Bạn đang xem bài viết Lợi Ích Của Hiến Máu được cập nhật mới nhất trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Hiến máu giúp tạo trạng thái tinh thần tích cực, tâm lý thoải mái
Lợi ích của hiến máu đầu tiên là giúp người hiến máu có những trải nghiệm tâm lý và tinh thần thú vị.
Hiến máu đem lại cho người hiến cảm giác tự hào và hạnh phúc vì hành động của bạn có thể cứu giúp tính mạng của ai đó. Phần máu bạn hiến được tách thành nhiều thành phần theo nhu cầu của bệnh nhân. Các thành phần đó có thể được truyền cho những người nhận khác nhau.
Tự tin vào sức khỏe của bản thân: Hiến máu là biểu hiện chứng tỏ sức khỏe tốt, chất lượng máu tốt; niềm tin đó rất có lợi cho người hiến máu.
2. Được kiểm tra, tư vấn sức khỏe, giúp người hiến máu theo dõi và tự giám sát sức khỏe của mình
Mỗi lần hiến máu, người hiến máu sẽ được kiểm tra sơ bộ về sức khỏe: khám sức khỏe, đo huyết áp, nhịp tim…và được xét nghiệm trước hiến máu.
Máu hiến tặng được sàng lọc: virus viêm gan B, viêm gan C, HIV, giang mai; người hiến máu được biết những kết quả xét nghiệm này.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã triển khai quà tặng cho người hiến máu là các gói xét nghiệm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe thay cho các gói quà lưu niệm dành cho người HM. Thông qua việc lựa chọn các gói xét nghiệm phù hợp qua mỗi lần hiến máu, người hiến máu có thể nắm bắt và theo dõi kết quả xét nghiệm cũng như sức khỏe của mình
Như vậy, mỗi lần hiến máu là một lần được kiểm tra sức khỏe, giúp cảnh báo và phát hiện những nguy cơ đối với sức khỏe để có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, với người hiến máu thường xuyên, việc hiến máu sẽ giúp họ tự giám sát sức khỏe của mình.
3. Lợi ích của hiến máu còn giúp làm giảm quá tải sắt trong cơ thể
Theo các nghiên cứu, Mỗi ngày trong cơ thể có khoảng 200 – 400 tỷ hồng cầu chết tự nhiên và được thay thế bằng hồng cầu mới. Lượng huyết sắc tố bị tiêu hủy sẽ giải phóng ra một lượng sắt, một phần tái hấp thu tạo máu mới, một phần thải ra ngoài và một phần tồn tại trong cơ thể, là kho dự trữ.
Hiến máu làm giảm lượng sắt dư thừa và những người hiến máu thường xuyên sẽ giúp quá trình thải sắt thuận lợi.
4. Hiến máu giúp tăng tạo máu mới
Mỗi lần hiến máu là cho đi, mất đi nhiều thành phần như: hồng cầu, tiểu cầu, đường huyết, cholesterol, sắt, kali… Nhờ đó, hiến máu giúp thanh thải và giảm gánh nặng thoái hóa cho cơ thể.
Việc hiến máu còn là “sức ép” cho cơ thể sinh máu mới, nhất là hồng cầu để bù cho lượng hồng cầu đã hiến đi, qua đây kích thích tủy xương tăng sinh máu.
5. Hiến máu làm giảm nguy cơ xuất hiện đột quỵ, tim mạch
Sự có mặt quá nhiều của sắt trong máu làm thúc đẩy quá trình ô xy hóa cholesterol. Sản phẩm của quá trình này lắng đọng ở lớp dưới nội mô mạch máu, làm tăng nguy cơ xuất hiện mảng xơ vữa mạch máu. Đây là một trong những nguyên nhân gây các cơn đau tim và đột quỵ.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hiến máu thường xuyên sẽ góp phần giảm ứ đọng sắt, nhờ đó giúp giảm nguy cơ xuất hiện các cơn đột quỵ, tim mạch.
6. Hiến máu giúp tăng quá trình đốt cháy calo và giúp đỡ trong việc giảm cân
Ước tính mỗi lần hiến 450 ml máu giúp đốt cháy khoảng 650 calo trong cơ thể và giảm lượng cholesterol trong máu. Đây là biện pháp hữu ích trong việc giảm cân ở những người có cân nặng trên mức trung bình của cơ thể.
7. Mỗi lần hiến máu là một lần gửi máu vào ngân hàng máu
Mỗi lần hiến máu một lần người hiến máu gửi máu của mình vào ngân hàng máu. Khi không may mắn, người hiến máu cần nhận máu, xuất trình giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện sẽ được bồi hoàn máu miễn phí tại các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.
