Bạn đang xem bài viết Hiểu Đúng Về Nhịp Tim Của Bạn được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
3.4166666666667
1111111111
Rating 3.42 (6 Votes)
Sai lầm phổ biến về nhịp tim là thường đồng nhất với việc tim đập nhanh, hay chậm đều là bệnh lý…
Nhịp tim – con số tưởng chừng rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng tỏ tường, nhất là khi nó là thông số hàng đầu về sức khỏe tim mạch. Trái tim của người trưởng thành khỏe mạnh luôn đập khoảng 70 lần/phút, mỗi lần đẩy ra 150ml máu. Một ngày tim đập 105,000 lần và bơm hơn 6,000 lít máu. Trong suốt đời người, tim lần lượt đâp cả gần ba tỷ nhịp, bơm ra cả triệu thùng máu.
Mỗi người chúng ta đều cần hiểu rõ về nhịp tim của mình để phát hiện sớm những tín hiệu xấu của sức khỏe. Hãy chú ý đến một số những hiểu lầm phổ biến sau đây:
Hiểu rõ về nhịp tim để phát hiện sớm những tín hiệu xấu của sức khỏe.
1/ Nhịp tim nhanh = Áp lực lớn
Áp lực lớn sẽ làm tăng nhịp tim, thậm chí có thể tăng đến hơn 100 lần/phút, làm cho tim đập quá nhanh.
Tuy nhiên áp lực chỉ là một trong nhiều nguyên nhân đẩy nhanh nhịp tim. Hút thuốc, uống nhiều cà phê, mất nước và thiếu máu cũng dẫn đến nhịp tim tăng nhanh.
2/ Nhịp tim thất thường = Bệnh tim mạch
Nhiều người lầm tưởng chỉ cần nhịp tim không ở ngưỡng bình thường là đã mắc bệnh tim mạch. Thực tế không phải thế. Điều này chỉ đúng khi kèm theo tức ngực, đau ngực, khó thở, mệt mỏi…. Việc thỉnh thoảng cảm thấy tim đập nhanh hoặc nhịp tim tăng nhanh là hiện tượng bình thường.
Giáo sư Gordon Masai, trường ĐH Y Johns Hopkins (Mỹ) cho biết: Mặc dù đa phần nhịp tim không đều không gây nguy hiểm, nhưng nếu thấy hiện tượng loạn nhịp tim thường xuyên xảy ra thì nên lập tức đến bác sỹ.
3/ Tim đập chậm = Tim mạch yếu
Chúng ta thường cho rằng, tim đập quá chậm sẽ làm tăng nguy cơ tim ngừng đập. Sự thực lại hoàn toàn ngược lại. Nhịp tim giống như các bộ phận cơ bắp khác, cơ tim cũng phải thông qua tập luyện để tăng cường sức mạnh. Cơ tim càng mạnh khỏe, hiệu suất của tim càng cao, số lần tim đập ít đi nhưng vẫn có thể truyền máu đầy đủ cho toàn bộ cơ thể. Người có nhịp tim khi nghỉ ngơi dưới 60 lần (nhịp tim chậm) chắc chắn có trái tim rất mạnh khỏe. Ngoại trừ một số người cao tuổi có nhịp tim chậm chạp có thể là do triệu chứng của bệnh tim gây ra.
Tất nhiên, cũng có những người mắc hội chứng nhịp tim chậm, cụ thể là dưới 60 nhịp/phút nhưng không phải là vận động viên. Bình thường, nếu nó không gây triệu chứng thì không cần điều trị nhưng một khi gặp phải triệu chứng nặng (như ngất xỉu) thì cần phải dùng thuốc, thậm chí bệnh nhân cần được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.
4/ Nhịp tim mạnh khỏe = 60-100 nhịp/phút
Đối với người độ tuổi từ 18 trở lên, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Thông thường người càng khỏe mạnh, nhịp tim càng thấp. Một vận động viên chuyên nghiệp khi ở chế độ xả hơi nhịp tim của họ chỉ khoảng 40 nhịp một phút. Ví như nhà vô địch đua xe đạp Lance Armstrong, nhịp tim bình thường của anh là 32 nhịp mỗi phút.
Một nghiên cứu gần đây của Na Uy phát hiện, nhịp tim tăng 10 nhịp/ phút, sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim tương ứng lên 10 – 18%.
5/ Nhịp tim bình thường = huyết áp bình thường
Nhịp tim và huyết áp là hai việc khác nhau. Người có nhịp tim bình thường cũng có thể bị huyết áp cao. Một số người nhịp tim không bình thường nhưng huyết áp lại rất bình thường. Hoạt động cơ thể mệt mỏi sẽ làm cho nhịp tim đập nhanh nhưng thay đổi về huyết áp lại không lớn.
