Bạn đang xem bài viết Học Làm Thầy Người – Mô Phạm Cho Đời được cập nhật mới nhất trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
HỌC LÀM THẦY NGƯỜI
MÔ PHẠM CHO ĐỜI
Thích Thiện Phước dịch
Giọt nước thấm môi lời dạy bảo
Ngàn năm ghi nhớ mãi không quên.
Hành trang ngày ấy xin mang lấy
Theo trọn bên con cả cuộc đời.
I. LỜI NÓI ĐẦU
Các vị đồng học: Hôm nay chúng tôi nhân cơ hội này cùng với các vị bàn về một vài vấn đề thực tế của việc tu học. Gần đây, có người nói rằng: Công nhân viên rất khó bảo; Làm Thầy giáo thì trách móc học sinh không nghe lời chỉ dạy, lại có rất nhiều bậc cha mẹ cũng thường nói đến con cái không chịu nghe lời. Đây chính là vấn đề nghiêm trọng, không phải là vấn đề của một gia đình, một cá nhân. Hiện tại gần như là vấn đề chung của toàn xã hội. Không chỉ có vài hiện tượng này ở trong xã hội của chúng ta, mà còn ở trong nhiều quốc gia thuộc địa khác cũng tồn tại và phổ biến về những vấn đề nghiêm trọng như thế. Có rất nhiều người cảm thấy lo âu, buồn bã. Vậy cuối cùng phải giải quyết vấn đề này như thế nào?. Họ đến hỏi tôi và tôi cũng biết được những vấn đề nghiêm trọng này. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh nghiêm trọng của một xã hội hiện đại. Vậy ta cần phải biết rõ nguyên nhân của căn bệnh này phát sanh ra từ đâu? Và làm thế nào để trị liệu?
Nhà Nho thường nói: “Quân bất quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử, xã hội tất đại loạn”. Nghĩa là: Vua chẳng ra vua, bầy tôi chẳng ra bầy tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con thì xã hội ắt phải có họa hoạn lớn. Thời xưa thì nói “quần thần”, còn hiện tại thì chỉ cho bậc lãnh đạo và những người bị lãnh đạo trong xã hội. Ông chủ của một Công ty, Cửa hàng là người lãnh đạo, còn công nhân viên chính là kẻ bị lãnh đạo. Thế thì, thử hỏi công nhân viên chức sao không nghe lời? Đó là một vấn đề mà người lãnh đạo phải nên suy xét cho thật kỹ. Chúng ta cần phải hiểu đoàn kết chính là sức mạnh.
Năm 1983, tôi giảng kinh ở Nữu Ước. Lúc ấy có ông bạn người Mỹ nói đùa với tôi rằng: “Bây giờ người Tây phương gần như tất cả đều khẳng định là người Trung Quốc rất thông minh. Nếu như đem người toàn thế giới mà sánh với mỗi một cá nhân, thì người Trung Quốc là bậc nhất. Còn hai người cùng sánh với nhau thì người Do Thái là thứ nhất; Nếu như ba người tương sánh thì họ thừa nhận người Nhật là thứ nhất”. Sau đó ông ấy dùng một giọng điệu châm biếm nói với tôi rằng: “Nhưng người Trung Quốc vì sao mà không chịu đoàn kết”. Ý nói người Trung Quốc thông minh trí tuệ đệ nhất trên thế giới, nhưng đáng tiếc là không chịu đoàn kết, chỉ vì tự kỷ. Tôi nghe câu nói này rồi liền mỉm cười đáp rằng: “ Đây là thượng đế đã an bài”. Câu trả lời của tôi như thế đã đem lại sự bất ngờ cho ông ấy. Thật ra ông ấy không nghĩ đến tôi dùng giọng điệu như thế để trả lời. Và ông rất kinh ngạc, lại hỏi tôi: “Vì sao?”. Tôi nói: “Người Trung Quốc chúng tôi nếu đoàn kết lại thì các bạn liệu có còn cơm để ăn không?”. Thế là mọi người cười ồ lên và câu chuyện này dường như rất nhiều người biết đến. Tuy là lời nói đùa, nhưng suy nghĩ kỹ thì có đạo lý rất sâu xa. Nhật Bổn sau chiến tranh vốn là một quốc gia suy yếu, thế nhưng không bao lâu đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới, vậy chân lý ấy ở chỗ nào? Vậy mà người Tây phương suy nghĩ vẫn chưa thấu đáo. Thật ra thì rất đơn giản, vì họ đã thực hiện chơn chánh được mối quan hệ mật thiết hợp tác giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo.
Trên thế giới có rất nhiều lãnh thổ quốc gia, công nhân viên thường hay bất mãn với người chủ của mình, luôn luôn kháng nghị. Thế thì cả hai bên đều bị tổn thất rất lớn. Nhưng chúng ta không bao giờ thấy người Nhật Bổn đình công. Như vậy, công nhân viên chức người Nhật đối với ông chủ họ có ý kiến không?. Cũng có, nhưng họ có ý kiến là ở trên đầu quấn chiếc khăn trắng để tuyên bố biểu thị sự kháng nghị. Nhưng công việc thì vẫn theo lệ thường, đây là nêu lên một ví dụ thành công giữa cấp bậc lãnh đạo và những người bị lãnh đạo. Người chủ một khi thấy công nhân viên chức có ý kiến, thì liền tập hợp công nhân viên lại mở ra cuộc hội thảo để nhận biết sự thật, rồi vì họ mà giải quyết vấn đề. Cho nên cả hai bên đều được lợi ích, mà không bị tổn hại, đạo lý này mãi đến nay người Tây phương cũng chẳng hiểu thông. Vậy thì làm sao sánh với người Nhật Bổn được chứ? Kỹ xảo này của nguời Nhật Bổn là học từ đâu ra? Xin thưa cùng với các vị là học từ Trung Quốc chúng ta. Đây chính là nhà Nho đã giảng: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”. Nếu họ hiểu được đạo lý này và đem nó ra ứng dụng trong đời sống thực tại, trong cửa hàng tổng hợp thì họ được thành công rồi. Nếu chúng ta thể hội được đạo lý này thì cũng chẳng khó khăn gì để suy nghĩ về vấn đề của xã hội ngày nay.
II. TAM ĐỨC VÀ TAM BẢO:
1. Ngoài thì có Tam bảo: Quân – Thân – Sư.
Nhà Nho dạy người lãnh đạo phải làm quân, làm thân và làm thầy. Thời kháng chiến, chúng tôi ở phương Nam lại chứng kiến được rất nhiều nhà người dân, bài vị cúng tổ tông ở trong nhà của họ, phía trên viết là: “Thiên địa quân thân sư”. (Trời, đất, vua, người thân, người thầy) tập tục nầy rất phổ biến, đây là nền giáo dục sâu sắc của các Nho gia dạy người phải làm vua, làm người thân, làm người thầy. Còn nhà Phật thì giảng là Tam bảo, tôi biết được ba chữ này chính là “ Trị thế Tam bảo” (ba ngôi quý báu sửa trị cho đời) vì vậy mà ở trong xã hội hiện đại chúng ta phải nên phổ biến truyền bá. “Quân” chính là vị lãnh đạo, vậy bạn cần phải đem lòng thân thiết sâu xa đối đãi với những công nhân viên. Họ vì thấy được những con cái, anh chị em của mình được bạn giúp đỡ, thương yêu quan tâm, thì các công nhân ấy sanh tâm cảm kích ân đức của bạn, và họ xem ông chủ đáng làm người “thân”, đáng làm bậc cha anh của mình. Tuy nhiên hoàn cảnh thì không giống nhau, chẳng những phải dùng “thân tâm”(tấm lòng của người thân) để quan tâm, đối đãi họ mà còn phải dùng “sư tâm” để hướng dẫn họ. Sư ở đây chính là thầy giáo. Ông chủ chính là cha mẹ của công nhân viên và cũng chính là bậc thầy của công nhân viên. Cha mẹ đối đãi với con cái thì thương yêu; thầy dạy học sinh thì oai nghiêm. Thương yêu và oai nghiêm đều ban cho họ, bạn lại phải chơn chánh chỉ dẫn họ, khiến cho kỹ thuật của họ ngày ngày được đổi mới và phát triển, đồng thời cũng đề cao kỹ thuật của họ, từ đấy mà công thương nghiệp cũng được tiến bộ. Cho nên, người lãnh đạo nếu như chỉ làm đến thân phận là “Quân”, không có tình cảm của một người thân, không có tâm của người làm thầy. Vậy thì bạn chỉ làm được một trong ba phần, như thế làm sao không sanh ra vấn đề rắc rối!. Cho nên “Quân, Thân, Sư”, “Tam bảo” họp lại thành một, đây là vấn đề mà các bậc lãnh đạo cần phải quan tâm thực hành. Người Nhật Bổn đã làm được, còn chúng ta vì sao mà không làm được!.
