Xu Hướng 3/2023 # Minhlien – Blog Nghệ Thuật, Giải Trí &Amp; Tri Thức Tổng Hợp.since 2008 # Top 8 View | Gdcn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Minhlien – Blog Nghệ Thuật, Giải Trí &Amp; Thông Tin Tri Thức Tổng Hợp.since 2008 # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Minhlien – Blog Nghệ Thuật, Giải Trí &Amp; Tri Thức Tổng Hợp.since 2008 được cập nhật mới nhất trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

“Hai bên đã bắn vào nhau và nhiều người cùng mầu da – chủng tộc… đã chết.Những người còn sống sau hàng chục năm vẫn mang nặng trong lòng những vết thương đau khó nguôi.. Chỉ thời gian mới có thể làm dịu dần, lắng lại, thấy thêm… Và sự sống vẫn tiếp nối không ngừng như dòng sông chảy mãi – lời kết của truyện”

Tôn trọng tính thực tế xưa, nhiều khái niệm – cách nói cũ vẫn được dùng trong truyện.

Lán của tiểu đội nằm dưới những vòm cây rậm rạp để tránh máy bay địch phát hiện. Con đường mòn dẫn ra suối – mùa khô chỉ còn một lạch nước nhỏ. Lán được dựng bằng tre nứa, cây rừng, mái lợp lá Trung quân đã ngả màu. Vách và sàn lán ken đầy những thanh tre. Chăn màn, gối cá nhân được gấp vuông vắn cạnh chiếc ba lô trên sàn ngủ. Giá súng với những khẩu AK, AR15 ( lấy được của địch ), B40, B41… dựng ngay ngắn ở đầu hồi lán. Vài giỏ phong lan rừng treo lủng lẳng ở cột lán. Trên vách lán cón có một vài bức ảnh màu và đen trằng của các nữ nghệ sĩ cắt từ các báo Liên Xô hoặc lịch, báo Việt Nam mà ai đó mang theo ba lô vào chiến trường. Đã gần trưa, có tiếng chim rừng, ve rừng lảnh lót. Nắng khô ong ong, bầu trời cao. và xanh. Rừng đại ngàn dù bị chiến tranh tàn phá nham nhở vẫn còn mênh mông như người mẹ che chớ cho đàn con chiến sĩ đang ngày đêm làm nhiệm vụ chuẩn bị cho chiến dịch xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Lúc này ở tại lán chỉ còn có 2 người, 7 người đã đi làm nhiệm vụ và đến tối họ mới về. Trên sàn lán sát đầu hồi có giá súng. Lịch – một chiến sĩ trẻ mới 20 tuổi – vào chiến trường đã hơn một năm nay, đang bị sốt rét. Anh đắp tấm chăn mỏng và rên nhẹ. Những cơn sốt chưa đến mức độ nặng phải đi bệnh viện như thế này vẫn thường xảy ra như cơm bữa với hầu hết các chiến sĩ ở chiến truờng B2, cũng như nhiếu chiến trường rừng núi khác. Người bị sốt ngây ngây, lạnh trong, nóng ngoài và chỉ có cách là uống thuốc hạ sốt, đi nằm, ăn cháo và khi sốt lui chịu khó tập luyện, bồi dưỡng thêm lại khỏe như thường nhưng lâu lâu sốt vẫn trở lại vài ba ngày. Quen rồi nên các chiến sĩ cứ coi như chuyện thường. Chỉ trừ có những giai đoạn quá ác liệt, gian khổ thiếu ăn thiếu thuốc, có người sốt nặng thành ác tính không cấp cứu kịp và hi sinh. Tuy vậy mỗt khi có người sốt, tiểu đội vẫn cắt cử người ở nhà trông nom chăm sóc. Hôm nay, thấy Lịch bị sốt ba ngày vẫn chưa đỡ, Ban – tiểu đội trưởng ở nhà chăm sóc Lịch và trực lán. Lúc này Ban – gần 40 tuổi người tầm thước mạnh khỏe đang lúi húi nấu cháo cho Lịch ở ngoài bếp Hoàng Cầm phía sau lán. Anh chăm chú dúng đũa cả khuấy cháo. Thấy cháo đã chín, anh mở hộp ruốc thịt và dùng thìa xúc ruốc cho vào cháo rồi đảo đều. Anh dúng thìa múc một ít cháo và thổi cho đỡ nóng rồi nếm thử. Thấy có vẻ nhạt, anh mở hộp muối và dốc một ít vào lòng bàn tay sạch rồi cho nêm muối vào cháo. Anh nếm lại cháo lần nữa, thấy ổn, anh gật gù… Bát cháo nóng đã được Ban đưa vào lán. Còn cầm bát cháo trên tay, anh ngồi trên sàn lán và gọi to: – Lịch ơi! Dậy ăn cháo! Lịch nghe Ban gọi nhưng vì người còn quá mệt nên chỉ mở mắt nhìn ra ý đã hiểu. Ban giục: – Dậy ăn đi! Ăn cho nó ra mồ hôi ra nhẹ người nhanh lắm. Cái kiểu sốt này, càng nằm nó càng quật, phải cố mà dậy, ăn, vận động, tập tành, uống thuốc mới khỏe nhanh được. Lịch dáng cao, nét mặt gầy và xanh gượng gỡ chăn ngồi dậy. Ban ngồi dịch vào gần đó và đưa chiếc bát sắt đựng cháo cho Lịch. Lịch đón bát cháo và cố gắng múc từng thìa ăn, trán rịn rịn mồ hôi do cháo nóng tác động. Ban động viên: – Tớ mà chăm cậu, thì chỉ một tuần là cậu khỏe. Cái kiểu sốt này không đáng ngại nếu biết cách tự chăm sóc,điều trị, tập tành. Cón nếu chủ quan để nó cứ nặng dần là nguy to. Lịch đã đỡ mệt hơn sau mấy thìa cháo, đáp lời Ban: – Vào chiến trường được hơn nửa năm em mới bị sốt rét cũng là do khéo giữ gìn, uống thuốc phòng, ăn, tập thể dục đều. Thỉnh thoảng sốt lại tuy nhẹ thôi nhưng khó chịu ghê. Chỉ lo nó nặng lên, phải đi viện hoặc ra Bắc thì buồn. – Thế mới phải gắng ăn đi, ngấy cổ cũng phải ăn, rồi hơi nhúc nhắc dậy được là phải đi, phải vận động chân tay, thuốc men đều để cơ thể sẽ mạnh lên và đề kháng tốt hơn, đừng nghĩ vẩn vơ cho thêm mệt người. Lịch đã ăn gần hết bát cháo, nhỏ nhẹ: – Cảm thấy đỡ rồi A trưởng ạ! – Đưa bát đây tớ lấy nữa cho! – Bác lấy cho em nửa bát thôi, kẻo không ăn hết nó phí. – Không được, kinh nghiệm của tớ là cứ phải ba bát, ra mồ hôi đầm đìa mới được – Ban nói dứt khoát và đỡ lấy bát từ Lịch. Rồi nhanh nhẹn đi ra bếp múc bát cháo khác. Lịch lúc này lấy khăn lau mồ hôi, cảm thấy người nhẹ nhõm hơn.