Theo Heart
Biên tập viên sức khỏe Lan Anh
Hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm, tôi được tiếp xúc và đồng hành với hàng ngàn bệnh nhân tim mạch, rối loạn nhịp tim, tiểu đường, sỏi mật, run chân tay. Tôi thấu hiểu nỗi lo lắng, sự khó khăn, những rào cản trong cuộc sống của họ. Cùng với đam mê viết, ý thức trách nhiệm với những thông tin mình cung cấp, tôi luôn nỗ lực tạo ra những bài viết giá trị nhằm cung cấp kiến thức hữu ích về bệnh tim mạch, tiểu đường, run chân tay. Các bài viết của tôi đều được tham khảo từ các trang web y khoa chính thống của Mỹ, Anh, Canada… và được tham vấn bởi các chuyên gia đầu ngành tim mạch học, thần kinh học, gan mật học để đảm bảo thông tin chuẩn xác nhất. Hiện nay, tôi đang làm trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website chúng tôi Thông tin liên hệ: Số 19A, Ngõ 126, đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. 0981 238 219 Email: [email protected] #timmach#tieuduong#runchantay#soimat
Hiểu Đúng Về Nhóm Máu Và Nguyện Tắc Truyền Máu
HIỂU ĐÚNG VỀ NHÓM MÁU VÀ NGUYỆN TẮC TRUYỀN MÁU
Vì thế, việc biết bạn thuộc nhóm máu nào và các đặc tính của nó ra sao là rất quan trọng.
Vì sao có nhiều nhóm máu khác nhau? Các nhóm máu được phân loại như thế nào?
Máu con người được chia làm nhiều nhóm dựa theo các kháng nguyên riêng biệt trên hồng cầu. Hiện nay khoa học phát hiện có khoảng trên 30 hệ nhóm máu khác nhau, nhưng hệ nhóm máu ABO và Rh(D) là cực kỳ quan trọng do có tính sinh miễn dịch cực mạnh.
Khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu (kháng nguyên trên hồng cầu người cho) gây tác hại cho cơ thể; do đó cần phải phân loại nhóm máu và truyền máu phù hợp theo nguyên tắc an toàn miễn dịch truyền máu, đó là không truyền máu có kháng nguyên tương ứng với kháng thể có ở người nhận.
Kháng nguyên là gì?
Hiểu một cách tổng quát thì kháng nguyên là “bất kỳ chất nào mà hệ thống miễn dịch có thể đáp ứng”. Một phân tử kháng nguyên thường gồm hai phần:
· Một phần có bản chất protein, có trọng lượng phân tử phân tử tương đối lớn, cần thiết để có được khả năng sinh kháng thể.
· Một phần có trọng lượng phân tử nhỏ hơn, bản chất có thể là gluxit hoặc lipit, gọi là hapten. Đây là phần mang tính đặc hiệu với kháng thể, kết hợp được với kháng thể nhưng không có khả năng sinh kháng.
Kháng thể là gì?
Kháng thể nói chung là các phân tử quan trọng mà hệ thống miễn dịch của chúng ta sản sinh ra để giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân xâm nhập bên ngoài như vi khuẩn và virus. Kháng thể kháng hồng cầu bản chất cũng là các globulin miễn dịch hiện diện trong huyết tương, chúng thuộc các nhóm IgM, IgG và ít hơn nữa là IgA.
Nhóm máu A được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu, và kháng thể B trong huyết tương.
Những người có nhóm máu A có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu A, hoặc những người mang nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có nhóm máu A cũng có thể nhận truyền máu từ những người cho mang nhóm máu O.
Nhóm máu B được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, và kháng thể A trong huyết tương.
Những người có nhóm máu B có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B, hoặc cho những người có nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có máu B cũng có thể an toàn nhận truyền máu từ những người cho mang nhóm máu O.
Nhóm máu này không phổ biến. Nhóm máu AB được đặc trưng bởi có cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, và không có kháng thể trong huyết tương.
Những người có nhóm máu AB có thể chấp nhận máu từ bất cứ ai. Tuy nhiên, vì sự hiện diện của cả hai kháng nguyên trên tế bào hồng cầu loại AB, những người có nhóm máu AB chỉ có thể hiến máu cho những người có cùng nhóm máu AB với họ.
Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất. Nhóm máu O không có kháng nguyên A cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Kết quả là những người có nhóm máu O chỉ có thể nhận truyền máu từ những người có cùng nhóm máu O, vì các kháng thể trong huyết tương của nó sẽ tấn công các loại khác. Tuy nhiên, những người có nhóm máu O lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác, vì nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên.
Nhóm máu Rhesus – kháng nguyên D
Kháng nguyên D thuộc hệ nhóm máu Rhesus là kháng nguyên có tính sinh miễn dịch mạnh nhất trong tất cả các hệ nhóm máu ngoài hệ ABO. Hầu hết mọi người có mang kháng nguyên D trên hồng cầu và chúng ta thường gọi là Rh+ (chính xác là “Rhesus D dương”). Ngược lại, những người không mang kháng nguyên D trên hồng cầu sẽ được gọi là Rh- (chính xác là “Rhesus D âm”).