TS. BS. Ngô Mạnh Quân
Lợi Ích Của Việc Hiến Máu
LỢI ÍCH CỦA VIỆC HIẾN MÁU
Máu là một dược phẩm quí mà cho đến nay chưa có chất thay thế hoàn toàn chức năng của nó, vì vậy nguồn máu để cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân vẫn từ nguồn người hiến máu.
Hiện nay nhu cầu sử dụng máu của Việt nam là khoảng 1.600.000 đơn vị máu (Theo ước tính của WHO). Mặc dù số lượng máu hàng năm đều tăng nhưng chúng ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng. Điếu này khiến cho cuộc sống của những người bệnh cần truyền máu bị đe dọa từng ngày.
Tất cả chúng ta, người có sức khoẻ bình thường đều có thể hiến một phần máu của mình để cứu người mà không hề ảnh hưởng đến sức khoẻ. Điều này đã được chứng minh bằng cơ sở khoa học và thực tiễn.
Mỗi lần tham gia hiến máu người hiến máu được bác sĩ khám và tư vấn cho người hiến máu. Lượng máu hiến một lần không quá 9ml/kg (<1/10 lượng máu của cơ thể). Ngay trong khi hiến máu số lượng máu trong cơ thể của bạn có thể thay đổi nhưng bạn đừng lo các chỉ số vẫn ở trong giới hạn sinh lý bình thường, và cơ thể tự điều hòa không ảnh hưởng đến chức năng sống còn của cơ thể.
Thành phần máu bao gồm tế bào máu và huyết tương chúng luôn được đổi mới hàng ngày. Mỗi tế bào máu có đời sống nhất định như hồng cầu là 120 ngày. Tiểu cầu 8-12 ngày, bạch cầu. Mỗi ngày số lượng tế bào máu bị tiêu huỷ sinh lý do tới giới hạn của đời sống là khoảng 25-50 ml máu. Tủy xương là cơ quan tạo máu chính, nó sản sinh các tế bào máu mới tương đương với lượng máu bị hủy sinh lý. Khi máu ngoại vi thiếu hụt dưới tác động của cơ chế kích thích tạo máu, tủy xương sẽ tăng sinh gấp 7-8 lần bình thường để tạo ra hồng cầu và các tế bào máu mới. Sau thời gian hiến máu khoảng từ 3-4 tuần các thành phần máu được hồi phục gần như bình thường. Do đó khi hiến máu việc thay đổi một số lượng tế bào máu già cỗi bằng số lượng tế bào máu mới khỏe mạnh có đời sống dài đảm bảo chức năng tốt hơn. Ngoài ra các kích tố của một số cơ quan nội tiết, tiết ra để kích thích tạo tế bào máu còn tạo cho việc chuyển hoá của cơ thể tốt hơn sau khi hiến máu.
Người hiến máu khi tham gia hiến máu được tư vấn về sức khỏe, được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có giá trị bồi hoàn lại máu (trong trường hợp không may bản thân cần phải truyền máu) tại các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc, Ngay sau khi hiến máu người hiến máu được bời dưỡng bằng một xuất ăn nhẹ, trao tặng quà, và hỗ trợ tiền chi phí đi lại. Ngoài ra người hiến máu được tôn vinh khen thưởng với số lần đã hiến máu. Người hiến máu tham gia hiến máu trở lại sau thời gian tối thiểu là 3 tháng.
Máu sau khi được thu nhận từ các nguồn hiến máu, Ngân hàng máu sẽ thử các xét nghiệm trên các túi máu về nhóm máu, các virút, vi trùng, ký sinh trùng lây qua đường truyền máu như viêm gan siêu vi B, C, HIV, HTLV, Giang mai, Sốt rét, kháng thể bất thường, để loại các túi máu có mầm bệnh. Từ một túi máu toàn phần Ngân hàng máu có thể tách ra thành nhiều loại sản phẩm máu khác nhau. Tùy từng nhu cầu của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ điều trị có những chỉ định sử dụng các sản phẩm máu đặc hiệu theo nguyên tắc thiếu thành phần nào truyền thành phần máu đó.
Hiến máu nhận đạo, người hiến máu làm việc thiện san sẻ với cộng đồng, có ý thức đảm bảo an toàn cho người nhận, bản thân giữ gìn sức khỏe có lối sống lành mạnh để tiếp tục tham gia hiến máu trở lại, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ không có hại cho sức khỏe.
Ngày 14 tháng 6 hàng năm là ngày thế giới tôn vinh những người hiến máu. Có những người hiến máu 20 lần, 30 lần, 40 lần, 50 lần và hơn nữa nhưng họ vẫn học tập và công tác bình thường. Có những gia đình cả gia đình đều tham gia hiến máu. Nếu không có người hiến máu thì không có máu để truyền cho bệnh nhân. Máu là một móm quá vô giá mà người hiến máu đã tặng cho người bệnh cần truyền máu để họ có thêm cơ hội để chống chọi với bệnh tật. Họ rất đáng được xã hội trân trọng và ghi nhớ.