***

6 chiến sĩ của tiểu đội mà Ban phụ trách chia làm 2 tốp đang lúi húi đi trên đường mòn. Bước chân của họ sải gấp gáp. Ba lô nặng vai. Theo nhiệm vụ, họ tải gạo và một số quân tư trang, đạn, lựu đạn…cho công việc chuẩn bị chiến dịch. Chỉ thấy những bước chân nhấp nhô với khẩu súng AK được cầm nòng gác trên vai. Rồi họ bước lên một dốc của rừng miền Đông không cao nhưng khá dài. Lưng áo với ba lô nhấp nhô khó nhọc bước lên dốc. Đến đỉnh dốc chiến sĩ đi đầu tiên tên Sơn – ngoài 20 tuổi quay lại và hồ hởi, giọng miền Trung nằng nặng: – A ha! Ta giải lao chút các đồng chí! Sơn gỡ ba lô ngồi xuống một thân cây đổ ven dốc. Khẩu AK được anh dựng cạnh chiếc ba lô nặng. Hai người khác cũng lần lượt làm như anh. Áo ba người đẫm mồ hôi. Sơn đứng dậy nhìn về phía chân dốc, 3 người còn lại đang ì ạch leo dốc. Sơn cười tinh nghịch và nói: – Ba thằng kia mới nếm mùi dốc dài, tớ đi lối nầy nhiều lần rồi nên không đến nỗi nào, đến đây còn vui ca được. Lối này có dốc nhưng đỡ được vài cây số đường vòng, lại tránh được khu vực hay có thám báo . Sơn ngồi xuống và lấy bi đông nước ra, mở nút bi đông và tu một ngụm lớn. Hai chiến sĩ cùng tổ Sơn vì quá mệt nên chẳng nói năng gì, chỉ thấy họ thở phì phò và phanh ngực cho mát. Những chiếc mũ tai bèo cũng được nhấc ra khỏi đầu và làm quạt. Một lúc sau, đỡ cơn mệt một người mới nói: – Ba tháng vượt Trường Sơn mới vào đến đây, tiểu đội có mười hai người, rơi rụng do sốt rét, bị thương giờ còn tám, A trưởng cũ được ra Bắc học, A trưởng mới, cụ Ban vừa về là chín. Con số chín có gì đặc biệt không nhỉ tổ trưởng? Sơn đủng đỉnh đáp: – Số chín là số may mắn, tớ nghe nói vậy còn muốn biết vì sao nên hỏi thằng Lịch, nó có chữ vì là học sinh giỏi văn nhập ngũ khi vừa tốt nghiệp cấp ba. – A trưởng cũ không ưa nó lắm đâu, ai đời lúc rỗi vẫn giở sách giáo khoa mang theo ra đọc. – Cả cậu nữa, ai đời cứ ghi ghi chép chép, tưởng là viết thư, hóa ra nhật kí chiến trường. – Thì cậu cũng chả kém, ai đời mang vào đây được mấy cuốn truyện và vẫn đọc kể cả ở trên võng ở rừng – Thôi! Cũng phải thông cảm cho, quản quân cả về mặt tư tưởng cũng là nhiệm vụ của bất kỳ A hay B, C … trưởng phó nào – Sơn giải thích. Ba người nhóm sau cũng đã lên tới đỉnh dốc. Sơn đứng dậy và trêu họ: – Thấy ông bà ông vải chưa các bố! Chả kém dốc Trường Sơn. Mau lại đây tớ chia thuốc lá cho! Còn bao Ruby quê em đây – Sơn móc bao thuốc nhãn hiệu Ruby Queen của Mỹ tầm được lúc nào và chìa ra mời mọc. Chữ Queen được lính ta thường đọc chệch là quê em. Rừng sâu khá yên tĩnh, Chỉ thỉnh thoảng có tiếng Tắc Kè kêu. Mặt trời đang xuống phía chân trời, nơi ì ầm tiếng máy bay hoặc phi pháo