Tỷ lệ của RhD sẽ khác nhau tùy theo chủng tộc, tại Việt Nam thì tỷ lệ RhD âm khoảng 0,07% nên được xem là nhóm máu hiếm.
Phụ nữ mang thai cần các xét nghiệm kháng nguyênRhD, thông qua đó để sàng lọc và phát hiện sự tương thích trong cơ thể mẹ và bé. Nếu người mẹ có RhD âm và em bé là RhD dương, cơ thể người mẹ sẽ phản ứng với máu của em bé như một chất bên ngoài. Cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể (protein) chống lại máu RhD dương+ của em bé và có thể gây ra các triệu chứng tán huyết từ nhẹ đến nặng. RhD không tương thích còn có thể gây ra các vấn đề khó khăn trong lần mang thai sau của người mẹ, khi kháng thể D ở người mẹ (được sản sinh ra qua cơ chế đáp ứng miễn dịch ở lần mang thai trước) có thể đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của thai nhi dẫn đến tình trạng thiếu máu tan huyết ở em bé, hoặc có thể nặng hơn dẫn đến tình trạng sảy thai.
May mắn là nếu phát hiện sớm sự không tương thích trên, các bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp điều trị trước khi sinh, giúp phòng ngừa các triệu chứng trên.
Nhóm máu ABO – RhD người hiến máu được xác định như thế nào?
Tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP. Hồ Chí Minh số lượng máu hiến hằng ngày là rất lớn, nhóm máu được xác định với kỹ thuật Microplate và thực hiện hoàn toàn bằng máy tự động (Qwalys 3 của hãng Diagast và Immucor Gamma của hãng Neo) tại khoa Sàng lọc máu.
Các trường hợp khó xác định nhóm máu như thế nào?
Đối với những trưởng hợp đặc biệt, bệnh nhân hoặc người hiến máu có nhóm máu rất khó xác định, lúc này mẫu máu sẽ được chuyển về bộ phận huyết thanh học chuyên biệt của khoa Miễn dịch để thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu nhằm xác định ra đúng nhóm máu.
Quy cách lấy mẫu xét nghiệm: 2mL máu trong ống không có chất chống đông và 2mL máu trong ống chống đông EDTA. Bảng giá chi phí thực hiện: Chi phí xét nghiệm căn cứ vào bảng giá dịch vụ hiện hành của Bệnh viện.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Khoa Miễn dịch (lầu 2) – Bệnh viện Truyền máu Huyết học;
Số 118 Hồng Bàng, P 12, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
ĐT: 028 3957 1342 (máy lẻ 184 hoặc 181)
Wibu Là Gì? Hiểu Thế Nào Là Đúng Về Wibu
Wibu là một trong những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng mạng Việt Nam, nhưng để hiểu được ý nghĩa của Wibu là gì là điều không phải ai cũng làm được.
Wibu là gì? Sự ra đời của WibuWibu hay Weeaboo có xuất phát điểm từ chữ Wapanese có nghĩa là người Nhật ra trắng xuất hiện từ năm 2002 và phổ biến từ năm 2005. Từ này được tạo thành từ 2 từ là “wannabe” và “white”. Ban đầu, Wapanese có nghĩa chỉ những người da trắng bị ám ảnh bởi văn hóa Nhật như Manga, Anime… Sau một thời gian thì việc thay thế bằng từ Wibu cắt nghĩa từ bộ truyện tranh có tên là Perry Bible do tác giả Nicholas Gurewitch tạo nên.
Dù xuất hiện sau, nhưng thuật ngữ Weeaboo lại trở nên phổ biến và nhanh chóng thay thế từ Wapanese. Về cơ bản thuật ngữ này cũng chỉ những người bị ám ảnh bởi nền văn hóa Nhật Bản đến mức coi trọng nền văn hóa Nhật hơn cả nền văn hóa bản xứ hoặc các nền văn hóa khác. Hầu hết những người biết đến văn hóa Nhật và tiếng Nhật đều dựa vào Anime và Manga.
Weeaboo chỉ những người hâm mộ quá cuồng nhiệt nền văn hóa Nhật Bản. Họ thậm chí còn phá vỡ khá nhiều những ranh giới của xã hội, lạm dụng quá nhiều từ ngữ Nhật.
Sự ra đời của Wibu khiến nhiều cuộc tranh cãi nổ ra khi mà nhiều người thắc mắc liệu Wibu có ý nghĩa tương tự như Otaku chỉ những người chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Nhật Bản. Trên thực tế, nhiều phát biểu cho rằng Wibu tương tự như Otaku dùng để ám chỉ một Otaku bị cản trở bởi sự chiếm dụng về văn hóa. Người phương Tây nghĩ rằng, Otaku chỉ dùng mô tả một người Nhật có sự cuồng nhiệt với chính nền văn hóa của đất nước mình.