Trương Thị Kim Dung
Lợi Ích Và Tác Hại Của Rượu
TTH – Uống rượu là thói quen rất lâu đời của con người từ thời cổ đại, cách đây 2800 năm người ta đã biết uống rượu và dùng rượu. Rượu là thức uống không thể thiếu trong nghi thức, cuộc sống và trong đời thường. Rượu đi vào nếp suy nghĩ, vào thơ ca và tục ngữ. Khi vui người ta uống rượu, khi buồn cũng uống rượu, thưởng và phạt cũng uống rượu, chung rượu sum vầy và chung rượu tiễn biệt,… Trong mọi tình huống, mọi lúc mọi nơi người ta đều có thể uống rượu.
Ngoài ra, rượu còn là một nét văn hóa là niềm tự hào; là đặc sản của từng địa phương như rượu vang ở miền Boldeaux, rượu Sâm Banh của Pháp, rượu Vodka của Nga, rượu Đế, rượu Cần của Việt Nam,… Nhiều loại rượu khác nhau từ nhẹ đến mạnh.
1. Thế nào gọi là rượu?
Bất kỳ thức uống nào có chứa cồn được gọi là rượu.
2. Phân loại
Tùy thuộc vào nồng độ cồn có trong rượu, người ta phân thành ba loại: Rượu chưng cất, bia và rượu vang.
Rượu đóng một trò thiết yếu trong tương tác xã hội. Nhưng nó cũng được biết đến với tác động tiêu cực của nó. Vậy, uống rượu tốt hay xấu?
3. Lợi ích của rượu
Uống rượu để chúc mừng cho sức khỏe, giảm căng thẳng thần kinh (giảm Stress), chống mệt mỏi cơ sau một ngày làm việc vất vả và rượu có tác dụng an thần.
Một số công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng uống rượu vừa phải giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Tuổi thọ được nâng cao ở những người uống vừa phải so với những người nghiện rượu nặng hoặc không uống rượu. Nếu chúng ta uống vừa phải, mỗi bữa ăn chúng ta nên uống hai tách rượu, nó sẽ làm giảm tỷ lệ tai biến mạch máu não (đột quỵ), giảm tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh Alzheimer và giảm cảm lạnh thông thường.
Uống rượu hợp lý, giảm rối loạn tiêu hóa, phòng trầm cảm, phòng loét dạ dày tá tràng (đối với những người không có bệnh loét dạ dày tá tràng), phòng ung thư tuyến tụy, giảm sỏi mật, tăng sức nghe và tăng trí nhớ, phòng rối loạn cường dương, giảm bệnh đái tháo đường (tiểu đường), giảm đau khớp và loãng xương. Giảm nguy cơ tử vong sau một cơn đau tim cấp, giảm mỡ máu, tăng HDL-cholesterol có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý thì rượu phản tác dụng và gây hại.
4. Tác hại của rượu
Rượu cũng có một tác hại khủng khiếp. Đặc biệt, ở phụ nữ gia tăng tỷ lệ bệnh gan và ung thư vú khi so sánh với nam giới. Uống rượu nhiều giảm sự tỉnh táo dẫn gây xung đột.
Rượu là một thức uống gây nghiện. Nếu uống rượu quá liều sẽ dẫn đến nhiều bi kịch: Tai nạn giao thông, lú lẫn, hội chứng nghiện rượu. Nghiện rượu dễ gây chuột rút ở cơ bắp, tăng tốc độ lão hóa, giảm sự thèm ăn, loãng xương và trầm cảm.
Nghiện rượu dẫn đến rối loạn nhịp tim (rung nhĩ), dễ gây cục máu đông trong lòng mạch dẫn đến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim,… tăng huyết áp, xuất huyết não, tăng độc tính cho gan dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan, đặc biệt nhạy cảm đối những người có tiền sử viêm gan siêu vi.
Nghiện rượu thường dẫn đến tội phạm, ly tan gia đình, bị mất việc làm, quan hệ xã hội suy giảm.
Do vậy, rượu là con dao hai lưỡi nếu biết sử dụng nó là có lợi. Ngược lại, nếu nghiện rượu thì tác hại vô cùng.