Cùng một chân lý đó, hiện tại trong các gia đình sinh ra vấn đề con cái không nghe lời cha mẹ chỉ dạy. Cha mẹ đối với con cái phải có tình cảm thân thiết; Nếu phương diện này không có “sư tâm” (tấm lòng của một người thay), không có “Quân tâm” (tấm lòng của một vị vua) thì bạn làm cha mẹ chỉ thực hiện được một trong ba phần, thiếu hai phần kia, nhất định gia đình bạn sẽ bất an hỗn tạp. Cho nên, trong cuộc sống hiện tại, các bậc cha mẹ phải làm thế nào để dạy con cái cho tốt? Bạn phải dạy bảo con cái. Vậy dạy bảo chúng như thế nào? Bằng mọi cách bạn phải làm tấm gương tiêu biểu cho con cái, đứa bé hay nhìn vào dáng vẻ của người lớn, nếu hành động của bạn không đường hoàng mà lại yêu cầu con cái phải thực hành đúng đắn thì việc làm này không thể được. Thế nên bạn phải hướng dẫn chúng và bạn cũng là bậc thầy của con cái, bạn phải chỉ dẫn chúng, nếu bạn không biết dạy thì tự mình cần phải học, vì dạy học là việc lâu dài.
Ngay khi ấy nếu bạn làm người “Thân”, đồng thời cũng làm vị “Quân”, “Sư” thì gia đình của bạn liền được hạnh phúc. Thử hỏi cac bậc làm cha mẹ ngày nay có ý niệm làm “Quân”, “Sư” không? Nếu như không có thì chớ trách vì sao trong nhà không được an vui .
Cùng một chân lý đó, ở nhà trường thầy giáo cảm thấy học sinh khó dạy, vậy thì chúng khó dạy ở chỗ nào?. Cũng vì người làm thầy giáo mà chỉ làm được một trong ba phần, còn hai trong ba phần chưa thực hiện được; không chỉ không làm được mà cũng chưa từng nghĩ tới. Bạn là vị Thầy giáo đối đãi với học sinh phải có tình cảm thân thiết, đồng thời cũng là người hướng dẫn học sinh. Thế nên phải có trách nhiệm gánh vác, gánh vác ở trong cương vị công tác. Mọi người nếu có thể hiểu được “Quân, Thân, Sư” ba ngôi này đồng một thể như thế thì làm người mới được viên mãn, và mới có thể thu được hiệu quả tốt trong cuộc sống.
Có người hỏi tôi: Pháp Sư nói rất đúng, nhưng công nhân viên như chúng tôi thì làm sao có thể thực hiện được trách nhiệm “Quân, thân, sư” đó? Tôi đáp: Công nhân viên chức đều có thể làm được như nhau. Bạn tuy ở trong cương vị nầy nhưng bạn phải có ý nguyện. Hay nói một cách khác, nếu ta là công nhân viên thì phải làm việc có gương mẫu của một người công nhân viên. Đây chính là lý tưởng của người làm “Quân”. Đối với những người bạn cùng nghề ta phải quan tâm lo lắng cho họ đó chính là tấm lòng của một người “thân”. Kỹ thuật của ta biết được phải có tấm lòng vui vẻ để giúp đỡ, dạy bảo người khác. Tuy nhiên nếu so với ta thì những điều họ biết được rất là nhiều, nhưng có những điều ta biết mà họ chưa từng biết. Đây chính là tấm lòng của một vị Thầy.
Do đó có thể biết, người đảm đương không luận là phải trải qua cuộc sống, thân phận như thế nào, công việc như thế nào nhưng cương vị “Quân, thân, sư” đều phải làm được. Nếu mỗi người đều có thể làm được như nhau, thì xã hội chúng ta sẽ được kiện toàn. Cho nên nơi nào có căn bệnh tệ nạn xảy ra đều có thể tiêu trừ. Đây chính là một xã hội vững mạnh, an hòa, phồn vinh, thịnh vượng. Như vậy giữa người lãnh đạo và công nhân đều được vinh hiển hạnh phúc, đây là một vấn đề mà chúng ta cần phải thực hiện.
2. Trong thì có ba đức: Giác – Chánh – Tịnh.
Nội tâm phải đầy đủ “Tam đức”. Phật dạy: “Giác-chánh-tịnh” là “Tam Bảo”, tôi đem “Tam Bảo” gộp lại thành “Tam Đức” nầy. Nội tâm của chúng ta nếu đối với người, vật, hiểu biết mà chẳng mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm, thì tâm địa được chánh đại quang minh, chánh tri, chánh kiến thanh tịnh không cấu nhiễm. Trong thì có “Tam đức”, ngoài thì hiển bày “Tam Bảo”. Người Trung Quốc thời xưa gọi là “Thiên địa hoàn nhơn”. Hoàn nhơn chính là không có mảy may nào thiếu kém, chuyện này có thể làm được. Hoàn nhơn nhà Phật cũng gọi là “Phật Bồ Tát”, chính là người có đức hạnh hoàn mỹ. Được vậy mới có thể cứu vãn được căn bệnh tệ nạn của xã hội thời hiện đại. Nhân thế mà nền giáo dục của chúng ta nhất định cần phải có mục tiêu, chính xác rõ ràng. Giáo dục ở đây không hạn định ở trong truyền thống Phật giáo, hoặc là giáo dục ở trường học hiện đại, chúng ta cần phải đem nó ra để biến thành nền giáo dục của toàn xã hội. Hy vọng mỗi cá nhân đều hiểu được tình huống hiện thực này, và chúng ta đều có thể phát tâm “giác- chánh – tịnh” và làm bậc “Quân, Thân, Sư”.
3. Bốn điều tốt và tâm đắc về việc tu học Phật pháp.
Nội dung của Phật pháp thì quá rộng lớn. Người xưa bảo một bộ 24 ông quan không biết đọc từ đâu ra còn “Đại Tạng Kinh” của nhà Phật thì giống như là gấp mười lần hai mươi bốn ông quan. Cách nói này rất là bảo thủ, thực tế đã vượt hơn rất nhiều. Kinh điển tuy mênh mông giống như biển cả, nhưng nếu không tu tập thì sao nắm bắt được cương lãnh của sự an lạc giải thoát. Đức Phật rất từ bi, một đời noi Pháp của Ngài có thể qui về một vài cương lãnh chính. Ví như Tam học, Tam huệ. Tuy đơn giản nhưng ý nghĩa thì thật sâu xa. Nếu chúng ta chỉ hiểu Tam học “Giới, Định, Huệ”, Tam huệ “Văn, Tư, Tu”, trên danh tướng, thì không được lợi ích.
Thuật ngữ Phật học và văn tự rất khó khăn, hoàn cảnh cũng rất rộng lớn, ví như giảng về một từ “Bố thí” thì ở trong “Kinh Lăng Nghiêm” chương Hồi Hướng thứ sáu đã giảng qua hơn 100 loại, thật không đơn giản chỉ có hai chữ thôi đâu.
A) Chơn thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi – ý định tốt:
Năm đều “Chơn thành, Thanh tịnh, Bình đẳng, Chánh giác, Từ bi” được lược gọi là “Tồn hảo tâm” (ý định tốt). Vài năm gần đây, tôi ở hải ngoại đề xướng ra pháp “tứ hảo”: Nhưng điều thứ nhất trong pháp “tứ hảo” là hảo tồn hảo tâm (ý định tốt).
a. Chơn thành:
Tiêu chuẩn của điều “Tốt” ấy là thế nào?. Là phải chân thành, không dối với chính mình và cũng không lừa dối người khác. Hiện tại xã hội có thể không thực hiện nhiều về điều này, nhưng chúng ta nhất định cần phải làm được. Bạn muốn chân chánh lìa khổ được vui, có được cuộc sống thật hạnh phúc mỹ mãn, thì không cần làm gì khác chỉ cần đem tâm “chơn thành” xử thế, đãi người, tiếp vật, rồi sau đó mới chơn chánh thực hiện được, nhất cử nhất động đều không sợ hãi. Trên thì xứng đáng với trời đất, dưới thì xứng đáng với tất cả mọi chúng sanh. Loại tâm này thì nhiều tình cảm, khoan khoái tự tại. Nếu thật lòng đối xử với người, thì dù không sám hối, lễ Phật nhưng tự mình không bị ray rức lương tâm, tâm đã bất an thì ngũ thức đều là ác mộng. Như vậy, loại đau khổ này từ đâu đến?. Kết quả là sanh ra từ việc giả dối mà đối đãi với chúng sanh. Thật là, được thì ít nhưng mất thì nhiều. Như thế vì sao không dùng tâm chơn thành để đối đãi với mọi người?.
b. Thanh tịnh.