Wibu hiện nay đang bị lên án một cách thường xuyên do một số thành phần thích thể hiện sự thượng đẳng cũng như coi bản thân mình là số 1. Họ yêu thích văn hóa Nhật Bản đến mức sẵn sàng ném đá bất cứ ai lên tiếng phê bình hoặc đánh giá không hay về những tác anime hoặc manga bất chấp nó truyền tải thông điệp tốt hay xấu tới người đọc. Thậm chí, họ tôn thờ văn hóa Nhật đến nỗi xem thường và chê bai văn hóa các quốc gia khác, kể cả văn hóa của nước họ. Đó là lý do mà Wibu đang không được chào đón ở nhiều quốc gia và bị không ít người chỉ trích về thái độ này.
Hiểu thế nào là đúng về Wibu?Với cộng đồng người Việt, bất cứ đối tượng nào chỉ cần quá cuồng Anime hoặc Manga, hay các văn hóa Nhật Bản thì đều bị cho là Wibu. Trên thực tế Wibu tại Việt Nam không có nghĩa giống với thuật ngữ Weeaboo gốc. Wibu mang tính miệt thị nặng nề hơn với những người cuồng văn hóa Nhật Bản, kiểu trẻ trâu tự nhận mình là Otaku… Trên thực tế thuật ngữ weeaboo chỉ dùng để ám chỉ những người phương Tây và xuất phát của thuật ngữ này là chỉ những người Nhật da vàng.
Thực tế thì người Việt đã sử dụng sai thuật ngữ này về hình thức, nhưng về bản chất thì nó vẫn đúng. Thuật ngữ Weeaboo về hình thức là ám chỉ những người phương Tây và khi sử dụng rộng rãi thì nhiều người quên mất xuất phát điểm này. Về bản chất thì Wibu mỉa mai những thành phần quá khích.
ở thời điểm hiện tại, Wibu được sử dụng cực kỳ rộng rãi tại Việt Nam, nhưng không phải ai cũng hiểu về bản chất cũng như quá trình ra đời của thuật ngữ này. Điều này khiến nhiều người sử dụng chúng một cách vô tội vạ.
Nếu có ý định gắn mác ai là Wibu thì hãy dựa vào ý nghĩa của từ này cũng như quá trình hình thành của chúng rồi hãy suy xét kỹ mà sử dụng. Hãy lưu ý từ này chỉ dùng trong cộng đồng người Việt, còn nếu như nói với những người khác thì nên sử dụng từ Weeaboo thì sẽ chính xác hơn.
Dù chọn cách nói nào đi nữa thì từ này cũng có ý chỉ mỉa mai người khác và nó mang tính chất tiêu cực. Wibu là một thuật ngữ được cộng đồng Việt Nam sáng tạo ra và nhằm ám chỉ những người hâm mộ Anime, Manga hay văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam một cách quá cuồng nhiệt.
Sự khác biệt giữa Wibu vs người tự nhận là fan AnimeTừ khi cụm từ Wibu xuất hiện cũng là lúc cụm từ fan Anime được biết đến nhiều hơn. Fan Anime được hiểu đơn giản là những người đã xem kha khá các bộ Anime và có được lượng kiến thức nhất định về thể loại này. Thực tế, fan anime là cách mà những người này tôn vinh bản thân họ và hạ thấp những người tự nhận là Wibu hay những Otaku thật sự.
Các fan anime thường sẽ xem kiểu để lấy thông tin và tua nhanh để đẩy tiến độ. Họ sẽ không dành quá nhiều thời gian để cảm nhận xem bộ phim đó có gì hay, có gì dở. Mục đích cuối cùng khi xem Anime là soi sét những lỗi nhỏ và nhặt sạn trong phim. Sau đó, họ sẽ đi ngược với số đông để nêu lỗi và chê bai những bộ anime được nhiều người ưa thích.
Tìm Hiểu Giải Mã Về Ý Nghĩa Giấc Mơ Thấy Ếch Của Bạn
Bạn nằm mơ thấy ếch và đang hoang mang lo lắng không biết giấc mơ này mang điềm báo gì? Để có thể giải đáp giấc mơ này, mời bạn hãy tham khảo nội dung sau.
Giải mã ý nghĩa giấc mơ thấy ếch?Bạn nằm mơ thấy ếch, không biết giấc mơ này mang ý nghĩa như thế nào? Để có thể giải đáp vấn đề này, mời bạn tham khảo như sau:
Trong giấc mơ thấy có rất nhiều ếch, giấc mơ này dự báo cuộc sống của bạn sẽ thanh đạm.
Còn bệnh nhân nằm mơ thấy có rất nhiều ếch. Giấc mơ này ám chỉ sức khỏe của người đó nhanh chóng phục hồi.
Đối với thương nhân mơ thấy có nhiều ếch. Giấc mơ này người đó có thể phát đại tài, thu được nhiều lợi nhuận.
Mơ thấy bắt ếchTrong giấc chiêm bao thấy bạn đang bắt một con ếch. Giấc mơ này dự báo việc bạn không quan tâm nhiều đến sức khỏe của mình.