TS. BS. Nguyễn Đức Hoàng
Ích Lợi Và Nguy Cơ Của Tiêm Vắc Xin
Vắc xin là một công cụ rất hiệu quả trong dự phòng các bệnh nhiễm trùng. Hiện nay đã có gần 30 bệnh nhiễm trùng có thể dự phòng được bằng vắc xin. Không giống như các can thiệp y tế khác, vắc xin giúp cho dự phỏng và bảo vệ sức khỏe cho con người và qua đó góp phần phát triển nguồn nhân lực. Ngoài việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, làm cho trẻ em khỏe mạnh phát triển thể chất và trí não bình thường, vắc xin còn giảm mắc các bệnh khác, giảm số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế, đặc biệt giảm thời gian và công sức của phụ nữ do không phải chăm sóc trẻ bị bệnh cũng như làm giảm số trẻ sinh ra do không phải lo trẻ bị ốm và chết, góp phần nâng cao sức khỏe của phụ nữ, giảm tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật gây nên. Ngoài ra tiêm chủng còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả người lớn như vắc xin phòng cúm, phòng viêm màng não do não mô cầu, phòng ung thư gan, ung thư cổ tử cung. Bên cạnh những ích lợi trực tiếp và gián tiếp của vắc xin trong việc làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong của các bệnh nhiễm trùng, nó còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng, như tăng khả năng và năng suất lao động do không bị ốm đau. Tóm lại việc đầu tư cho tiêm chủng dự phòng bằng vắc xin là đầu tư cho phát triển.
Nhờ có Vắc xin, thế giới đã thanh toán được bệnh đậu mùa. Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã xếp tiêm chủng mở rộng (TCMR) đứng thứ 4 trong 10 thành tựu lớn nhất về y tế công cộng của thế kỷ 20. Bệnh bại liệt hiện chỉ còn lưu hành ở 4 nước, số trẻ chết vì bệnh sởi năm 2007 giảm 78% so với năm 2000, số trẻ chết vì viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não do Hib hàng năm giảm đi 2,5 triệu trẻ sau khi nhiều nước triển khai đưa vắc xin viêm gan B và Hib vào chương trình TCMR sau năm 2000. Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 được coi là thập kỷ thành công nhất của lịch sử phát triển vắc xin. Các vắc xin mới là vắc xin viêm màng não do não mô cầu, vắc xin phế cầu phòng viêm phổi, vắc xin rota phòng tiêu chảy và phòng vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung. Theo tổng kết của Liên minh toàn cầu về vắc xin và Tiêm chủng (GAVI), trong thập kỷ vừa qua vắc xin viêm gan B và Hib được đưa vào chương trình TCMR ở nhiều nước đang phát triển đã góp phần dự phòng cho 5 triệu trẻ em khỏi bị tử vong vì các bệnh nhiễm trùng nhờ tiêm vắc xin. Cùng với các hoạt động nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, sự tăng đầu tư nguồn lực và kinh phí, với việc đưa thêm các vắc xin mới vào chương trình TCMR (vắc xin phế cầu phòng viêm phổi, vắc xin rota phòng tiêu chảy và các vắc xin khác như sốt vàng, não mô cầu, viêm não Nhật Bản, rubela, thương hàn, HPV….). Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) ước tính rằng nếu tất cả các vắc xin sẵn có hiện nay đều được sử dụng rộng rãi trên thế giới với tỷ lệ bao phủ cao trên 90%, hàng năm dự phòng 2-3 triệu trẻ em nữa không bị chết vì các bệnh nhiễm trùng, góp phần đạt được mục tiêu của thiên niên kỷ làm giảm hai phần ba số trẻ em chết dưới 5 tuổi vào năm 2015 so với năm 1990.
Chương trình TCMR ở Việt Nam được bắt đầu chính thức từ năm 1985 với việc triển khai tiêm 6 mũi vắc xin cơ bản cho tất cả trẻ em dưới 1 tuổi là lao, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván và sởi. Năm 1997 bổ sung thêm vắc xin thứ 7 là viêm gan B, và năm 2010 bổ sung thêm vắc xin thứ 8 là vắc xin Hib. Các vắc xin khác được dùng ở các vùng có nguy cơ cao cho trẻ trên 1 tuổi là vắc xin viêm não Nhật bản, tả, thương hàn. Trong nhiều năm liên tục tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở trẻ em đều đạt trên 90%. Thực tế và kinh nghiệm của Chương trinh Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam trong hơn 25 năm qua, và ở các nước trên thế giới cho thấy rõ là tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Thành công của công tác TCMR đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. B ằng tiêm chủng vắc xin, tỷ lệ mắc bệnh của nhiều bệnh nhiễm trùng có vắc xin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Chúng ta đã thanh toán được bệnh đậu mùa vào cuối những năm 70, bại liệt vào năm 2000, loại trừ được uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và đang tiến tới loại trừ sởi và khống chế viêm gan B trong vài năm tới. T ỷ lệ mắc các bệnh thuộc tiêm chủng trên 100.000 dân nếu so sánh năm 2010 với năm 1984 thấy: Bệnh Bạch hầu giảm 585 lần, Ho gà giảm 937 lần, Uốn ván sơ sinh giảm 59 lần, Sởi giảm 573 lần. Sau 25 năm triển khai chương trình TCMR ở Việt Nam, ước tính dự phòng cho 6,7 triệu trẻ khỏi mắc bệnh và 43.000 trẻ khỏi bị tử vong do các bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, và sởi. Có thể nói đây là một trong những thành tựu lớn nhất mà ngành y tế Việt Nam đã đạt được trong những năm qua trong bối cảnh Việt Nam còn là một nước nghèo thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Thông qua việc triển khai thành công chương trình tiêm chủng mở rộng và các chương trình y tế khác, Việt Nam đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và đang tiến tới đạt được mục tiêu thứ tư của thiên niên kỷ vào năm 2015 ( Giảm hai phần ba tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn -) . Thành tích này đã được bạn bè quốc tế ca ngợi và khâm phục, và đã được GAVI vinh danh về thành tích suất sắc trong việc làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em tại Hội nghị của GAVI tại Hà Nội tháng 11/2009.