***

Sau giờ họp tiểu đội nghe đồng chí tiểu đội trưởng phổ biến kế hoạch nhiệm vụ đặc biệt mà tiểu đội được giao, tất cả các chiến sĩ được nghỉ trừ một vài người được phân công đi nấu ăn. Ngoài giếng vài chiến sĩ trẻ đang tắm. Giếng ở gần con suối cạn. Họ giội nước ào ào. Sơn đang được một người khác dùng sỏi kì lưng cho. Ở bếp Hoàng Cầm, một người đang nấu cơm, ngươi nhặt rau rừng. Trong lán những người còn lại đang sắp xếp quân tư trang. Ban tiểu đội trưởng thì đang chăm chú dò sóng chiếc đài National nhỏ để bắt sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Tiếng người phát thanh viên nam dõng dạc vang lên: “Thời cơ mới đã đến, cả nước đang dồn sức, cho trận đánh cuối cùng. Trên khắp các chiến trường tiền phương, các lực lượng vũ trang ta đang giáng cho địch những đòn tơi tả. Hoan hô quân và dân Tây Nguyên đánh giỏi thắng lớn, hoan hô quân dân Trị – Thiên đang phối hợp tuyệt vời với mặt trận Tây Nguyên, hoan hô, quân dân Nam Bộ – miền Tây và miền Đông cũng đang mở rộng mặt trận về phía các đô thành. Tất cả quân dân cả nước đang hướng đến ngày toàn thắng ‘đánh cho ngụy nhào’ giải phóng hoàn toàn miên Nam, thống nhất Tổ Quốc…” Bài xã luận của Đài Tiếng nói Việt Nam thật hào sảng. Ban vặn to hết cỡ cho các chién sĩ cùng nghe. Sau đó anh tắt đài và nói: – Tiết kiệm pin, ta chỉ nghe thời sự thôi! Các cậu thấy chưa? Vì nhiệm vụ đặc biệt chúng ta con phải ém quân chờ lệnh. Chứ trên mạn Tây Nguyên và miền Trung, tất cả đang sôi sục. Một chiến sĩ trẻ ngồi cạnh Ban góp lời: – Nhất định ngày mai thôi, A trưởng ạ!Anh em mình sẽ vào cuộc! Người chiến sĩ khác cũng ngồi gần đó: – Là cái chắc, hai tuần nay đại đội ta đã chuẩn bị đủ đạn, gạo, quân nhu cho cả tháng trời hành quân chiến đấu là gì. Nói thực, vào chiến trường gần hai năm rồi, chỉ mới cọ xát sơ sơ với bọn thám báo biệt kích, đánh vài trận nhỏ xua bọn địch nống vào vùng giải phóng, tớ thấy ngứa ngáy lắm. Ban cười: – Tớ ở chiến trường gần mười năm rồi, tớ chẳng thấy sốt ruột gì cả. Hồi mậu thân sáu tám cũng sôi sùng sục như hồi này nhưng còn phải đánh dài dài. Tất nhiên lần này có khác, chắc sẽ là một đòn dứt điểm. – Chắc sẽ xả đạn cho đã đấy thủ trưởng nhỉ? Lo nhất là vào thành phố, chứ đánh địa hình rừng núi thì chúng em không ngại. – Không lo, cứ bám lấy mũi của tớ, hồi sáu tám tớ đã có kinh nghiệm đánh và di chuyển trong thành phố rồi. Nó có cái khó nhưng cũng có cái dễ – Ban giải thích, tần ngần một lúc rồi nói thêm: – Về chiến thuật, trung đoàn sẽ phổ biến kĩ và sẽ có diễn tập thử cho đại đội trên sa bàn, các cậu cứ theo hiệu lệnh của tớ mà tiến lùi. Ngại nhất là vào các nơi phố xá mới lạ, lính trẻ dễ bị phân tán đầu óc vào cái mới lạ. Tớ nhắc trước, dù chiếm được đồn địch rồi cũng chớ chủ quan đi ngó nghiêng, lục lọi vì tò mò. Lắm oái oăm lắm đấy, lớ xớ là mắc ngay đấy. Tớ nhớ hồi sáu tám, chỉ vì cái ảnh khỏa thân nó treo phơi mình trước khi rút, tớ định lột xuống, may mà đại đội trưởng đi sau nhắc, thì ra nó nối vào quả lựu đạn gài gần đó. Thật hú hồn! Người chiến sĩ trẻ tò mò: – Nó khỏa…khỏa thế nào mà anh ngứa tiết? – Thì nó treo lủng lẳng ngay lối vào nhà ăn, chưa chạm đầu mà cái của kia cứ nổn nổn,…khà khà… Ban cười – sau đó chỉ có cách hô tất cả mọi người tránh thật xa rồi đại đội trưởng rút Ka năm chín tỉa rụng, vô hiệu hóa nó. Hai chiến sĩ trẻ trạc tuổi Lịch cười khoái chí. Họ mới chỉ dự ít trận nhỏ trong rừng. phía trước họ, trận mạc quy mô và phức tạp vẫn còn chưa diễn ra. Một người cười xong thì nói: – Phải em, em cho nó tràng A ka! – Không được! tớ đã nói là phải làm theo mệnh lệnh khi đang chiến đấu. Ít nhất là khỏi phí đạn, hơn nữa là người lính quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng ta không nên xả đạn bừa vào những vật vô tri dù nó xấu. Đạn chỉ để trừng phạt kẻ địch đang đánh lại ta, không cho chúng tiêu diệt được ta. – A trưởng lính cựu mà nói thì chỉ có đúng – người lính trẻ còn lại góp lời – à mà sao ở chiến trường lâu, anh chậm lên vậy. – Có cái gì đâu! Lên lúc nào thì lên, cái chính là hoàn thành tốt nhiệm vụ, được anh em quý mến! Trông thấy nhau quý là được. Hết chiến tranh về đời thương còn nhớ nhau là nhất. – Anh mới về thay A trưởng cũ được vài tháng mà chúng em thấy tiểu đội ta khí thế khác hẳn. Lại vui vì anh luôn kể chuyện đời, chuyện nhà, chuyện chiến trường hồi trước. Nhớ nhất là chuyện anh kể đêm tân hôn, hồi hộp quá, pháo anh toàn bắn trượt – người chiến sỹ trẻ măng cười khe khe và nói tiếp – ông Thầm A trưởng cũ thì lúc nào cũng khó đăm đăm, quy lát đến máy móc. Ai đời có đêm vẫn giở bài báo động để thử xem anh em có còn sẵn sàng chiến đấu không! Sáng thứ hai thì xếp hàng điểm danh và nhắc nhở cứ như lúc còn tân binh. Chúng em có vui tếu một tý thì lườm nguýt. Còn đọc tiểu thuyết, ghi nhật ký, làm thơ thì ông ấy chẳng cấm được nhưng cũng không khoái, thái độ chẳng vui… – Chuyện cũ cho qua đi – người lình trẻ khác chen vào – có thế ông ấy mới được trên khen và cất nhắc cho ra Bắc đi học. Ban nhỏ giọng: – Chẳng phải vậy đâu! Tớ biết cậu Thầm được trên lấy đi học là lý do khác. Trước khi vào chiến trường, đơn vị cậu ấy ngoài Bắc đã hứa chỉ cho vào ba năm rồi trở ra học tiếp, nếu tình hình cho phép. Vừa rồi cậu ấy được ra, cậu ấy cũng tiếc muốn ở lại nhưng không được vì côngvăn xin người đã duyệt, chẳng qua các cụ đã nói: mười người mười tính ấy mà. Tính cậu ấy thế chứ chẳng phải lí do gì. Tớ còn gặp nhiều thủ trưởng hắc xì hơn nhiều, nhưng tớ thông cảm hết là bởi trước cái sống chết mọi việc đều bé – có phải không hai cậu? khà…khà…- Ban cười vui vẻ, cái cười của người từng trải chiến trường và cuộc đời.