Mơ thấy dùng đá ném ếchTrong giấc mộng thấy dùng đá ném ếch. Đây là giấc mơ dự báo bạn sẽ nhanh chóng được điều động về vấn đề công việc.
Mơ thấy ếch cắnNằm ngủ mơ thấy ếch cắn bị thương. Giấc mơ này cho thấy những điều khó khăn, bất lợi sẽ nhanh chóng qua đi.
Mơ thấy tiếng ếchNghe tiếng ếch kêu trong giấc mộng. Giấc mơ này muốn ám chỉ, khi bạn nhờ vả ai đó làm gì, nhưng họ không làm theo như mong muốn.
Mơ thấy ếch nhảyTrong giấc mơ thấy cảnh những con ếch đang nhảy nhấp nhô. Giấc mơ này đại diện cho lập trường của bạn thiếu vững chắc. Bạn đang có ý muốn thay đổi chỗ làm. Bên cạnh đó giấc mơ này cũng ám chỉ bạn đang gần đạt được mục tiêu của mình.
Còn trường hợp mơ thấy ếch đang nhảy trên bãi cỏ. Điều này muốn nói bạn sẽ gặp được người bạn lạc quan tiến thủ.
Mơ thấy ếch bị tróiĐối với nữ giới mơ thấy ếch bị trói cột. Giấc mơ này dự báo bạn sẽ kết hôn với người giàu tiền bạc. Tuy nhiên có thể bạn sẽ phải chăm sóc con cái của người vợ trước để lại.
Mơ thấy ếch nhảy qua đườngNếu một con ếch nhảy qua đường trong giấc mơ của bạn. Giấc mơ này muốn nhắc nhở, bạn nên sống chậm lại. Hành động liều lĩnh dẫn đến các mối nguy hiểm. Vì thế bạn cần sử dụng sức mạnh quan sát và cảnh giác với môi trường xung quanh.
Mơ thấy con ếch trước cửa nhàNếu bạn thấy một con ếch ở trước cửa nhà của bạn. Giấc mơ này cho thấy bạn đang có sự thây đổi địa chỉ. Bạn được định sẵn để đạt đến một nơi vượt trội so với trước đó.
Mơ thấy mình ăn 1 con ếchThấy mình ăn một con ếch. điềm báo bạn sẽ có cuộc sống thành đạt, bình an. Trong khi đó, việc ăn chân ếch nhấn mạnh mong muốn được người khác thừa nhận mình là ông chủ.
Mơ đuổi theo con ếchGiấc mơ bắt hoặc đuổi theo một con ếch. Giấc mơ này dự báo cho thấy bạn phản kháng mạnh mẽ bởi thay đổi cuộc sống.
Mơ thấy ếch đánh con gì?Mơ thấy con ếch đánh số: 28, 43
Nhịp Tim Nhanh Có Nguy Hiểm Không Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
1. Nhịp tim chuẩn là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào thể trạng, giới tính, độ tuổi mà nhịp tim chuẩn ở mỗi người có thể khác nhau. Ở người trưởng thành, khi nghỉ ngơi không vận động, nhịp tim chuẩn sẽ dao động từ 60 – 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim vượt quá 100 nhịp/phút thì đây chính là tình trạng nhịp tim nhanh.
Tuy nhiên, đối với những vận động viên chuyên nghiệp, người luyện tập thể thao đều đặn, nhịp tim có thể chỉ khoảng 40 – 50 nhịp/phút. Với người trên 60 tuổi, nhịp tim chỉ nằm trong khoảng 60 – 80 nhịp/phút và khi tim đập trên 80 nhịp/phút đã gây nên các triệu chứng hồi hộp, mệt, khó thở… Trường hợp này vẫn được xem là tim đập nhanh, cần điều trị.
Tim đập nhanh có thể vô hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý Bảng tiêu chuẩn nhịp tim theo từng độ tuổi (Nghiên cứu của các cơ quan y tế quốc gia tại Vương quốc Anh)
Bảng giới hạn nhịp tim nhanh cho từng độ tuổi:
2. Triệu chứng tim đập nhanh
Người khó thở hoặc thở hụt hơi, phải rướn người lên mới thở được.
Có cảm giác lo lắng, bồn chồn, hồi hộp.
Cảm nhận rõ tim đập mạnh, thình thịch trong ngực, cổ, họng và lồng ngực bị rung lên.
Lỗi nhịp.
Đau đầu, đau thắt ngực.
Chóng mặt, choáng ngất.
Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng trên cần được thăm khám và điều trị sớm nhất để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Khi tim đập nhanh, người bệnh cảm thấy khó thở, hồi hộp, lo lắng
3. Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?Nguyên nhân tim đập nhanh có thể do ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như tâm lý, chất kích thích, các hoạt động của cơ thể trước đó, cụ thể:
Xúc động mạnh, căng thẳng, hoảng sợ.
Trầm cảm.
Dùng chất kích thích như caffeine, rượu, nicotine, cocaine.
Do tác dụng phụ của thuốc ho, cảm cúm, thuốc trị hen suyễn, kháng sinh, giảm cân, thuốc làm thông mũi.