Mục tiêu của tiêm chủng để bảo vệ cá nhân và cộng đồng khỏi các bệnh truyền nhiễm phòng được bằng vắc xin. Mặc dù vắc xin là an toàn, nhưng không phải hoàn toàn không có nguy cơ; phản ứng sau tiêm chủng (PƯSTC) có thể sẽ xuất hiện sau sử dụng vắc xin. Một số người gặp các PƯSTC khác nhau từ phản ứng nhẹ, thông thường đến phản ứng hiếm gặp, nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Hầu hết các trường hợp PƯSTC nặng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có của trẻ. Một số trường hợp PƯSTC có thể do vắc xin hoặc do sai sót trong việc bảo quản, vận chuyển, sử dụng, chỉ định và tiêm chủng vắc xin. Cho dù nguyên nhân của PƯSTC là gì, nó làm cho mọi người lo lắng, từ chối tiếp tục tiêm chủng cho con của họ, dẫn đến trẻ em dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm hơn và thậm chí là đe dọa tính mạng.
là sản phẩm sinh học dùng để tiêm chủng cho các cá thể để tạo ra miễn dịch chủ động bảo vệ chống lại một căn bệnh cụ thể. Vắc xin tương tác với hệ thống miễn dịch và thường tạo ra một đáp ứng miễn dịch tương tự như tạo ra bởi các nhiễm trùng tự nhiên, nhưng không gây bệnh hoặc các biến chứng tiềm tàng cho người nhận. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch khi tiêm chủng. Chúng bao gồm sự có mặt của kháng thể mẹ, bản chất và liều lượng kháng nguyên, đường dùng và sự có mặt của một chất hấp phụ (ví dụ như phức hợp có chứa nhôm) được thêm vào để tăng cường miễn dịch của vắc xin. Các yếu tố như tuổi, yếu tố dinh dưỡng, di truyền và bệnh tật đang mắc phải cũng có thể ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin. Mỗi vắc xin có chứa loại vi sinh vật gây bệnh, hoặc một phần của nó, và thường có hai dạng sống giảm độc lực hoặc bất hoạt (chết) của vi sinh vật, hoặc kháng nguyên độc tố hoặc một trong các protein bề mặt của nó. Vắc xin có thể là đơn giá hoặc đa giá. Một vắc xin đơn giá có chứa một chủng duy nhất của một kháng nguyên duy nhất (ví dụ vắc xin sởi), trong khi một loại vắc xin đa giá có chứa hai hoặc nhiều chủng/ type huyết thanh của kháng nguyên (Ví dụ vắc xin bại liệt). Vắc xin phối hợp có chứa từ hai kháng nguyên trở lên (ví dụ như DTwP, DTP-HepB-Hib). Lợi thế tiềm năng của loại vắc xin phối hợp bao gồm việc giảm chi phí bảo quản và quản lý so với các vắc xin đơn giá, giảm chi phí số lần đi tiêm chủng, cải thiện sự kịp thời của tiêm chủng, và tạo thuận lợi cho việc bổ sung các loại vắc xin mới vào chương trình tiêm chủng. Không có bằng chứng nào cho thấy tiêm các kháng nguyên trong vắc xin kết hợp làm tăng gánh nặng cho hệ thống miễn dịch. Hệ thống này có khả năng đáp ứng hàng triệu kháng nguyên tại một thời điểm. Kết hợp kháng nguyên thường không làm tăng nguy cơ phản ứng bất lợi và trên thực tế, dẫn đến giảm tổng thể các phản ứng bất lợi.