***

Toàn tiểu đội đang nghỉ trưa. Các chiến sĩ nằm trên sàn lán. Tiếng ve rừng chói tai thỉnh thoảng ré lên. Mùa khô trời nóng nhưng tán cây dày nhiệt độ không đến nỗi nào. Có vài tiêng ngáy của ai đó. Lịch trực gác cho anh em nghỉ. Anh mắc võng dù dưới đám cây rậm rạp và khẩu AK đặt trên võng. Anh vừa ngồi trên võng vừa nhìn cảnh giác về phía mấy ngả đường mòn quanh lán. Cảm thấy yên tâm, chẳng có động tĩnh gì đặc biệt như mọi khi vì vùng này còn xa địch, Anh rút bức thư từ túi áo ra thầm đọc lại. Đây là lá thư của Mận, cô bạn gái hồi học phổ thông dưới hai lớp và cùng xóm. Giữa Mận và Lịch đã có những tình cảm yêu đương. Sau khi Lịch tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, tình cảm ấy càng sâu đậm hơn. Những dòng thư của Mận vang lên thành từng lời nhỏ nhẹ và tha thiết như tình cảm của cô với Lịch: “…Hai bác bên nhà vẫn khỏe và vẫn đi làm đồng, cấy gặt, cầy bừa. Vậy nên em chẳng có cớ nào mà đến thăm hỏi hai bác như anh dặn đâu, ngại lắm!” – Lịch cười một mình khi đọc đến đây. Rồi đọc tiếp: “Bao giờ hết chiến tranh, anh về có lẽ em mới dám theo anh ra mắt các cụ. Anh ạ, em có giấy gọi vào Đại học rồi, vãn vãn việc và vào học ổn định em mới viết thư đều đều cho anh. Ngoài này cũng đang náo nức với chiến thắng ở trong đó lắm. Em rất tự hào vì có anh đang chiến đấu và nguyện chờ anh…” Lịch xúc động ngừng đọc, mắt anh rơm rớm rồi Lịch trấn tĩnh lại. Anh vụt nhớ tới ngày hai người đã khá là thân nhau khi đi học cấp 3 ở trường huyện. Lúc đó Lịch lớp 10 và Mận mới chỉ lớp 8. Lịch thường cho Mận đi nhờ xe đạp đến trường – Hình ảnh Lịch và Mận đội mũ rơm. Lịch đèo Mận trên chiếc xe Thống Nhất, hai người trò chuyện trên con đường có những cây phi lao chạy giữa cánh đồng. Ngày ấy giữa họ mới chỉ là những tình cảm trong sáng của học sinh. Sau vài năm tình cảm đó lớn dần. Đén lúc Lịch nhập ngũ, thỉnh thoảng anh được về thăm nhà và giữa anh với Mận nảy nở tình yêu, ngày Lịch đi B Mận nhận lời hẹn ước của Lịch. Hồi ức ngắn của Lịch ngừng lại khi gió thổi suýt bay lá thư ra khỏi bàn tay anh. Lịch lấy tiêp lá thư tấm ảnh Mận và nhìn ngắm cho đỡ nhớ. Tấm ảnh đen trắng cỡ 6×9 cho thấy khuôn mặt bầu bĩnh, tóc ngang vai trong sáng có phần thơ ngây của một thiếu nữ khoảng 16, 17 tuổi. Nhìn ảnh Mận, trong đầu Lịch có một liên tưởng. Anh lẩm nhẩm đọc một đoạn thơ của Ximônốp trong bài “Anh sẽ về” : “Em ơi đợi anh về Mưa rơi có dầm dề Ngày có dài lê thê Thì em ơi cứ đợi Tan giặc bước đường quê Anh của em lại về Trong chiếc cười ngạo nghễ” Gió rừng thổi mạnh . Lịch cẩn thận cất ảnh và thư vào túi áo ngực, rồi xách sung đứng dậy

