

Tình trạng kinh tế này kéo dài có thể sẽ chuyển lạm phát thành giảm phát, một đường trượt dài của giá trị đồng tiền. Vậy cuối cùng lạm phát tăng hay giảm là tốt?

Đức Tâm (lược dịch từ Reuters)

Lạm Phát Là Gì? Nguyên Nhân Nào Gây Sự Lạm Phát?

Lạm phát là gì? Nếu bạn thường xuyên theo dõi các tin tức về kinh tế, chính trị, bạn sẽ thường nghe đến cụm từ “lạm phát”. Đối với một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát? Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội? Cùng tìm hiểu ngay:

Lạm phát là gì? Nguyên nhân gây lạm phát là gì?

Định nghĩa: Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thời kỳ lạm phát, đồng tiền của một quốc giá sẽ bị mất giá trị hơn so với trước.

Khi mức giá hàng hóa tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đây. Vậy nên lạm phát cũng phản ánh sự suy giảm sức mua của đồng tiền.

Nếu so sánh nền kinh tế này với nền kinh tế khác, lạm phát được định nghĩa là sự giảm giá trị đồng tiền của quốc gia này so với đồng tiền của quốc gia khác.

Các mức độ lạm phát

Nếu bạn tự hỏi chúng ta đo lường lạm phát như thế nào, siêu lạm phát là gì, chỉ số lạm phát là gì… thì chúng tôi sẽ có câu trả lời cho bạn. Lạm phát có thể được phân loại thành 3 mức độ là:

Lạm phát tự nhiên (0 – 10%): Giá cả tăng khá chậm, lạm phát có thể dự đoán được và tăng 1 con số hàng năm.

Lạm phát phi mã (10 – < 1000%): Tỷ lệ lạm phát tăng nhanh từ 2 – 3 con số, thị trường kinh tế không ổn định, đồng tiền mất giá và lãi suất thực tế âm.

Những nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo là tình trạng nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng lên với tốc độ nhanh bất thường. Nếu nhu cầu sử dụng một hàng hóa nào đó tăng quá nhanh, các doanh nghiệp sản xuất không kịp, thì giá của mặt hàng này sẽ tăng lên.

Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy của các doanh nghiệp là các yếu tố như giá nguyên liệu nhập vào, tiền lương, tiền bảo hiểm cho nhân viên, chi phí đầu tư cho máy móc, thiết bị, thuế… Trong trường hợp giá thàng của một (hoặc nhiều) yếu tố này tăng lên thì chi phí sản xuất cũng tăng lên.

Điều này bắt buộc doanh nghiệp phải tăng giá của hàng hóa mà họ sản xuất ra để đảm bảo lợi nhuận. Từ đó mức giá chung cũng tăng lên, dẫn dến tình trạng lạm phát.

Lạm phát do cơ cấu

Nếu doanh nghiệp thay đổi cơ cấu (có mức độ tăng trưởng tốt), họ thường tính đến phương án tăng tiền lương cho công – nhân viên. Ngoài ra, cũng có những doanh nghiệp tăng trưởng kém hoặc chậm, nhưng theo xư thế vẫn phải tăng lương cho người lao động.

Lúc nào, doanh nghiệp sẽ buộc phải tăng giá các hàng hóa của mình để thu lại lợi nhuận. Tình trạng này cũng dẫn đến lạm phát cho thị trường.

Lạm phát do cầu thay đổi

Nếu như trên thị trường xuất hiện một doanh nghiệp cung cấp độc quyền một loại sản phẩm không bao giờ giảm giá mà chỉ thấy tăng, thì giá của các hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc vào sản phẩm đó cũng tăng theo (ví dụ như điện). Kết quả là giá thành chung tăng đồng thời làm phát sinh lạm phát.

Lạm phát do xuất khẩu

Nếu sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất nhưng lại tập trung đem đi xuất khẩu cho các quốc gia khác thì cũng không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Từ đó dẫn đến giá sản phẩm tăng mạnh, lượng cung giảm và lượng cầu tăng và kết quả là lạm phát xuất hiện.

Lạm phát do nhập khẩu

Trong trường hợp giá của các hàng hóa được nhập khẩu quá cao, mà giá trị tiền tệ trong nước bị mất giá so với ngoại tệ thì người tiêu dùng phải sử dụng những hàng hóa đắt đỏ, dẫn đến lạm phát trong 1 quốc gia.

Lạm phát tiền tệ

Lạm phát tiền tệ là tình trạng xảy ra khi nguồn cung tiền tệ trong nước tăng quá cao. Các ngân hàng phải thực hiện chính sách mua ngoại tệ để tránh làm mất giá trị của đồng tiền trong nước. Hoặc nếu các ngân hàng mua công trái theo yêu cầu của nhà nước cũng góp phần làm cho lạm phát xuất hiện.

Tại thị trường Việt Nam, các nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát là tình trạng “lạm phát do cầu kéo” và “lạm phát do chi phí đẩy“.

Ảnh hưởng của lạm phát là gì?