Phản ứng sau tiêm chủng (PƯSTC) là bất kỳ sự kiện sức khỏe nào xảy ra sau tiêm chủng và không nhất thiết phải có mối quan hệ nhân quả với việc sử dụng vắc xin. PƯSTC nhẹ là một sự kiện không phải là “nghiêm trọng” và không là nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của người được tiêm chủng. PƯSTC nặng là một sự kiện gây ra một nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe và tính mạng của người được tiêm vắc xin dẫn đến phải nhập viện, di chứng tàn tật hoặc tử vong khi sinh. Trong năm 2012, Hội đồng các tổ chức quốc tế về khoa học y học (CIOMS) và TCYTTG đã phân loại nguyên nhân cụ thể của PƯSTC như sau:
– Sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên: Là phản ứng gây ra bởi một nguyên nhân khác không phải là do vắc xin, do sai sót tiêm chủng hay do lo lắng khi tiêm chủng, mà là do bệnh lý sẵn có của trẻ.
Phản ứng sau tiêm có thể được phân loại thành phản ứng phổ biến, nhẹ hoặc phản ứng hiếm gặp, nghiêm trọng. Hầu hết các phản ứng vắc xin là nhẹ và tự khỏi. Phản ứng nghiêm trọng là rất hiếm gặp. Mục đích việc tiêm vắc xin là để tạo ra miễn dịch chủ động để dự phòng bệnh. Phản ứng tại chỗ, sốt và các triệu chứng khác là một phần của phản ứng miễn dịch. Ngoài ra, một số thành phần của vắc xin (ví dụ như tá dược nhôm, chất ổn định, chất bảo quản) có thể gây ra phản ứng. Một vắc xin có chất lượng và an toàn sẽ có các phản ứng được giảm tới mức tối thiểu trong khi tạo ra đáp ứng miễn dịch tốt nhất có thể. Phản ứng tại chỗ bao gồm đau, sưng và/hoặc đỏ tại chỗ tiêm và có thể chiếm khoảng 10% số đối tượng đã được tiêm chủng, trừ tiêm DTwP, hoặc uốn ván, những vắc xin có đến 50% có thể có các phản ứng này. BCG gây ra phản ứng tại chỗ bắt đầu như một sẩn da cam, hai hoặc nhiều tuần sau tiêm sẽ trở thành vết loét và lành sau vài tháng, để lại một vết sẹo. Những phản ứng hệ thống bao gồm sốt chiếm tới khoảng 10% đối tượng được tiêm chủng, trừ DTwP chiếm khoảng một nửa số trẻ được tiêm. Những phản ứng thông thường khác (ví dụ như khó chịu, mệt mỏi, chán ăn) cũng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin DTwP. Với vắc xin sống giảm độc lực như sởi/MMR và OPV, các phản ứng toàn thân gây ra từ nhiễm vi rút vắc xin. Vắc xin sởi gây ra sốt, phát ban và/hoặc viêm kết mạc, và xảy ra ở 5-15% đối tượng được tiêm. Biểu hiện bệnh là rất nhẹ so với bệnh sởi “tự nhiên”. Tuy nhiên, đối với người suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, nó có thể trở lên nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Phản ứng với vắc xin quai bị (viêm, sưng tuyến mang tai) và rubella (đau khớp và sưng hạch bạch huyết) gặp ở ít hơn 1% trẻ được tiêm. Vắc xin Rubella gây ra các triệu chứng thường xuyên hơn ở người lớn, với 15% bị đau khớp. Những phản ứng do vắc xin Bại liệt uống ảnh hưởng ít hơn 1% người được uống vắc xin, bao gồm tiêu chảy, nhức đầu và/hoặc đau cơ bắp. Cần lưu ý rằng các tỷ lệ ghi nhận được là dự kiến phản ứng vắc xin hoặc đáp ứng với kháng nguyên vắc xin. Tuy nhiên, trong trường hợp ghi nhận bất kỳ gia tăng đáng kể phản ứng với bất kỳ vắc xin nào, cần điều tra xác định rõ nguyên nhân.