***

Đơn vị – trung đoàn của Ban và Lịch mới nhận được lệnh đi chiến đấu. Họ là trung đoàn chủ công của sư đoàn. Họ đã quán triệt đầy đủ nhiệm vụ đặc biệt: đánh một căn cứ quan trọng của địch nhằm bóc phá vị trí phòng ngự – tử thủ ngoại vi của chúng, mở đường cho sư đoàn tràn lên giải phóng một vùng quan trọng cách Sài Gòn hơn một trăm cây số. Và từ đó sư đoàn sẽ tiếp tục phát triển tiến về giải phóng Sài Gòn. Sáng hôm nay trong không khí rạo rực xuất quân rời căn cứ, tất cả đã dậy sớm và chuẩn bị sẵn sàng. Quân tư trang gọn ghẽ trong ba lô. Lần lượt từng người nai nịt khá chắc chắn, giầy vải cao cổ mới được đưa ra dùng. Những khẩu sung AK xanh ánh thép vì được lau chùi kĩ. Những thứ nặng hơn hoặc dự trữ hành tiến đã được tập kết về ban hậu cần trung đoàn. Mỗi người chỉ còn ba lô, súng đạn đủ cơ số chiến đấu. Một dãy ba lô ở mép lán – tất cả có 9 chiếc – cũ mới đủ loại tùy theo tuổi quân. Trong khi chờ mệnh lệnh đến nơi tập kết, từng người một làm các việc khác nhau . Người thì thắt lại dây giầy, người thì chỉnh đốn trang phục. Có người soi gương chải đầu… Nét mặt ai cũng nghiêm trang trước sự kiện trọng đại mà họ đã mong chờ mấy tháng nay. Ban đi quan sát kiểm tra lại một lượt quân tư trang – anh ngắm nhìn dãy ba lô, nhìn các vật dung mang theo, nhìn căn lán mà họ sẽ rời xa. Thấy lọ thuốc chống vắt của Mỹ, ai đó còn bỏ quên trên vách lán, anh tiến lại rút ra xịt thử và bảo một chiến sỹ: – Cầm lấy, của quý đấy suýt quên! Thuốc chống vắt của thằng nào đây? – Của ai thì em cũng dùng, dự trữ thôi chứ mùa khô này chẳng lo vắt! Nhỡ còn đánh dài đến mùa mưa thì sao thủ trưởng nhỉ? Ban cười. Sơn hí hoáy lấy than củi ghi lên một mảnh gỗ lời chào căn lán nhỏ mà tiểu đội đã từng sống mấy năm – “Tạm biệt – rời căn cứ đi chiến dịch ngày 20 – 3 – 1975 nhớ mãi, tiểu đội 3, C2, E5, B2 Ban, Sơn, Lịch, Thanh, Mão, Hùng, Lữ, Luyến, Thạch”. Ghi xong nét chữ đậm rõ ràng nhưng có phần nguệch ngoạc, Sơn cười nhăn nhở như bản tính của anh rồi với vẻ hài lòng và trịnh trọng cài tấm gỗ vào vách lán, Lịch vừa chỉnh đốn xong quân tư trang, ngẩng lên nhìn thấy Sơn cài tấm gỗ kỉ niệm vào lán thì trêu: – Vẫn còn thiếu, phải ghi rõ: Người viết đề tặng lại mấy dòng này là ai chứ! Viết thêm đi: A phó Nguyễn Văn Sơn 20 tuổi quê bọ Quảng Bình chưa người yêu. Địa chỉ liên lạc: Sài Gòn sau ngày chiến thắng. Cánh lính trẻ cũng bỏ dở việc cười nói ồn ào góp vào: – Đúng thế! Tác phẩm phải có tác giả, đề nghị đồng chí Sơn kí vào! – Tấm gỗ quá đẹp, chỉ tiếc người viết viết vội, giá để nhà thơ Lịch viết cho thì tốt hơn. Nhưng Lịch phải ghi vào: Lịch Ninh buồn, tiếp đó là Ban lính già quê Bầm Bủ, Luyến rau má phá đường tàu dô tá, dô tà…, Hùng Hà Tây gọi tép bằng tôm, Lữ xích lô gầm cầu Long Biên Hà Nội, Mão Nghệ Tĩnh mình ơi thiếu gạo đói dài, Sơn quê bọ gọi ông nội là dòi, Thạch Thái lọ, Thành quê thành phố tháng năm rợp trời hoa đỏ, luôn hiên ngang đầu ngẩng cổ cò…- người chiến sĩ vừa nói câu này vừa diễn trò làm cho tất cả đều không nhịn được cười. – Không sao, quan trọng là có cái để lại kỉ niệm. Nhất là trong lúc gấp gáp thế này còn kịp – Lịch cười và nói Ban nãy giờ có ý chờ các đồng đội, biết sắp đến giờ, anh nhìn đồng hồ và nói to: – Nào! Toàn tiểu đội một hàng dọc! Đi đều bước! Tất cả đi theo tôi về địa điểm tập kết. Các chiến sĩ nhanh nhẹn xốc ba lô lên vai, xách súng bước vào hàng. Ban nhìn một lượt toàn tiểu đội. Anh hài lòng vì tất cả đều rất gọn gàng chính quy và phấn chấn. Sau đó bằng một động tác chém tay vào không khí quả quyết, anh dẫn đầu tiểu đội bước về phía trước. Tốp chiến sĩ nối nhau đi. Chẳng ai ngoái lại nhìn căn lán bởi họ biết không còn thời gian cho việc lưu luyến chốn thân thương. Trên những con đường mòn từ các hướng khác các tiểu đội khác cũng đang nối nhau đi về nơi tập kết của đại đội. Những chiếc ba lô và mũi súng nhấp nhô nhòa trong lá cây rừng.