Kế đến là phải tu “Thanh tịnh tâm”. Sinh thái của qủa địa cầu bị ô nhiễm nghiêm trọng, các nhà khoa học đã đưa ra lời cảnh báo. Sự ô nhiễm này nếu như không lập tức dừng hẳn thì 50 năm sau sự sanh tồn của nhân loại sẽ không thích hợp nữa. Đây là lời cảnh báo nghiêm trọng, có căn cứ khoa học, vì sao ngày nay bảo hoàn, phòng ngăn sự ô nhiễm mà vẫn không có hiệu quả?. Do vì người đời chỉ nhìn hình thức bên ngoài. Kỳ thật, nếu so sánh sự ô nhiễm về nhân tâm, tinh thần, tư tưởng, kiến giải bên trong lẫn bên ngoài thì rất nghiêm trọng. Nhà khoa học nói 50 năm sau thì quả địa cầu này sẽ không còn thích hợp với sự sinh tồn của nhân loại nữa, tôi xem qua điều này đã quá lâu rồi. Thế nên sự hoằng pháp và dạy học của chúng tôi ngày nay, cốt lõi là để đưa ra một loại tâm thanh tịnh. Đây là để bảo hoàn, phòng ngăn ô nhiễm, từ đó để bảo hộ cho tâm thanh tịnh của chúng ta khởi lên. Nhưng nhất định là phải giữ pháp, tu định huệ. Tâm có thanh tịnh thì thân mới thanh tịnh; nếu thân và tâm đều thanh tịnh thì hoàn cảnh bên ngoài liền được thanh tịnh, thế mới bảo hoàn được nghiệp lực từ các căn khởi lên và mơi có thể thu được hiệu quả chơn chánh. Mỗi người đều phải quan tâm tới sự trường thọ, an vui, mạnh khoẻ của chính mình. Vậy nhưng những điều kiện này từ đâu được?. Từ nơi tâm thanh tịnh mà được. Rất nhiều người bạn đồng tu ở trong và ngoài nước, đặc biệt là khi tôi ở Nhật Bản, họ đến hỏi: “Pháp sư, ông thường ăn vật gì để sống mà thân thể của ông mạnh khỏe quá và tinh thần minh mẫn như thế?”. Tôi bảo họ rằng: “Tôi có một loại thức ăn bồi bổ rất tốt”. Họ hỏi: “Là vật gì?”. Tôi trả lời: “Tôi ăn uong tùy duyên và không phiền lụy đến người, mọi người cho tôi cái gì thì tôi ăn cái đó, ăn rất đơn giản và rất ít. Tôi không ăn vặt và không ăn những chất bổ, vì chất bổ đều có tác dụng phụ”. Bạn xem người nhà giàu có tiền, thì họ mỗi ngày tẩm bổ, nhưng chỉ bổ cho một thân bệnh.
Vậy vật có dinh dưỡng ấy là gì?. Là tâm địa thanh tịnh, trong tâm không phiền não, không phân biệt, không lo lắng, không bận bịu. Do đây mà tôi được tự tại an vui. Cho nên nói: “Nhơn phùng hỷ sự, tinh thần sảng” (Người gặp việc vui thì tinh thần sáng suốt). Loại vui vẻ này là từ ở trong tâm mà lưu rộ ra, sự vui vẻ của người ở thế gian là đi tìm khoái lạc, tìm kích thích, mà đi tìm kích thích thì khác gì chuyện đánh mắng, phê phán, hút chất độc. Sự khoái lạc đó thường thì bất chánh; còn sự khoái lạc chơn chánh được xuat phát từ tâm địa thanh tịnh. Cho nên trong nhà Phật tu thiền định, người thiền định được sâu xa thì lấy niềm vui của thiền định để làm thức ăn. “Thức ăn” là tỷ dụ cho chất dinh dưỡng, còn “thiền duyệt” là món dinh dưỡng rất thù thắng được sanh khởi từ trong tâm thanh tịnh của chúng ta. Nhà Phật thường nói “Pháp hỷ sung mãn”- đầy đủ pháp vui. Nếu bạn chứng đắc được “Pháp vui”, thì nhất định được an vui, mạnh khoẻ trường thọ.
c. Bình đẳng:
Lại nữa, chúng ta phải tu “Tâm bình đẳng”, đối với mọi người phải thanh tịnh, bình đẳng, không nên có sự phân biệt cao thấp. Không nên xem thay người giàu sang thì tôn trọng. Còn thấy những kẻ bần tiện thì xem thường. Đây là một loại kỳ thị rất sai lầm. Bạn nên đem tâm giác ngộ đối đãi với tất cả việc, và dùng tâm đại từ đại bi để quán chiếu, trông nom, giúp đỡ chúng sanh, xem người khác với mình là một, người khác nếu bằng lòng tiếp nhận, thì chúng ta phải toàn tâm, toàn lực giúp đỡ.
d. Chánh giác, Từ bi:
“Chánh giác” là trí tuệ, vốn là trí tuệ Bát nhã sẵn đủ ở chơn tâm, không phải từ bên ngoài đến, chỉ cần được thanh tịnh bình đẳng thì trí huệ tự nhiên sanh khơi. Nói một cách khác, khởi tâm thanh tịnh bình đẳng thì đó chính là trí tuệ, muôn việc, muôn pháp, quá khứ, vị lai đều thông đạt rõ ràng, không thể nghĩ bàn. Người đời cho rằng thần thông là việc vô cùng giỏi, kỳ thật đây chỉ là bản năng, tận hư không, khắp pháp giới tuy không thấy, không nghe, nhưng trong cửa ngõ sáu căn đều có thể tiếp xúc được một cách trọn vẹn.
Bản năng của chúng ta ngày nay đã bị đánh mất, nếu theo dõi và quan tam khôi phục một chút thì biết được thần thông. thần thông tuy không thể nghĩ bàn, nhưng đó chỉ là bản năng. Bản nang của chúng ta vì sao bị mất?. Do tâm của chúng ta bị ô nhiễm, khởi vọng tưởng phân biệt. Phật dạy: “Tất cả chúng sanh chỉ vì vọng tương phân biệt, chấp trước nên không thể khôi phục”
Nếu ta lìa vọng tưởng phân biệt và chấp trước thì bổn năng này liền được khôi phục.
“Tâm từ bi” là đối đãi với tất cả chúng sanh. Từ bi chính là quan tâm thương yêu giúp đỡ, toàn tâm toàn lực xem xét, thương yêu giúp đỡ muôn loài. Đó chính là “Đại Từ Đại Bi”.
Năm điều này chính là “hảo tâm; còn “tồn hảo tâm” thì nhất định phải thực hành: “Chơn thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi”.
B) Thấy suốt – buông bỏ, tự tại – tùy duyên, niệm Phật, làm việc tốt, nói lời hay, làm người tốt.