Sốt.
Tập luyện quá sức.
Thay đổi nội tiết tố do rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh, mang thai.
Sự nhạy cảm với thức ăn: ăn quá nhiều tinh bột, đường, chất béo, muối, nitrat, bột ngọt (MSG).
Ngoài ra, nhịp tim nhanh cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng:
4. Các biến chứng nguy hiểm khi nhịp tim nhanh bất thường
Ngất: Tim đập nhanh kéo dài dễ khiến huyết áp tụt đột ngột và gây ngất.
Ngưng tim: Là một biến chứng hiếm gặp nhưng một số trường hợp tim đập nhanh có thể làm tim ngừng đập, đe dọa tính mạng người bệnh.
Đột quỵ: Biến chứng của các bệnh tim mạch, có xuất hiện cơn rung nhĩ, hình thành các cục máu đông gây tắc mạch máu não.
Suy tim: Rung nhĩ là nguyên nhân gây suy tim nếu không điều trị sớm.
5. Chẩn đoán và điều trị nhịp tim nhanh5.1. Chẩn đoán – Khám lâm sàng:
Nghe nhịp tim bằng ống nghe.
Tìm kiếm những dấu hiệu của bệnh lý nội khoa khiến tim đập nhanh như cường giáp.
Cần thăm khám để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời – Khám cận lâm sàng:
Điện tâm đồ (ECG): là xét nghiệm không xâm lấn, thực hiện khi bạn nghỉ ngơi hoặc tập thể dục (điện tâm đồ gắng sức). Bác sĩ sẽ ghi lại các xung điện phát ra theo nhịp đập của tim bằng cách đặt các điện cực trên ngực của bạn. Với ECG, bác sĩ có thể phát hiện ra các bất thường trong cấu trúc của tim dẫn đến nhịp tim nhanh.
Thiết bị Holter ECG test: Là thiết bị đo nhịp tim hiện đại nhất hiện nay. Holter ECG test ghi lại dữ liệu nhịp đến 7 ngày không gián đoạn, trong suốt mọi hoạt động thường ngày, kể cả khi tập luyện thể thao. Đặc biệt, cấu tạo thiết bị rất nhẹ và nhỏ gọn, rất thuận tiện khi sử dụng. Đặc biệt, dữ liệu nhịp tim được chuyên gia tại nước ngoài phân tích, đánh giá.
Siêu âm tim: Cho thấy hình ảnh chi tiết về cấu trúc và chức năng của tim.
5.2. Điều trị
Nếu tim đập nhanh không phải do bệnh lý hay các vấn đề bất thường ở tim thì rất hiếm khi điều trị. Bởi nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do các yếu tố tâm lý, cơ địa, lối sống. Vì vậy, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên giúp bạn tránh những nguyên nhân khởi phát bệnh và kiểm soát nhịp tim tốt hơn.
Trường hợp nhịp tim nhanh là dấu hiệu của bệnh lý về tim, tuyến giáp, tiểu đường… bác sĩ sẽ chỉ định điều trị đặc hiệu, chuyên biệt cho từng bệnh. Nếu chẩn đoán rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, không thể điều trị nội khoa thì một số phương pháp can thiệp có thể áp dụng như đặt máy tạo nhịp, sốc điện tim, đốt điện sinh lý…
6. Cần làm gì để kiểm soát nhịp tim tốt hơn?Ngoài thăm khám và điều trị trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tim mạch, người bệnh cần thực hiện những biện pháp để kiểm soát nhịp tim tốt hơn:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch như rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc, cá giàu omega-3… Hạn chế tuyệt đối thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn, mỡ động vật, trứng, sữa béo.
Tập luyện thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga… khoảng 30 phút mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Cân bằng điện giải, đảm bảo nồng độ các ion K+, Ca2+, Na+, Mg2+ luôn ổn định.
Cân bằng công việc, giảm bớt căng thẳng.
Uống đủ nước mỗi ngày.
Thư giãn, nghỉ ngơi phù hợp, tránh bị căng thẳng kéo dài.
Thay đổi, từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, rượu bia, sử dụng các chất kích thích.
Rèn luyện sức khỏe mỗi ngày giúp cơ thể dẻo dai và tim khỏe mạnh hơn
7. Một số lưu ý cần chuẩn bị khi gặp bác sĩNếu bạn có triệu chứng nhịp tim nhanh bất thường, cần đặt hẹn khám, tư vấn bác sĩ càng sớm càng tốt.
Các thông tin cần chuẩn bị khi thăm khám:
Tiền sử bệnh, tiền sử gia đình, các yếu tố nguy cơ tim mạch.
Các loại thuốc, thực phẩm chức năng… đang sử dụng.
Những thắc mắc cần hỏi bác sĩ (lý do gây nên tình trạng tim đập nhanh, tôi nên làm xét nghiệm gì?…)
Nhịp tim nhanh có thể do hồi hộp, căng thẳng nhưng cũng có thể là triệu chứng tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm mà phổ biến nhất là các vấn đề về tim mạch. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe trái tim và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm, cần thăm khám sớm khi có các dấu hiệu bất thường và tầm soát tim mạch định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.