Tiêu cực:

Lạm phát ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế, văn hóa, chính trị, có khả năng gây ra tình trạng suy thoái kinh tế, tăng tỷ lệ thất nghiệp.

+ Lãi suất: Lạm phát xảy ra làm lãi suất danh nghĩa tăng lên để lãi suất thực được ổn định nhưng cũng làm nảy sinh suy thoái kinh tế.

+ Thu nhập của người lao động: Khi thị trường lạm phát, tuy thu nhập danh nghĩa của người lao động không thay đổi nhưng thu nhập thực tế lại giảm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động và cả doanh nghiệp.

+ Thu nhập không bình đẳng: Lạm pjast khiến tình trạng vơ vét hàng hóa và chờ đầu cơ làm mất cân bằng cung cầu trên thị trường. Kết quả là người nghèo không có đủ hàng hóa để sử dụng, người giàu lại càng ngày càng giàu, làm rối loạn nền kinh tế, tạo ra thu nhập không bình đẳng.

+ Nợ quốc gia: Các quốc gia đang phát triển thường có những khoản nợ nước ngoài. Nếu lạm phát xuất hiện sẽ làm tỷ giá hối đoái giá tăng, đồng tiền trong nước mất giá hơn so với nước ngoài. Phía chính phủ được lợi từ nguồn tiền nội địa, nhưng thiệt hại so với ngoại tệ, dẫn đến tình trạng nợ quốc gia càng trầm trọng hơn.

Tích cực

Khi tốc độ lạm phát tự nhiên được duy trì ổn định từ 2 – 5% thì tốc độ phát triển kinh tế của đất nước đó khá ổn định:

– Tỷ lệ thất nghiệp giảm, tiêu dùng tăng, vay nợ và đầu cơ an toàn hơn

– Chính phủ có thêm nhiều lựa chọn về công cụ kích thích đầu tư vào nội tệ.

Các phương án kiểm soát lạm phát

Việc kiểm soát lạm phát để bảo vệ kinh tế – xã hội luôn được các quốc gia đặt lên hàng đầu. Một số phương án kìm chế lạm phát phổ biến thường gặp đó là:

Tạm ngưng phát hành tiền để giảm lượng tiền đưa vào lưu thông trong xã hội.

Giảm chi ngân sách: Giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công.

Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng thông qua việc giảm thuế quan, khuyến khích tự do mậu dịch….

Giảm thuế

Tăng thuế tiêu dùng để giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân, tăng nguồn cung các hàng hóa – dịch vụ trong xã hội.

Tăng lãi suất tiền gửi, phát hành trái phiếu, giảm sức ép lên giá cả hàng hóa dịch vụ…

Thực hiện các chính sách thắt chặt tài chính như: cắt giảm chi tiêu, tạm hoãn những khoản chưa cần thiết, cân đối lại ngân sách nhà nước

Vay viện trợ từ nước ngoài…

Tác Động Hai Mặt Của Lạm Phát Thấp

Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2014 chưa đến 2% so với cùng kỳ được đem ra “mổ xẻ” tại Hội thảo “Lạm phát thấp ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức”, do Học Viện Tài chính tổ chức ngày 26/12/2014. Trước nhiều ý kiến cho rằng, mức tăng nói trên là thấp, bà Ngô Thị Ánh Dương, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Giá (Tổng cục Thống kê) lưu ý, tăng thấp đó là so với chính Việt Nam, nhưng vẫn cao hơn Thailand, Singapore, Malaysia, Philippines, Brunei và tương đương với Campuchia.

Cơ hội và thách thức khi lạm phát ở Việt Nam đạt mức thấp, đặc biệt là đánh giá tác động tới các vấn đề về tăng trưởng, thu/chi ngân sách, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, nợ công, tiêu dùng và tồn kho… đã được bàn đến tại hội thảo nói trên. Nhiều chuyên gia đồng tình rằng, ổn định giá cả là thành công của 2014, sau một quá khứ có nhiều năm giá tăng cao và bất thường. Như quan điểm của chuyên gia Ngô Trí Long, việc điều hành giá năm 2014 đã đạt được “thắng lợi kép”. Lạm phát thấp có lợi cho người tiêu dùng và cải thiện sức mua, theo lý thuyết.

Lạm phát thấp có lợi cho người tiêu dùng, cải thiện sức mua của thị trường

Tuy nhiên, ông Long cũng lưu ý, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc kiểm soát lạm phát năm nay chỉ được coi là thành công trọn vẹn nếu tăng trưởng cải thiện rõ. GDP được công bố tăng ở mức 5,93% so với năm ngoái, như vậy sự thành công chỉ mới một nửa. Bởi, lạm phát thấp không phải do hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng cao, do tăng năng suất lao động cải thiện, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh nền kinh tế…

Bên cạnh đó, lạm phát thấp đạt được trong bối cảnh thành tựu ổn định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc: nợ công, nợ xấu, nợ đọng (xây dựng cơ bản, thuế, nợ các DN với nhau) còn cao; DN còn nhiều khó khăn; thị trường bất động sản chưa phục hồi, thị trường chứng khoán còn bấp bênh; mô hình tăng trưởng chưa thay đổi với tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm… “Giảm được lạm phát thấp mà thế này rõ ràng là không bền vững, không mong muốn”, ông Long nói. Thậm chí, theo TS. Nguyễn Đức Độ (Viện Kinh tế – Tài chính), lạm phát ở mức quá thấp sẽ làm suy yếu khả năng chống đỡ của DN trước các cú sốc.