Nếu người có tâm tốt thì có thể làm việc tốt. Sao gọi là “việc tốt”?. Mặc áo, ăn cơm đều là việc tốt, chỉ cần tương ứng với tâm tốt thì mọi việc đều tốt; Nếu không tương ứng với “tâm tốt” thì việc không tốt. Cho nên năm điều sau là: “Thấy suốt, buông bỏ, tự tại, tùy duyên, niệm Phật” và đây cũng chính là: “làm việc tốt, nói lời hay, làm người tốt”.
a. Thấy suốt – buông bỏ:
“Thấy suốt” là học vấn; còn “buông bỏ” là công phu. Cho nên gọi là thấy suốt đối với “chân tướng cua vũ trụ nhân sinh”. Nhưng “vũ trụ” là hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta. Từ việc mặc áo, cho đến vũ trụ vô cùng đều là hoàn cảnh, không gian sinh hoạt của chúng ta. “Nhân sinh” chính là tự mình, hay nói một cách khác là chúng ta nhận biết chính mình, nhận biết hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình, biết được mối quan hệ cùng với người, vạn vật, thiên địa quỉ thần một cách rõ ràng, thì mới có thể buông bỏ chơn chánh. Nhưng chúng ta buông bỏ cái gì? Buông bỏ tất cả vọng tưởng, phân biệt, phiền não, chấp trược, lo lắng bận tâm. Nếu thông suốt buông bỏ thì mới có thể được chơn chánh thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác. Nếu như tâm của bạn còn vọng tưởng phân biệt, chấp trược thì làm sao được thanh tịnh, bình đẳng, khai ngộ?. Do đây mà có thể phân biệt được “hảo tâm” chính là “chơn tâm” của chúng ta, nhà Phật gọi là “chơn như, bản tánh” mọi người vốn sẵn có. Nhưng “hảo tâm” đó không hiện ra, thì đây gọi là có nghiệp chướng; mà nghiệp thì nó hay ngăn ngại. Như vậy, ta phai dùng phương pháp gì để trừ bỏ sự chướng ngại đó?. “Thấy suốt, buông bỏ” bốn chữ này là trí huệ chơn thật. Trong 49 năm thuyết pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài giảng kinh “Bát Nhã” hết 22 năm. Như vậy, nội dung của “Bát Nhã” là gì?. Chính là dạy chúng ta phải nhìn thấy cho thấu đáo và biết buông bỏ. Do đây mà có thể biết được hai chữ “Bát Nhã” là trọng tâm của toàn bộ Phật pháp. Bát Nhã là trí huệ, khi có sự chơn thật đến cao độ thì trí huệ sẽ viên mãn. Vậy ta cần phải quán xét mọi việc cho tường tận, rõ ràng, rồi sau đó mới thực hành. Cho nên, Phật pháp là phương pháp cao độ của trí tuệ. Phật học là một môn học trí huệ viên mãn. Như vậy tại sao ta chẳng chịu học?. Ý nói: Không những người thường cần phải học, mà những vị trong tôn giáo đồ đều cần phải học nhiều hơn nữa. Đây không phải là chuyện nói đùa. Vào năm 1967, khi tôi giảng ở Phụ Nhân Đại Học, hai dãy bàn trước pháp tòa đều là Thần phụ và Tu nữ, tôi liền khuyên họ học Phật. Tôi nói: Các bạn tín ngưỡng Thiên chúa giáo, Thượng đế là cha của các bạn, vậy các bạn cùng với Thượng đế là quan hệ cha con; Nhưng khi các bạn đến học Phật thì các bạn cùng với Phật Thích Ca Mâu Ni là quan hệ thầy trò không phân biệt. Sau khi các vị Thần phụ, Tu nữ nghe rồi họ đều cười lên. Đây là sự thật!
Đầu năm ngoái (1996), toi ở Bố Lý Tư Bản – Châu Áo tham gia diễn đàn dân tộc thiểu số của họ, trong đó có 14 đoàn thể Tôn giáo tham gia. Người chủ trì là một Cục trưởng tín đồ Do Thái giáo, ông ta mời chúng tôi thuyết trình, tôi thấy nhiều bậc lanh tụ tôn giáo như thế cùng nhau tập họp lại là một việc quá khó khăn. Tôi đem Phật pháp ra nói cho họ hiểu. Phật pháp là giáo dục chứ không phải là một tông giáo, là siêu chủng tộc, cõi nước, tông giáo, Phật Pháp là tu học trí tuệ. Tông giáo đồ muốn có trí tuệ thì phải đến học ở đâu?. Phải đến nhà Phật mà học, vì trong đây có trí tuệ cao độ cứu cánh viên mãn, và có thể giúp đỡ để giải quyết mọi vấn đề.
Tôi đã từng dạy học tại “Đa Mã Tư Tu Đạo Viện” của Thiên Chúa giáo, họ đã làm xong một “sở nghiên cứu về tinh thần sinh hoạt ở Đông Á”. Học sinh toàn là Thần phụ và Tu nữ. Đây là một lớp nghiên cứu, họ mời tôi giảng về “Tinh thần sinh hoạt của Phật giáo”. Tôi nói: “Thật đáng tiếc!. Nếu như bảo tôi giảng về Thánh kinh thì mới có đạo vị”. Khi ấy tôi sẽ thay thế họ giải quyết vấn đề một cách chơn chánh. Muốn đạt được trí tuệ thì Phật dạy: Trí tuệ là ở trong tự tánh của tất cả chúng sanh, xưa nay vốn đầy đủ. Vậy chúng ta không cần phải đi tìm cầu ở bên ngoài. Chỉ cần đem chướng ngại bỏ đi, phương pháp bỏ chướng ngại đó chính là phải “thấy suốt và buông bỏ”. Biết được rõ ràng về chơn tướng của sự thật rồi mới trừ bỏ nghiệp chướng.
Thế nào là “nghiệp chướng”?. Vọng tưởng là nghiệp chướng, phân biệt là nghiệp chướng, chấp trước là nghiệp chướng, phiền não, lo lắng, bận tâm đều gọi là nghiệp chướng cả. Nếu chúng ta rõ được những thứ này đều là nghiệp chướng thì các vị đồng tu học theo Phật thử nghĩ xem, các bạn đi bái sám, đọc kinh. Thế thì nghiệp chướng có tiêu diệt không?. Sám hối, đọc kinh xong rồi thì vọng tưởng phân biệt, chấp trước của bạn liền ít đi, phiền não, lo buồn, bận tâm sẽ hết, có đúng vậy không? Nếu như nói có sự trừ diệt trất có hiệu quả thì bạn sám hối vốn không sai lầm, ấy mới là chơn thật sám trừ nghiệp chướng. Giả như mỗi ngày bạn làm theo hình thức này mà tập khí phiền não mỗi ngày một tăng trưởng, nghiệp chướng của bạn không những chẳng tiêu trừ thì bạn phải tỉnh giác lại. Đây là vấn đề mà người tu học cần hiểu biết.
b. Tự tại – tùy duyên:
Then chốt của việc tu hành được tổng kết lại là: “thấy suốt, buông bỏ”. Nếu ta nhìn cho thấu đáo thì đã thành tựu được học vấn; còn buông bỏ được thì công phu đã thành tựu. Như thế, cuộc sống của bạn sẽ được “đại tự tại”. Cho nên vấn đề sau cùng là nói về “tự tại và tùy duyên”, tự mình được đại tự tại. Có rất nhiều các bạn đồng tu đã đọc qua “Tâm kinh”. Câu mở đầu của bài Tâm kinh chép: “Quán Tự Tại Bồ Tát”, chính là Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Quán Thế Âm tự tại. Vậy Ngài vì sao được tự tại như thế?. Chữ “Quán” đặt ở phía trước, “Quán” ở đây là nhìn cho thấu đáo, soi thấy. Ngài thấy suốt được tất cả. Như vậy người mà thấy suốt thì nhất định buông bỏ và được tự tại. Sinh hoạt tùy duyên, quyết không chấp trước ngoại vật, như vậy cuộc sống sẽ hạnh phúc. “Tùy duyên” dung từ hiện đại để nói chính là “thuận theo thiên nhiên”. Hay nói một cách khác, cuộc sống của chúng ta nếu thuận với sinh thái của tự nhiên, thì cuộc sống sẽ được lành mạnh, người thời nay không hiểu, nhưng người Trung Quốc xưa thì hiểu rất rõ. Chúng tôi đọc trong thiên “Ngoạt Lệnh” của quyển “Lễ Ký”: Ngoạt lệnh là giảng về việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, trong mỗi một tháng chúng ta phải ăn rau cải, phẩm vật gì cho hợp lý. Thật ra thì mỗi tháng đều chẳng giống nhau. Chân lý ấy là thế nào?. Chính là thuận với tự nhiên. Vào mùa nào thì ta ăn thực phẩm sinh trưởng ở mùa đó, được vậy thì cơ thể mới được mạnh khoẻ. Cho nên mùa Hạ nóng ta phải ăn thực vật nóng, hợp với thân thể mạnh khỏe, và cùng tương ứng với lẽ tự nhiên. Mùa Đông thì phải ăn vật lạnh, vì mùa Đông thực vật có tánh mát mẻ. Các bạn xem cải củ trắng nếu sanh trưởng ở trong mùa Đông thì là tánh mát, còn sanh trưởng vào mùa hè thì có tánh nóng. Nhưng người bây giờ thì hiểu rằng mùa nóng thì phải ăn lạnh, còn mùa Đông thì phải ăn vật nóng, nếu ăn như thế thì thân thể sẽ bệnh ngay. Vì sao vậy?. Vì trái nghịch với tự nhiên. Bây giờ người Trung Quốc không đọc cổ thơ, không đọc cội nguồn lịch sử ở thời xa xưa để hiểu cho thật rõ về cách dưỡng thân. Cho nên chúng tôi đọc sách của người xưa thật là cúi đầu bái phục. Trong cuộc sống thường ngày, việc ăn uống, sinh hoạt nếu ta thuận theo tự nhiên thì cơ thể sẽ mạnh khoẻ. Con đường trường thọ và kiện khang cũng từ đây mà được. Vậy thì không cần phải nhờ vào những vật có chất bổ. Bởi vì thực vật sinh trưởng của mỗi một mùa có chất bổ rất nhiều. Công việc của chúng ta cũng phải thuận theo hoàn cảnh, thuận theo thiên nhiên. Hứng thú của chúng ta cũng có thể thuận theo bốn mùa của thiên nhiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đây gọi là “tùy duyên”. Trong phẩm “Phổ Hiền Hạnh Nguyện” dạy: “thường phải thuận theo chúng sanh, vui theo những việc làm có công đức”. Vì ở trong tùy duyên mới có thể chơn chánh đạt được pháp hỷ, mới có thể thành tựu được công đức chân thật.