CarePlus là địa chỉ tầm soát tim mạch uy tín tại chúng tôi
Hệ thống Phòng khám CarePlus là một trong những địa chỉ tầm soát tim mạch đáng tin cậy tại TP. HCM. Chuyên khoa Tim mạch CarePlus được đánh giá cao bởi có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch như: bệnh tim bẩm sinh trong bào thai, bệnh mạch vành, loạn nhịp tim…
Ngoài ra, khi thăm khám và điều trị tại CarePlus, khách hàng hoàn toàn an tâm vì:
Chẩn đoán đúng bệnh, hạn chế việc sử dụng thuốc trong điều trị.
Chỉ định đúng xét nghiệm, can thiệp y học cần thiết.
Tư vấn kỹ lưỡng sau thăm khám, theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh, tham gia tích cực vào việc chữa trị cùng khách hàng và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc (nếu có).
Hỗ trợ tư vấn và liên hệ với nhiều bệnh viện lớn tại TP. HCM để việc điều trị nội trú thuận tiện nhất (trường hợp cần nhập viện cấp cứu).
Sở hữu nhiều thiết bị tầm soát bệnh lý tim mạch hiện đại nhất hiện nay như: Holter ECG Bittium Faros, điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim Doppler màu… cho kết quả chính xác, cơ sở để điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Để tìm hiểu rõ hơn về các gói tầm soát tim mạch tại CarePlus, vui lòng truy cập: TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Tổng đài để được tư vấn.
Nhịp Tim Chậm: Biến Chứng Thường Gặp Và Cách Trị Hiệu Quả
Your browser does not support the audio element.
A- A+
Đối với bệnh nhịp tim chậm, mặc dù chiếm tỷ lệ mắc ít hơn nhiều so với nhịp tim nhanh, nhưng lại có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể cướp đi tính mạng của người bệnh. Do vậy, nhịp tim chậm luôn được các chuyên gia tim mạch khuyến cáo cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Nhịp tim chậm là gì?Ở những người bình thường, khi nghỉ ngươi nhịp tim từ 60 đến 100 nhịp/phút. Nếu tim bạn đập ít hơn 60 lần một phút được coi là nhịp tim chậm.
Tuy nhiên, nhịp tim chậm khoảng 40-50 nhịp/phút là bình thường đối với một số người khỏe mạnh và là vận động viên thường thường xuyên tập thể dục, bởi tim ở những đối tượng này chỉ cần bóp ít nhịp đã đủ để đi nuôi cơ thể. Trong trường hợp còn lại, nhịp tim dưới 60 nhịp là nhịp tim chậm bệnh lý do vấn đề hệ thống điện của tim.
Nhịp tim chậm có nguy hiểm không?Nhịp tim chậm sẽ làm giảm lượng máu đi nuôi cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: mệt mỏi, đau ngực, choáng đầu, thậm chí có thể ngất, nếu tiếp tục kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim - con đường chung của hầu hết các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn cả trong trường hợp nhịp tim quá chậm gây ngừng tim có thể sẽ đe dọa đến tính mạng. Do vậy trong trường hợp nhịp tim quá thấp, bác sĩ thường có chỉ định can thiệp hoặc phẫu thuật đặt máy tạo nhịp, để bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.
Người bệnh nhịp tim chậm có thể ngất
Nguyên nhân gây ra chứng nhịp tim chậm?Nhịp tim chậm có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là một trong số các lý do sau:
Quá trình lão hóa gây ra những thay đổi cấu trúc tim làm ảnh hưởng đến tính dẫn truyền tim
Một số bệnh gây hư hỏng hệ thống điện trong tim, bao gồm: bệnh mạch vành, các bệnh nhiễm trùng như viêm nội tâm mạc và viêm cơ tim.
Các yếu tố làm chậm xung điện của tim như suy tuyến giáp hoặc sự mất cân bằng điện giải do quá nhiều kali trong máu, suy nút xoang
Một số loại thuốc như: thuốc chẹn beta, thuốc chống loạn nhịp và digoxin được sử dụng trong điều trị bệnh tim hoặc cao huyết áp cũng có tác dụng gây nhịp tim chậm. Trong trường hợp này nếu giảm liều thuốc, nhịp tim sẽ được nâng lên như ban đầu.
Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ gây nhịp tim chậm là: tuổi cao, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, căng thẳng kéo dài, lo âu.
Nhịp tim chậm thường có các triệu chứng như thế nào?Nhịp tim chậm ở mức độ nhẹ thường ít có triệu chứng, nên người bệnh rất khó phát hiện, chỉ khi nhịp tim đập quá chậm dưới 45 nhịp/phút, mới ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan khác, giảm lượng máu giàu oxy đi nuôi cơ thể, đặc biệt não bộ, có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng sau:
Cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng.