TG: Đặng Minh Liên Kỳ sau đăng tiếp

Bình chọn

Chia sẻ:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Chuyên Gia Giải Mã Giấc Mơ Ở Giới Giải Trí

Poster design by Yến Nhi

Tên gốc: 解梦师在娱乐圈

Hán việt: Giải mộng sư tại ngu nhạc khuyên.

Tác giả: Khương Chi Ngư (姜之鱼)

Bìa: Yến Nhi – Thất Hỏa Nha Đầu.

Editor+Beta-er : Thất Hỏa Nha Đầu.

Tình trạng gốc: Hoàn thành.

Tình trạng edit: Đang edit.

Thể loại: Nguyên sang, Ngôn tình, Cổ đại, Hiện đại, HE , Tình cảm , Trinh thám, Ngọt sủng, Phá án , Cổ xuyên kim, Hào môn thế gia, Giới giải trí, Thanh mai trúc mã, Sảng văn, Nữ cường.

Sau khi tỉnh lại, bạn có còn nhớ những gì đã diễn ra trong giấc mơ của mình không?

Mơ thấy ác mộng, mộng xuân, mơ về tương lai, giấc mơ lặp lại, mơ trong mơ…

Giấc mơ của hung thủ lẫn người bị hại đều cất giấu vô số bí mật không muốn người ngoài biết.

MC: Gần đây Ngô ảnh đế vừa quay xong một bộ phim, anh có lời nào muốn nói không?

Ngô ảnh đế: À, tôi muốn mời Cơ Thập Nhất giải mã giấc mơ.

MC chương trình: Lâm ảnh hậu, cô định tấn công sang ngành điện ảnh nước ngoài, kế hoạch tiếp theo của cô là gì?

Lâm ảnh hậu: Tôi dự định sẽ mời Cơ Thập Nhất giải mã giấc mơ.

Trương thiên vương: Thật trùng hợp, tôi cũng vậy.

Cơ Thập Nhất: Thờ ơ.

Nhân vật chính: Cơ Thập Nhất, Tô Minh Chu.

Câu giới thiệu vắn tắt: Phá án thông qua việc giải mã giấc mơ, có chút hồi hộp.