c. Niệm Phật:
Sau cùng, chúng tôi dùng pháp môn niệm Phật để kết luận. Mười điều chúng tôi trình bày trên, các vị cần phải biết, mỗi một điều kiện đều hàm dung và gồm nhiếp cả chín điều khác. Mười điều đó giao thoa cùng một thể, chẳng phải là mười điều riêng biệt. Trong mỗi điều thì đủ cả mười việc, rồi sau đó bạn mới hiểu được vấn đề “Niệm Phật” mà chúng tôi sắp giảng. Sao gọi là “Niệm Phật”?. Niệm là chữ hội ý, trên là chữ kim (今), dưới là chữ tâm (心). Vậy niệm (念) là thế nào?. Chính là tâm của ta ở ngay trong hiện tại, Phật gọi là “Hiện tiền nhất niệm” (một niệm hiện tiền). Một niệm hiện tiền có đủ cả chân thành, thanh tịnh, bình đửng, chánh giác, từ bi; và cũng có thấy suốt, buông bỏ, tự tại, tùy duyên. Được như vậy mới gọ là niệm Phật, mười điều này chính là công hạnh của Phật. Vì sao gọi là chơn thành?. Vì ở trong chơn thành có đủ cả thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi; cho đến thấy suốt, buông bỏ, tự tại, tùy duyên. Niệm Phật ở đây chính là chơn thành, cho nên trong mỗi việc đều có đầy đủ cả chín điều kia. Kinh Hoa Nghiêm chép: “Nhứt tức thị đa, đa tức thị nhứt, nhứt nhất đa bất nhị” (Một tức là nhiều, nhiều tức là một, một nhiều không hai); Còn ở trong “Kinh Duy Ma”thì giảng về”bất nhị pháp môn” (pháp môn chẳng có hai); Tại sao bạn không được tự tại, không được an vui?
Nếu bạn khế nhập với cảnh giới này, biết được cảm thọ sâu xa thì bạn là người hạnh phúc nhất thế gian này. Giả như bạn sanh ở hạng giàu sang, thì bạn là người an vui ở hạng giàu sang; sanh ở hạng nghèo khó thì bạn là người hạnh phúc trong hạng nghèo khó; An vui và hạnh phúc thì chẳng phân biệt là giàu nghèo, và cũng không phân sang hèn, nó là chân lý bình đẳng. Như vậy hiện tượng của giàu nghèo từ đâu ra?. Tất cả đều từ nhân quả. Chúng ta thấy mọi người có tiền, là do đời trước của họ có tu tài bố thí nên đời này mới được quả báo, lý do ấy là lẽ đương nhiên. Ngày nay tôi không được giàu sang như người khác, vì đời trước tôi không gieo nhân bố thí, đó là lẽ đương nhiên. Tôi tuy không tu tài thí mà tôi đã pháp thí, nên được trí huệ thông minh’ hoặc giả tu vô úy thí, nên hôm nay tôi được mạnh khỏe, trường thọ. Đương nhiên là Phật khuyên chúng ta nên gieo trồng ba nguyên nhân: tài thí, pháp thí, vô úy thí. Được vậy chúng ta đều có thể đạt đến quả báo viên mãn. Nếu như không có thiện tri thức chơn chánh chỉ bày thì làm sao có thể hiểu được? Thế nên, người đời tu nhân không trọn vẹn, cũng có đạo lý của nó, vì họ không hiểu được chơn tướng của sự thật. Chỉ có người hiểu biết mới khế họp vào Phật Pháp, tu nhân lành thì tương lai nhất định sẽ được quả lành.
KẾT LUẬN:
Niệm Phật chinh là niệm tâm, niệm hành. Năm điều trước là nói về “giữ tâm cho tốt” còn thấy rõ, buông bỏ, tự tại, tùy duyên, niệm Phật chính là khuyên: “Làm việc tốt, nói lời hay, làm người cho hoàn thiện”. Bốn điều này mới là sự chơn thật chính đáng. Đây không phải là lời nói ngoa mà nó rấ cụ thể, hiện thực và vô cùng xác thật trên phương diện sinh hoạt. Nếu mọi người đều ý thức thực hành thì chắc chắn điều chỉnh được xã hội. Chúng tôi hy vọng xã hội được an toàn, tiêu trừ tất cả những tệ nạn. Đó là mục tiêu lý tưởng trợ duyên đưa đến sự phồn vinh, thạnh trị. Hôm nay giới thiệu đến đây, xin cảm ơn các vị./.
———————————————————————————————
Có Nên Cho Trẻ Học Online? Phân Tích Ưu Nhược Điểm Của Mô Hình Học Trực Tuyến
Theo như những cập nhật gần đây nhất, đại dịch do virus-Corona gây ra đã bùng phát và leo thang ở nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể nói đây là kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử khi toàn bộ học sinh và sinh viên đều được yêu cầu “tạm ngưng việc học” để ở nhà phòng bệnh. Việc chuyển đổi từ lớp học “truyền thống” sang học trực tuyến dường như là phương pháp giáo dục duy nhất và hiệu quả nhất trong thời điểm hiện tại để giúp trẻ duy trì việc học.
Tuy nhiên, khi nghe đến cụm từ “học trực tuyến”, nhiều cha mẹ vẫn còn rất ngần ngại cho phép con học ở thế giới online.? Giáo dục từ xa có thể là một phương pháp thay thế mang lại hiệu quả cao cho những học sinh có tính tự giác và có tinh thần học tập tốt. Nhưng nó cũng sẽ là một trở ngại rất lớn đối với những em chưa có tính tự giác, không thể đảm bảo theo kịp tiến độ học của các lớp học trực tuyến.
Học trực tuyến có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho tất cả học sinh. Tuy nhiên, cha mẹ nên tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của mô hình học này để có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất dành cho con.
Trong bài viết này, Everest Education sẽ cùng cha mẹ điểm qua một số ưu điểm và nhược điểm của việc học trực tuyến. Điều này sẽ giúp cha mẹ có những cân nhắc phù hợp trước khi quyết định: Liệu bạn có thật sự sẵn sàng đăng ký một khóa học trực tuyến cho con hay không?
Tính linh hoạt cao
Một trong những ưu điểm lớn nhất của các lớp học trực tuyến chính là sự linh hoạt.. Học sinh có thể học bất cứ nơi nào thuận tiện cho các em, và trên bất kỳ thiết bị nào. Điều này không có nghĩa là chất lượng bài học sẽ kém hơn, chỉ là con sẽ được linh hoạt hơn trong việc lựa chọn thời gian, cách thức và nơi học. Trẻ sẽ không phải “bị mắc kẹt” trong một lớp học có bốn bức tường cùng 40 học sinh khác, mà thay vào đó, bài học có thể diễn ra ngay tại khu vườn trong sân nhà bạn, trên ghế phòng khách, hay thoải mái hơn là trên chính chiếc giường của trẻ.