Tác động hai mặt của lạm phát thấp

Quan ngại lạm phát thấp tiếp tục được đặt ra cho năm 2015. TS. Nguyễn Ngọc Tuyến (Viện Kinh tế – Tài chính) dự báo, CPI năm 2015 sẽ tiếp tục ở mức thấp, có thể dao động trong khoảng 2 – 3%. Mức lạm phát này sẽ kéo dài trong một số năm và nhiều khả năng sẽ là suốt giai đoạn 2016 – 2020. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế chỉ thay đổi mạnh khi nào số nợ xấu và những rủi ro trong nền kinh tế được xử lý và kiểm soát một cách triệt để.

Diễn biến của CPI các tháng giai đoạn 2008-2014. Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tuy nhiên, bà Ngô Thị Ánh Dương có lưu ý khác, ở thời điểm này, xu hướng lạm phát thấp đang được củng cố. Nhưng những tác động có lợi cho kiềm chế giá cả năm 2014 như: không có biến động thời tiết hay dịch bệnh, giá xăng dầu giảm mạnh… chưa chắc đã lặp lại vào năm 2015.

Hành xử thế nào với lạm phát thấp cũng là vấn đề được đặt ra lúc này. Theo các chuyên gia, lạm phát rất nhạy cảm, thường không bền vững, dễ bị phá vỡ và nếu bùng phát trở lại sẽ rất khó kiểm soát. Do vậy, cần tập trung kiểm soát lạm phát ngay cả khi vẫn ở mức thấp để tránh rủi ro cho những năm tới. Bà Dương tính toán, nếu như giá điện tăng theo phương án như báo chí nêu thì xét trong bảng cân đối liên ngành, khi giá bán điện năm 2015 tăng lên 9,5% sẽ làm tăng giá thành sản xuất lên khoảng 0,55%, làm giảm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình là 0,58% và làm giảm tốc độ tăng GDP là 0,45%.

Tri Nhân

Dự báo con số lạm phát năm tới ở mức 4%, TS. Ngô Trí Long cho rằng, tác động của yếu tố cầu kéo lên lạm phát là không đáng kể (tổng cầu thấp) và các yếu tố chi phí đẩy dự kiến cũng không tác động đáng kể lên lạm phát, do giá cả hàng hóa thế giới dự báo ổn định trong năm 2015; xuất khẩu tiếp tục tăng; cán cân thanh toán thặng dư; tỷ giá ổn định. Đây là tiền đề quan trọng để tăng cường các biện pháp hỗ trợ DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nhưng ông Long cũng cảnh báo: “Chú trọng quá đến mục tiêu kiểm soát lạm phát dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế dưới tiềm năng, trong tương lai có thể gây mất cân đối cung – cầu hàng hóa và tạo ra lạm phát do thiếu cung”. Lạm phát thấp kéo theo sức mua ỳ ạch, hoạt động kinh tế cũng ngưng trệ theo, người tiêu dùng tạm hoãn chi tiêu để chờ giá giảm sâu hơn. Giới DN ngừng đầu tư và tuyển dụng để tiết kiệm chi phí. Lạm phát quá thấp “gặm nhấm” doanh số và nguồn thu thuế, cản trở việc tăng lương, ăn mòn lãi suất cận biên. Chúng cũng đè gánh nặng nợ nần lên các công ty và Chính phủ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cảnh báo rằng kể cả một giai đoạn lạm phát ổn định nhưng thấp cũng có thể gây tác hại.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Ngọc Tuyến chia sẻ, lạm phát thấp tạo ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam, với thu ngân sách sẽ khó khăn hơn, Chính phủ tiếp tục thiếu tiền cho đầu tư, trả nợ và thực hiện các nhiệm vụ cải cách, phát triển kinh tế – xã hội. Giá cả thấp sẽ không khuyến khích đối với đầu tư nhìn từ phương diện hoàn vốn và thu lãi cao, thất nghiệp sẽ tăng lên, tăng trưởng kinh tế vì vậy khó đạt được mức độ cao, mức độ tụt hậu so với các nước vì vậy ngày càng xa.

Ông nói: “Lạm phát thấp nếu kéo dài cộng thêm với thâm hụt ngân sách liên tiếp diễn ra như thực trạng hiện nay thì rất dễ dẫn tới suy thoái kinh tế, hoặc hiện tượng lạm phát cao sẽ quay trở lại, phá vỡ sự ổn định của các cân đối vĩ mô và kinh tế sẽ bị rối loạn”.

Nguồn: chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Chống Lạm Phát Hay Giảm Phát? trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!