Bảng 1: Các PƯSTC nhẹ, thông thường (Theo TCYTTG)
Bảng 2: Phản ứng sau tiêm chủng hiếm gặp (Theo TCYTTG)
Phản ứng sau tiêm vắc xin ‘Nghiêm trọng’ và ‘nặng’ là phản ứng hiếm gặp thường được sử dụng như nhau nhưng không phải vậy. Một PƯSTC sẽ được coi là nghiêm trọng nếu nó gây ra tử vong, đe dọa tính mạng, đòi hỏi phải nhập viện điều trị hoặc kéo dài thời gian nằm viện, làm kéo dài hoặc đáng kể tình trạng khuyết tật/tàn tật, hoặc đã phải can thiệp để ngăn chặn tổn thương vĩnh viễn. Phản ứng nặng được sử dụng để mô tả mức độ của một sự kiện cụ thể (như nhẹ, trung bình hoặc nặng). Ví dụ, sốt là một sự kiện sức khỏe thông thường, nhưng theo mức độ nghiêm trọng của nó có thể được phân loại như sốt nhẹ hoặc sốt vừa. Sốc phản vệ luôn luôn là một sự kiện nghiêm trọng và đe dọa tính mạng..). Hầu hết các phản ứng vắc xin nặng và hiếm gặp (động kinh, giảm tiểu cầu, Hội chứng giảm trương lực, giảm phản xạ, khóc thét kéo dài) không thành bệnh mãn tính. Sốc phản vệ, trong khi có khả năng gây tử vong, có thể điều trị mà không để lại bất kỳ hậu quả nào. Mặc dù bệnh não được nêu lên như là một phản ứng hiếm khi tiêm chủng vắc xin sởi hoặc vắc xin DTP, tuy nhiên trên thực tế không chắc chắn những vắc xin này có thể gây bệnh não.
GS.TS Nguyễn Trần Hiển
Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Yến Mạch Là Gì? Những Lợi Ích Của Yến Mạch?
Ngày nay, yến mạch đã được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực giảm cân và làm đẹp . Bạn muốn tìm hiểu yến mạch là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất cả các thông tin về bột yến mạch mà bạn cần biết.
Yến mạch là gì? Chắc hẳn nhiều bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này. Yến mạch có nguồn gốc xuất xứ từ các nước ở Châu Âu và Châu Úc. Yến mạch có tên gọi tiếng Anh là Oat và yến mạch thuộc họ ngũ cốc, rất có giá trị dinh dưỡng, rất giàu đạm và giàu chất xơ. Yến mạch là nguồn thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người. Một chế độ ăn có sử dụng yến mạch, không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn giúp bạn bảo vệ cũng như tăng cường sức đề kháng cho hệ tim mạch.
Theo các nhà khoa học của trường Đại học Kentucky (Mỹ) – yến mạch có nhiều đặc tính giúp làm giảm cholesterol xấu LDL có trong máu. Yến mạch còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như: tiểu đường, đau tim, ung thư và béo phì.
Ngoài chất xơ , yến mạch còn chứa nhiều dưỡng chất quí giá khác như: canxi, magie, phốt pho, selen, protein, riboflavin, thiamin và vitamin B6. Do đó, một chế độ ăn có sử dụng yến mạch sẽ giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ.
Một điều đặc biệt khác, yến mạch là loại hạt ngũ cốc có thể sử dụng ngay lúc nguyên hạt mà không cần qua bất kỳ quá trình sơ chế nào. Và nếu có qua chế biến thì bột yến mạch vẫn giữ nguyên hàm lượng chất dinh dưỡng của mình mà không hề bị mất đi trong suốt quá trình chế biến. Đây thực sự là một ưu điểm tuyệt vời của bột yến mạch.
PHÂN LOẠI YẾN MẠCH: Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, chúng ta có thể phân chia yến mạch thành 3 loại cơ bản bao gồm:
Yến mạch cán (Rolled oats) : là thành phẩm của yến mạch cắt nhỏ sau khi qua quá trình chế biến là hấp chín và lăn dẹt. Rolled oats hay được dùng nhiều và phổ biến nhất trong tất cả các loại yến mạch. Đây cũng là loại yến mạch phù hợp nhất để dùng cho bé ăn dặm. Thông thường, chỉ mất khoảng 10 -15 phút để làm chín Rolled oats , theo tỉ lệ 1 : 2 (nghĩa là 1 phần yến mạch cán nấu với 2 phần nước).
Bột yến mạch: là loại yến mạch được xay mịn, do đó bạn có thể sử dụng để làm mặt nạ yến mạch dưỡng da, giúp giảm tàn nhang, vết thâm, xóa thâm quầng mắt hay giảm nếp nhăn. Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng bột yến mạch để làm bánh, sữa chua, nấu cháo …
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG YẾN MẠCH
Bạn nên cho yến mạch vào hộp sạch và kín rồi để ở những nơi khô ráo, thoáng mát, không cho ánh sáng trực tiếp chiếu vào để bảo quản. Một lựa chọn thông minh khác là bạn cũng có thể bảo quản yến mạch trong ngăn mát của tủ lạnh.