Vì mọi thứ luôn có sẵn trên mạng trực tuyến, nên việc truy cập vào tài liệu học tập và gửi bài tập đều rất thuận tiện. Trẻ có thể chủ động tự lựa chọn thời gian và địa điểm học tập phù hợp,, miễn là con đảm bảo hoàn thành bài tập được giao và nộp lại trước thời gian quy định. Sự linh hoạt này chính là lý do tại sao giáo dục trực tuyến lại cực kỳ hiệu quả với những em học sinh có tính kỷ luật cao. Những em nhỏ hơn thì được khuyên là nên tham gia các khóa học trực tuyến có giáo viên quản lý trực tuyến với thời gian học cố định.
Thuận tiện hơn
Điều này có lẽ không cần giải thích quá nhiều, bởi khi lựa chọn hình thức học trực tuyến, cha mẹ không phải mất thời gian đưa đón con đến lớp.Trẻ có thể học tập và cải thiện các kỹ năng ngay tại nhà hoặc bất kỳ nơi nào thuận tiện và phù hợp. Bằng cách này, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể quay trở lại công việc với những lịch trình bận rộn. Cha mẹ cũng sẽ yên tâm hơn khi biết rằng trẻ luôn nhận được sự hỗ trợ tận tình bất kể khi nào con cần. Mặt khác, con cũng tự rèn luyện được cho mình tính chủ động hơn, tự làm chủ quá trình học và phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho việc học của chính mình. Ưu điểm lớn nhất của việc học trực tuyến chính là tiết kiệm được thời gian di chuyển đến lớp và ngược lại. Đặc biệt là ở trong giai đoạn “nhạy cảm” này, trẻ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải ở nhà nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Dễ dàng truy cập
Lớp học trực tuyến còn là một sân chơi nơi trẻ có cơ hội được gặp gỡ bạn bè đến từ những vùng miền khác nhau.Khác với các lớp học truyền thống, học sinh không nhất thiết phải sống ở các thành phố lớn để được tiếp cận với nền giáo dục chất lượng. Với mô hình học online, tất cả những gì con cần để tham gia lớp học chỉ là một thiết bị có thể truy cập internet.
Với kết nối internet, rào cản địa lý đã không còn là vấn đề lớn. Học từ xa cho phép học sinh trên toàn quốc tham gia bất kỳ khóa học nào con muốn,với đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp. Tất cả tài liệu học tập, bài giảng và bài tập đều có thể gửi được qua email hoặc các hệ thống lưu trữ thông tin.
Phương pháp học “cá nhân hoá” ở nhiều cấp độ
Một số nền tảng học trực tuyến giúp học sinh được tương tác trực tiếp với giáo viên và sĩ số lớp nhỏ còn có thể điều chỉnh linh hoạt cách giảng dạy, cũng như phương pháp truyền đạt . Học sinh có thể điều chỉnh các môn học theo lộ trình riêng mình, và đôi khi trẻ cũng có thể lựa chọn tùy chỉnh việc học với phương tiện phù hợp nhất với mình.. Học sinh trong các lớp học truyền thống thường không nhận được sự chú ý riêng nào, nhưng mọi thứ sẽ khác hoàn toàn khi trẻ tham gia vào một lớp học trực tuyến như vậy. Ở lớp học trực tuyến, trẻ có nhiều thời gian tương tác với giáo viên hơn, nhờ vậy con cũng được phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp tốt hơn. Các công cụ hỗ trợ cho việc học trực tuyến ngày càng tiên tiến, do vậy việc theo dõi và đánh giá năng lực của trẻ ngày nay có thể thực hiện dễ dàng và chính xác. Giáo viên có thể điều chỉnh bài giảng theo trình độ của trẻ và xếp loại học viên trong lớp. Việc đánh giá và xếp loại thường xuyên rất quan trọng để theo dõi sự tiến bộ của học sinh – tránh trường hợp trẻ bị choáng ngợp bởi kiến thức không đúng trình độ hoặc nhàm chán khi phải học các kiến thức mà con đã biết.
Giảm bớt áp lực và nỗi sợ
Rất nhiều em học sinh cảm thấy không tự tini khi phải phát biểu và bày tỏ quan điểm trước đám đông, đặc biệt là trong không gian lớp học. Ở lớp, trẻ thường không dám đặt câu hỏi hoặc nói với thầy cô rằng con chưa hiểu bài vì sợ xấu hổ. Phương pháp giáo dục từ xa có thể phần nào giải quyết được áp lực này. Trong một môi trường trực tuyến, việc chia sẻ suy nghĩ với người khác sẽ dễ dàng hơn nhiều. Những em học sinh nhút nhát không phải lo lắng về việc bị phạt vì “không chịu phát biểu”. Ngoài ra, việc học học ở nơi quen thuộc, thoải mái nhất với trẻ có thể giúp giảm bớt tình trạng lo lắng, mang lại kết quả học tập tốt hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc học online có thể giúp trẻ xây dựng sự tự tin hơn. Điều này không chỉ giúp con tiến bộ hơn trong suốt quá trình học, mà còn giúp con dễ dàng thành công hơn trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Do đó, nếu con bạn có hơi nhút nhát và dè dặt, hãy thử đăng ký một khóa học trực tuyến cho con, biết đâu kết quả sẽ khiến phụ huynh bất ngờ.
Nâng cao kỹ năng độc lập và thành thạo Internet
Thiếu tương tác trực tiếp
Yêu cầu cam kết của phụ huynh
Việc giữ động lực học tập và tuân thủ hoàn thành các bài tập về nhà sẽ trở nên khó khăn hơn cho học sinh học trực tuyến thay vì học ở các lớp học truyền thống thông thường. Mô hình học trực tuyến đòi hỏi học sinh phải có sự chủ động và tinh thần trách nhiệm, do đó, cần có sự tham gia của phụ huynh sẽ đảm bảo những trải nghiệm trực tuyến của con có thể diễn ra tốt đẹp. Nếu con chỉ ở cấp tiểu học hoặc thậm chí thấp hơn, cha mẹ nên tham gia vào các bài học trực tuyến cùng con, ít nhất là trong một vài bài học đầu tiên để đảm bảo bé tập trung cũng như giữ con an toàn trong thế giới trực tuyến.
Cho con cơ hội khám phá lớp học trực tuyến
Nhìn nhận một cách công bằng thì môi trường giáo dục nào cũng tồn tại song song cả những ưu điểm và nhược điểm. Các chương trình trực tuyến không phải lúc nào cũng hoàn hảo và phù hợp cho tất cả học sinh, nhưng sẽ giúp việc học trở nên dễ dàng và gần gũi hơn cho nhiều em. Học trực tuyến cho phép học sinh sử dụng công nghệ mà các em đã quen thuộc để tham gia vào việc học, tích lũy kiến thức, cải thiện kết quả học tập.
Trong nỗ lực kiểm soát ảnh hưởng của dịch COVID-19 đếntình hình học tập của các học sinh trong cộng đồng Everest, chúng tôi hiểu được những khó khăn của cha mẹ và học sinh ở thời điểm hiện tại, và rất hy vọng có thể giúp phụ huynh phần nào giải quyết được vấn đề này. Nhằm khơi dậy xu hướng #keeponlearning, khuyến khích học sinh tiếp tục học hỏi mùa dịch bênh, Everest Education hiện đang cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí 1 tháng cho các chương trình Toán, Tiếng Anh và luyện thi IELTS. Thông qua đó, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các bạn nhỏ duy trì việc học, tiếp tục phấn đấu không ngừng trên con đường gặt hái kiến thức và quan trọng là không để vi-rút ngăn cản, làm gián đoạn việc học.
Và đăng ký tham gia các lớp học miễn phí của chúng tôi tại: https://e2.com.vn/vi/chuong-trinh/lop-hoc-truc-tuyen/
Cần Giữ Gìn Tính Mô Phạm Của Người Thầy
Những hành vi bạo hành học sinh của một số thầy cô giáo đã từng gây phẫn nộ trong phụ huynh học sinh, dư luận, làm tổn thương tinh thần, thể xác các em, suy giảm uy tín, hình ảnh người thầy một cách nghiêm trọng. Những hành vi phản cảm ấy diễn ra từ bậc mẫu giáo cho đến bậc phổ thông gây nhức nhối dư luận. Từ những hành động đó, dư luận cho rằng, tính mô phạm, đạo đức của người thầy đang xuống cấp nghiêm trọng, để rồi không ít người băn khoăn tự hỏi: Tính mô phạm người thầy bây giờ ở đâu?