Hụt hơi, hơi thở ngắn
Người mệt mỏi.
Đau ngực, đánh trống ngực
Tụt huyết áp
Nếu có triệu chứng chóng mặt, choáng váng, đau ngực thường xuyên. người bệnh cần được thăm khám sớm để có hướng điều trị kịp thời, phòng ngừa rủi ro
Nhịp tim chậm được điều trị như thế nào?Điều trị nhịp tim chậm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và nguyên nhân gây ra nhịp tim chậm mà bạn gặp phải. Nếu nhịp tim chậm không gây triệu chứng, thường không được điều trị.
Dùng thuốc điều trị
Trong trường hợp nhịp tim chậm là hậu quả của các bệnh tim mạch khác gây nên. Ngoài kiểm soát chứng nhịp tim chậm, người bệnh cần phải điều trị cả các bệnh lý mắc kèm khác bằng thuốc tây hoặc các phương pháp điều trị khác
Nhịp tim chậm do suy nút xoang cấp thường được chỉ định sử dụng Atropin, Isoproterenol. Cách dùng và liều lượng cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp với tình trạng bệnh.
Nếu một vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như chứng suy giáp hoặc mất cân bằng điện giải, gây ra nhịp tim chậm. Trong trường hợp này nhịp tim chậm có thể chữa khỏi.
Nếu nhịp tim chậm do một loại thuốc nào đó, khi điều chỉnh liều hoặc kê toa một loại thuốc khác, tình trạng nhịp tim chậm có thể thuyên giảm. Tuy nhiên bạn không được ngừng dùng những loại thuốc này.
Mục tiêu điều trị là làm tăng nhịp tim của bạn để tim có thể cung cấp đủ lượng máu cho cơ thể. Nếu nhịp tim chậm không được điều trị, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Những triệu chứng này có thể bao gồm ngất xỉu và chấn thương do nghẹt mũi, cũng như động kinh hoặc thậm chí tử vong.
Bên cạnh các thuốc tây, sử dụng kết hợp với các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như Tpcn Ích Tâm Khang, cũng là một trong những giải pháp mà các chuyên gia tim mạch khuyến khích người bệnh.
Bác Đàm chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim do nhịp tim chậm
Đặt máy tạo nhịpTrường hợp nhịp tim chậm do hư hỏng hệ thống điện trong tim do suy nút xoang cấp ở mức độ nặng có lẽ bạn sẽ phải đặt máy tạo nhịp tim. Máy tạo nhịp tim là một thiết bị được đặt dưới da giúp điều chỉnh nhịp tim.
Hầu hết những người có máy tạo nhịp đều có cuộc sống bình thường, tích cực. Bạn sẽ cần phải tránh những thứ có từ trường mạnh và điện. Các thiết bị này có thể làm cho máy tạo nhịp hoạt động bất ổn. Sau khi đặt máy tạo nhịp, người bệnh vẫn nên tái khám định kỳ để được bác sĩ kiểm tra bởi máy tạo nhịp này cũng có tuổi thọ khoảng 10 – 15 năm và có thể sẽ gặp phải những biến cố nhất định. Gọi bác sĩ ngay nếu người bệnh có các triệu chứng bất thường cho thấy máy tạo nhịp hoạt động không đúng, chẳng hạn như:
Nhịp tim của bạn rất nhanh hoặc chậm, bỏ nhịp, hoặc rung nhĩ.
Cảm thấy chóng mặt.
Thở dốc…
Máy tạo nhịp thường sẽ được chỉ định đặt khi bị suy nút xoang
Thay đổi lối sốngChứng nhịp tim chậm ngoài do một số tình trạng bệnh tim khác gây nên, còn ảnh hưởng bởi cả chế độ ăn và tập luyện, do đó thực hiện một lối sống lành mạnh sẽ cải thiện được tình trạng của bệnh tim mạch. Cụ thể bao gồm:
Chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, cá, và các loại thực phẩm bơ sữa ít béo hoặc không béo.
Tránh hoạt động gắng sức, nhưng nên tập thể dục nhẹ nhàng, điều độ như đi bộ sẽ tốt cho tim mạch hơn
Giảm cân nếu đang có thể trạng béo.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
Trong trường hợp bị ngất đi hoặc có các triệu chứng của cơn đau tim, hụt hơi nhiều, nên đi thăm khám lại để được xử trí kịp thời.
Điều trị bệnh tim mạch luôn là vấn đề nhức nhối của dư luận bởi những căn bệnh này có thể theo chúng ta cả đời. Nhịp tim chậm cũng thế, dù do bất kể nguyên nhân nào, các bạn cũng nên cảnh giác với nó, bởi có thể sẽ để lại hậu quả nguy hiểm. Tuy nhiên, một phương pháp điều trị phù hợp và cách xử trí kịp thời sẽ giúp người bệnh phòng ngừa rủi ro và sống khỏe mạnh hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hiểu Đúng Về Nhịp Tim Của Bạn trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!