YẾN MẠCH RẤT TỐT CHO TRẺ NHỎBạn hoàn toàn có thể cho bé dùng ăn dặm khi bé được 6 – 7 tháng tuổi. Mẹ hãy yên tâm, vì yến mạch rất lành tính, ít gây dị ứng lại nhiều chất xơ nên thậm chí còn tốt hơn cả gạo. Yến mạch sẽ không làm bé bị táo bón, thậm chí sản phẩm thải của bé cũng sẽ rất đẹp.
Cháo yến mạch nấu với thịt bò
YẾN MẠCH NGĂN NGỪA UNG THƯ VÀ GIÚP TRÁNH SUY NHƯỢC THẦN KINHHãy tránh xa căn bệnh ung thư vú bằng cách bắt đầu ngày mới cùng với 1 chén cháo yến mạch mỗi ngày. Nhất là đối với các chị em phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, bột yến mạch sẽ giúp điều hòa, cân bằng nội tiết và giúp tránh suy nhược thần kinh.
YẾN MẠCH GIÚP BẢO VỆ VÀ TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE HỆ TIM MẠCHCác nhà khoa học thuộc trường Đại học Kentucky (Mỹ) đã chứng minh rằng, yến mạch giúp làm giảm lượng cholesterol xấu LDL có trong máu. Dùng bột yến mạch mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ được bảo vệ và tăng cường sức khỏe hệ tim mạch. Bên cạnh đó, yến mạch còn giúp phòng tránh bệnh béo phì, loãng xương và tiểu đường.
Bánh ăn kiêng làm từ yến mạch
YẾN MẠCH GIÚP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CỦA CƠ BẮPMột chế độ ăn có sử dụng yến mạch thường xuyên sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp tăng cường sự vận động của cơ bắp, giúp cơ thể trở nên dẻo dai hơn. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi bột yến mạch sẽ cung cấp năng lượng cho cơ bắp và giúp đốt cháy mỡ thừa một cách nhanh chóng và hiệu quả.
YẾN MẠCH GIÚP CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC: Yến mạch giúp cải thiện đời sống tình dục. Trong thành phần dinh dưỡng của yến mạch có rất nhiều kẽm, sắt, canxi, axit folic và vitamin B. Những chất này giúp nâng cao khả năng tập trung, ghi nhớ cũng như giúp kích thích, phát triển các nội tiết tố sinh dục, từ đó giúp bạn cải thiện và nâng cao đời sống tình dục. Ngoài ra, yến mạch còn giúp bạn tránh xa căn bệnh táo bón gây nhiều khó chịu và bất tiện trong cuộc sống.
Yến mạch giúp tăng sức khỏe và khả năng tình dục
YẾN MẠCH GIÚP CHĂM SÓC DA MẶTĐắp mặt nạ yến mạch để có làn da mịn màng và tươi trẻ. Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, đắp mặt nạ làm từ bột yến mạch thường xuyên sẽ đem đến cho bạn một làn da mịn màng và khỏe mạnh. Saponin là một loại dưỡng chất chống lão hóa có trong yến mạch sẽ mang đến cho bạn điều tuyệt vời đó.
Công thức làm mặt nạ bằng yến mạch: 1/2 ly nước nóng + 1/2 ly bột yến mạch + 2 muỗng mật ong. Tất cả trộn đều cho sánh mịn rồi để nguội. Sau khi hỗn hợp nguội, bạn thoa một lớp mỏng lên mặt, thư giãn trong 10 phút rồi rửa lại thật sạch bằng nước mát.
Yến mạch là liệu pháp làm đẹp da một cách an toàn
YẾN MẠCH GIÚP GIẢM DỊ ỨNG, MẨN ĐỎ VÀ MỤN TRỨNG CÁ: Yến mạch trị mẩn đỏ, trị mụn trứng cá, trị chứng khô da và giúp làm đẹp da, giúp bạn tránh xa khô da, dị ứng hay mẩn đỏ. Tất cả là nhờ chất Avenanthramide – một hoạt chất có đặc tính chống viêm nhiễm, kháng khuẩn cao, giúp làm lành các vết thương một cách nhanh chóng. Để đạt được hiệu quả cao, bạn chỉ cần chăm sóc da bằng những sản phẩm có nguồn gốc yến mạch hoặc tự làm hỗn hợp yến mạch với mật ong để sử dụng cũng rất tốt cho việc làm đẹp.
Công thức làm hỗn hợp yến mạch và mật ong: 2 chén nhỏ yến mạch đã được xay nhuyễn mịn + 1/2 muỗng mật ong + 150ml nước ấm. Tất cả trộn đều rồi thoa lên vùng da bị mụn trứng cá hoặc bị mẩn đỏ. Bạn massage da khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Sử dụng yến mạch thường xuyên giúp giảm cân an toàn
Cập nhật thông tin chi tiết về Lợi Ích Của Hiến Máu trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!