Di chứng, nỗi ám ảnh sâu nặng
Bất cứ hình thức bạo hành nào cũng ảnh hưởng đến cảm xúc hành vi nhất thời hoặc lâu dài của học sinh. Nếu bạo hành với mức độ nặng, tần suất lặp lại nhiều lần, chắc chắn đứa trẻ đó rất ảnh hưởng về mặt tinh thần. Nhẹ thì sợ hãi, sợ đi học nhưng nặng thì dễ rơi vào trầm cảm hoặc ấn tượng sâu sắc vì những trận đòn roi cả sau khi đứa trẻ đó đã lớn lên, khiến các em bị sụp đổ niềm tin. Học sinh bị bạo hành bởi giáo viên thường cảm thấy rối loạn, tức giận, sợ hãi, tự ti và tự nghi hoặc bản thân và cực kì lo âu về năng lực học tập và xã hội của mình.
Điểm gây căng thẳng nhất với học sinh là không biết vì sao mình bị nhắm làm mục tiêu và làm gì để chấm dứt tình trạng bị bạo hành. Dần dần, nếu tình trạng không được can thiệp bởi bên chức trách, đối tượng sẽ tự trách cứ bản thân và để cho cảm giác bất lực và vô dụng ngấm sâu trong nội tâm; cảm thấy mình bị giam giữ hoặc thực sự bị giam giữ theo nghĩa đen (như trong lớp học hoặc văn phòng) và phải hứng chịu những hành vi công kích mà không có lối thoát hay phương cách giải tỏa nào.
Mọi phản ứng từ học sinh đều có thể dẫn đến việc bị giáo viên trả thù, bao gồm việc dùng điểm số làm hình phạt, vì thế học sinh trốn học, bỏ học, hay lảng tránh một vài bộ môn của giáo viên bạo hành. Nạn nhân bị giáo viên bạo hành thường cảm thấy quẫn trí và sợ hãi, không có ai giúp đỡ. Nạn nhân càng cảm thấy căng thẳng khi tập thể khoanh tay làm ngơ hoặc trắng trợn vào hùa. Không bênh vực nạn nhân, những người ngoài cuộc vô tình xác nhận nạn nhân là đối tượng xứng đáng bị ngược đãi và hợp lí hóa hành vi bạo hành. Dù không phải ai trong tập thể cũng có cùng quan điểm với kẻ bạo hành, một số sẽ tán thành hành vi bạo hành. Những thành phần trung lập còn lại thường im lặng hoặc thuận theo để tránh bị nhắm thành mục tiêu mới. Học sinh cảm thấy bất lực và chán nản khi không có động thái can thiệp nào và từ đó sa sút trong học tập, trở nên bất cần, ngỗ nghịch, phạm tội, thậm chí tự tử.
Tình thương của giáo viên với học sinh chưa đủ lớn
Từ một số hành vi “điển hình”, dư luận cho rằng đạo đức nhà giáo đang có vấn đề và ngày càng đi xuống, tính mô phạm không còn, cách hành xử của thầy cô chưa đúng mực, như thầy giáo chửi tục trong lớp, còn cô giáo thì im lặng khi lên lớp đến hàng tháng trời, đặc biệt có cô giáo bắt học sinh uống nước lau bảng. Đây là một tình trạng đáng báo động. Dẫn đến thực trạng này là do đạo đức cá nhân của người thầy chưa tốt, năng lực chuyên môn của những thầy cô chưa đạt chuẩn, người giáo viên không có tình yêu nghề, tình yêu đối với trẻ nên mới hành xử như vậy hoặc do điểm chuẩn đầu vào sư phạm rất là thấp, đi học không phải đóng học phí nên đã dẫn đến tình trạng nhiều bạn trẻ không tha thiết với ngành nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên vẫn cứ học, vẫn cứ hành nghề mà không hề yêu trẻ.
Bên cạnh đó, lương thấp, làm việc trong môi trường áp lực, thiếu kĩ năng nghề, gặp khó khăn, áp lực công việc cá nhân, chưa có bằng cấp nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non. Nhiều cơ sở mầm non hiện chưa quan tâm đến việc giải tỏa tâm lý của giáo viên, bảo mẫu dẫn đến sự ức chế bị dồn nén. Giáo viên được giáo dục nhiều về kĩ năng sư phạm hoặc về chuyên môn nhưng giá trị đạo đức nghề nghiệp không được nói nhiều. Hay nói cách khác, giá trị đạo đức của người giáo viên hiện nay không được tôn vinh nhiều như trước đây. Giáo viên chỉ dạy bài vở là chủ yếu, không được đào tạo và huấn luyện về các kĩ năng xã hội nhiều nên không có phương án, kĩ năng ứng phó với tình huống khủng hoảng của học sinh khi xảy ra, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên chưa được rèn đến nơi đến chốn nên đã sử dụng vũ lực, nghĩa là đã bất lực với đứa trẻ đó.Và vì sao họ bất lực? đấy là khi người đó không có phương pháp, không giáo dục được lòng nhân ái cho học trò, thiếu lòng kiên trì, họ sẵn sàng ra tay khi có bức xúc. Những nhà giáo có tâm huyết phải gánh vác hậu quả từ những đồng nghiệp bạo hành. Những hành vi tàn nhẫn nếu không được kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và không khí trường học.
Bạo hành từ giáo viên cũng bắt nguồn tự sự lạm dụng quyền lực, xảy ra trong khoảng thời gian dài, và thường mang cách thức công khai. Đây là một dạng lăng nhục nhằm gây chú ý từ tập thể để hạ phẩm giá của học sinh trước mặt những người khác. Về mặt hiệu ứng, sự bạo hành này có thể diễn ra như một nghi thức làm nhục, năng lực của học sinh bị phỉ báng và nhân cách bị chế giễu. Giáo viên bạo hành cảm thấy hành vi bạo hành của mình là chính đáng, và khẳng định mình bị học sinh khiêu khích. Họ thường che đậy hành vi của mình dưới mác “nói khích để học sinh cố gắng” hoặc là một phần trong cách thức sư phạm của họ. Họ cũng thường trá hình bạo hành như một hình thức kỉ luật thích đáng cho hành vi khó chấp nhận của đối tượng. Đối tượng, tuy nhiên, thường phải chịu bị làm nhục công khai có chủ đích – một hành động không phục vụ bất cứ mục đích giáo dục hợp lí nào, phản mô phạm.
Luôn giữ vững đạo đức nghề nghiệp
Hành vi bạo lực trong trường học là không thể chấp nhận dù xuất phát từ bất cứ nguyên nhân gì. Giáo viên có thể gặp tâm lý, áp lực công việc gia đình, nhà trường nhưng hoàn toàn không thể coi đó là nguyên nhân giải thích cho việc đánh học sinh. Đây là vấn đề đạo đức nghề nghiệp, là sự mô phạm của nhà giáo. Một giáo viên lâu năm hay mới vào nghề đều phải hiểu rõ công việc đặc thù của mình và luôn phải đảm bảo giữ vững đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn sự mô phạm của mình theo đúng chuẩn mực.
Vì thế, để tránh tình trạng “bạo lực học đường” của giáo viên đối với học sinh, tất cả Hiệu trưởng các trường cần tăng cường phổ biến, nhắc nhở đội ngũ giáo viên chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định chung của trường, của ngành, tuyệt đối không vi phạm các nguyên tắc, đạo đức nghề nghiệp. Ban giám hiệu các trường phải nắm sâu sát tâm lý, năng lực sư phạm của giáo viên trong trường, vấn đề đạo đức nghề nghiệp phải được liên tục nhắc đi nhắc lại, các giáo viên phải ký cam kết mỗi năm học về việc không sử dụng bạo lực đối với học sinh, phải thực hiện nghiêm túc quy định về chuẩn đạo đức nghề nghiệp nhà giáo mà Bộ Giáo dục đã quy định. Không thể nói đây là việc biết rồi, nói mãi vì rõ ràng là với giáo viên lâu năm vẫn còn phạm sai lầm như vậy.
Ngoài ra, các trường cần quan tâm tới vấn đề tâm lý nghề nghiệp, góp phần định hướng, giải tỏa cho giáo viên trong các buổi họp giao ban, trao đổi kinh nghiệm về các tình huống sư phạm. Việc bố trí giám thị nhà trường, bao quát tình hình học tập, giảng dạy, theo sát các diễn biến trong trường học của cả thầy và trò cũng góp phần ngăn ngừa tốt hơn các hiện tượng bạo lực học đường. Tuyển chọn giáo viên đều phải chú trọng kỹ khâu tuyển dụng nhân sự. Đó phải là một người có trình độ chuyên môn nhất định và phẩm chất đạo đức tốt để có thể “trụ” được với nghề. Nếu không yêu trẻ, yêu công việc, hệ lụy đáng tiếc chắc chắn sẽ đến từ chính những người giáo viên như thế. Trong môi trường áp lực và mệt mỏi cần tạo ra không khí đoàn kết, chia sẻ và tương trợ nhau là điều rất quan trọng, là sợi dây vô hình để gắn kết các giáo viên, do đó, vai trò của “đầu tàu” của Ban giám hiệu là rất quan trọng. Một lời động viên trong ngày dài vất vả, có ý nghĩa tinh thần rất lớn. Hoặc khi có giáo viên ốm đau, kịp thời chia sẻ, động viên, quan tâm đến đời sống của các cô để hỗ trợ về mặt tinh thần sẽ giúp giáo viên giải tỏa áp lực trong lòng. Bên cạnh đó nhà trường phải quản lý thông tin, tạo nên nhiều kênh giao tiếp, lắng nghe ý kiến của HS, từ phụ huynh để HS có cơ hội bày tỏ những trăn trở, chia sẻ, mong muốn của các em.
Đồng thời, các trường nên thành lập đội ngũ giáo viên chuyên trách làm cán bộ tâm lí giáo dục. Hiện tại, hầu hết các trường chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác tham vấn tâm lý giúp giải tỏa tâm lí cho giáo viên, học sinh. Một số trường có thành lập nhưng đội ngũ làm công tác tham vấn tâm lý trong nhà trường chủ yếu là giảng viên một số chuyên ngành như Luật, Tâm lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân; một số khác là giáo viên dạy Lịch sử, Địa lý hay cán bộ chuyên trách tại các phòng công tác Học sinh, Sinh viên, đoàn thanh niên, hội Sinh viên tham gia… đã làm hạn chế năng lực tham vấn tâm lý. Hiện nay, với Thông tư 31/2017, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã chọn giải pháp thành lập tổ tư vấn tâm lý tại mỗi trường học. Các giáo viên này phải có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn học đường do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành và được giảm 3-4 tiết/tuần, vì vậy, cũng cần có những tư vấn tâm lý giải tỏa áp lực cho giáo viên để họ yên tâm công tác. Hiện cả nước có 14.000 trường phổ thông, mỗi trường cần có 5 giáo viên tư vấn tâm lý. Như vậy, chúng ta có khoảng 70.000 giáo viên tư vấn tâm lý cần được bồi dưỡng trong 2-3 năm tới, sẽ góp phần giảm thiểu bạo lực học đường nói chung, bạo hành của thầy cô giáo với học sinh nói riêng.
Và một điều quan trọng hơn cả, trong mọi hoàn cảnh, mỗi giáo viên cần nhận thức rằng, phải yêu trẻ, yêu công việc thì mới bám trụ được, bởi đồng lương thấp mà môi trường làm việc căng thẳng sẽ luôn tạo áp lực cao. Những ai tự nhận thấy khó có thể theo nổi nghề thì nên chủ động tìm việc khác để tránh ảnh hưởng đến chính các trẻ mà mình chăm sóc. Để trở thành một người giáo viên chân chính là bản thân phải yêu trẻ, bạn phải đặt mình vào hoàn cảnh, vị trí của trẻ để hiểu, cảm để có biện pháp ứng xử cho phù hợp. Phải có đạo đức và biết chấp nhận hy sinh, giỏi về chuyên môn, bởi nếu không giỏi chuyên môn thì sẽ làm hư một thế hệ, thậm chí nảy sinh những tâm lí không tốt dẫn đến hành động, việc làm phản cảm, “Roi vọt không dạy trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng”. Tác giả Roosevelt (Mỹ) từng nói “Có học vấn không có đạo đức như một kẻ xấu; có đạo đức không có học vấn như một người thô bỉ” và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói, “nghề nhà giáo không chỉ trau dồi về kiến thức phổ thông mà cần trau dồi đạo đức cách mạng”. Cái đẹp và cái chưa đẹp vẫn còn đan xen nhau, nhưng để phân biệt được cái nên học và điều nên tránh là trách nhiệm của những người thầy. Hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, không ngừng trau dồi tâm lý sư phạm và phương pháp giáo dục hiệu quả, đó là con đường học hỏi không ngừng.
Thế nhưng, để phân định chính xác vị trí của người thầy trong nhà trường và xã hội cần có sự chung tay. Thầy không thể tròn vai nếu người học không hợp tác, quan hệ nhà trường và phụ huynh sẽ rời rạc bất nhất nếu như cha mẹ ỷ thác toàn bộ nhận thức và lối sống lên thầy cô, xã hội thích phán xét hơn là khách quan và bình tâm, dễ dãi đầu vào rồi lại chật vật, sấp ngửa tìm kiếm đầu ra cho ngành sư phạm, lương sao cho giáo viên được ổn định tạo cho họ toàn tâm, toàn ý với nghề, không còn chân thấp, chân cao với nghề tay trái. Robot có thể làm hộ con người nhiều thứ trong cuộc sống sinh hoạt, nhưng người thầy trên bục giảng thì không có gì có thể thay thế được.
Nhà Giáo. Vị trí cao cả nhưng không kém phần vất vả, gian nan khi xã hội trao cho người thầy trọng trách giáo dục thế hệ tương lai của đất nước. Mỗi giáo viên phải tự mình xây dựng hình ảnh và tạo nên thương hiệu “người giáo viên nhân dân” và là một trọng trách và vinh dự của những ai đã, đang và sẽ trở thành những thầy, cô giáo.
Nguồn Văn nghệ số 34/2020
5 Bước Cách Làm Ba Khía Rang Muối Ớt Đơn Giản Nhất
Nhiều người thắc mắc 5 bước cách làm ba khía rang muối ớt đơn giản nhất Bài viết hôm nay https://chiembaomothay.com sẽ giải đáp điều này.
5 bước cách làm ba khía rang muối ớt đơn giản nhất
Ba khía là con gì?
Ba khía (Danh pháp khoa học: Sesarma mederi) là một loài cua nhỏ trong họ Sesarmidae. Nó là nguyên liệu cho món mắm ba khía trứ danh ở miền Tây.
Ba khía một loài họ cua có càng to, là loại còng biển, do có ba gạch ở trên lưng nên được đặt tên ba khía, ba khía họ cua, trên mu (lưng) có ba gạch (khía) nên gọi như vậy. con nhỏ, gạch nhiều (gạch son màu đỏ, gạch bùn màu xám), thịt chắc (ngắt càng ra thịt không dính lại ngoe, càng). Ngon nhất là loại đang ôm trứng. Không nên chọn con to vì nhiều khả năng sẽ ốp
Chúng là loài có nhiều ở vùng Nam bộ ở Việt Nam, là loài đặc trưng ở vùng Nam bộ, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn, trải từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau, nhiều nhất ở U Minh. Ba khía là loài sống trong bãi bồi nước lợ, mặn, dưới những tán đước, mắm rậm rạp, có mặt nhiều ở các vùng Cần Giờ (TP.HCM), Gò Công (Tiền Giang), nhưng nhiều người thích ba khía Rạch Gốc (Cà Mau) vì cho rằng ngon hơn các nơi kia. Ba khía sinh sống nhiều nhất ở vùng bãi bùn nước lợ miệt Cà Mau, Bạc Liêu.
– Ba khía 1kg (lựa con còn sống, con vừa ngón tay không quá to) – Muối hột – Ớt – Tỏi băm – Chanh – Dầu ăn – Rau răm – Gia vị: Mắm, đường, bột ngọt
Các bước thực hiện:
Bước 1: Ba khía mua về tách mai, làm sạch, bẻ thân làm 2 đối với các con to, rửa lại với nước sạch và đợi ráo nước
Chúc các bạn thành công
Qua bài viết 5 bước cách làm ba khía rang muối ớt đơn giản nhất của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết
hướng dẫn làm ba khía rang muối cách làm ba khía luộc cách làm ba khía sống cách chế biến ba khía rang muối ba khía làm món gì ngon cách muối ba khía tươi cách ủ ba khía muối cách làm mắm ba khía sống
Cập nhật thông tin chi tiết về Học Làm Thầy Người – Mô Phạm Cho Đời trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!