🎃 Chương 025 🎃 Chương 026 🎃 Chương 027 🎃 Chương 028

🎃 Chương 029 🎃 Chương 030 🎃 Chương 031 🎃 Chương 032

🎃 Chương 033 🎃 Chương 034 🎃 Chương 035 🎃 Chương 036

🎃 Chương 037 🎃 Chương 038 🎃 Chương 039 🎃 Chương 040

🎃 Chương 041 🎃 Chương 042 🎃 Chương 043 🎃 Chương 044

🎃 Chương 045 🎃 Chương 046 🎃 Chương 047 🎃 Chương 048

🎃 Chương 049 🎃 Chương 050 🎃 Chương 051 🎃 Chương 052

🎃 Chương 053 🎃 Chương 054 🎃 Chương 055 🎃 Chương 056

🎃 Chương 057 🎃 Chương 058 🎃 Chương 059 🎃 Chương 060

🎃 Chương 061 🎃 Chương 062 🎃 Chương 063 🎃 Chương 064

🎃 Chương 065 🎃 Chương 066 🎃 Chương 067 🎃 Chương 068

🎃 Chương 069 🎃 Chương 070 🎃 Chương 071 🎃 Chương 072

🎃 Chương 073 🎃 Chương 074 🎃 Chương 075 🎃 Chương 076

🎃 Chương 077 🎃 Chương 078 🎃 Chương 079 🎃 Chương 080

🎃 Chương 081 🎃 Chương 082 🎃 Chương 083 🎃 Chương 084

🎃 Chương 085 🎃 Chương 086 🎃 Chương 087 🎃 Chương 088

🎃 Chương 089 🎃 Chương 090 🎃 Chương 091 🎃 Chương 092

🎃 Chương 093 🎃 Chương 094 🎃 Chương 095 🎃 Chương 096

🎃 Chương 097 🎃 Chương 098 🎃 Chương 099 🎃 Chương 100

🎃 Chương 101 🎃 Chương 102 🎃 Chương 103 🎃 Chương 104

🎃 Chương 105 🎃 Chương 106 🎃 Chương 107 🎃 Chương 108

🎃 Chương 109 🎃 Chương 110 🎃 Chương 111 🎃 Chương 112

🎃 Chương 113 🎃 Chương 114 🎃 Chương 115 🎃 Chương 116

🎃 Chương 117 🎃 Chương 118 🎃 Chương 119 🎃 Chương 120

🎃 Chương 121 🎃 Chương 122 🎃 Chương 123 🎃 Chương 124

🎃 Chương 125 🎃 Chương 126 🎃 Chương 127 🎃 Chương 128

🎃 Chương 129 🎃 Chương 130 🎃 Chương 131 🎃 Chương 132

🎃 Chương 133 🎃 Chương 134 🎃 Chương 135 🎃 Chương 136

🎃 Chương 137 🎃 Chương 138 🎃 Chương 139 🎃 Chương 140

🎃 Chương 141 🎃 Chương 142 🎃 Chương 143 🎃 Chương 144

🎃 Chương 145 🎃 Chương 146 🎃 Chương 147 🎃 Chương 148

🎃 Chương 149 🎃 Chương 150 🎃 Chương 151 🎃 Chương 152

🎃 Chương 153 🎃 Chương 154 🎃 Chương 155 🎃 Chương 156

🎃 Chương 157 🎃 Chương 158 🎃 Chương 159 🎃 Chương 160

🎃 Chương 161 🎃 Chương 162 🎃 Chương 163 🎃 Chương 164

🎃 Chương 165 🎃 Chương 166 🎃 Chương 167 🎃 Chương 168

🎃 Chương 169 🎃 Chương 170 🎃 Chương 171 🎃 Chương 172

🎃 Chương 173 🎃 Chương 174 🎃 Chương 175 🎃 Chương 176

🎃 Chương 177 🎃 Chương 178 🎃 Chương 179 🎃 Chương 180

🎃 Chương 181 🎃 Chương 182 🎃 Chương 183 🎃 Chương 184

🎃 Chương 185 🎃 Chương 186.

Blog Radio 616: Ta Thấy Em Trong Tiền Kiếp

Tác giả: Giọng đọc: TitiHoàng Nguyên Nguyễn

Sau mỗi cơn mưa, bầu trời dường như đều cao hơn một chút.

Vệt nắng vàng ươm lách mình qua tán lá, buông xuống mặt đường, vẽ nên những đốm sáng lung linh. Chỉ cần một cơn gió lướt qua, đám hoa nắng này sẽ nhảy nhót không ngừng, khiến người đi đường phải chóng mặt hoa mắt. Thời tiết tháng tám Hà Nội hệt như thiếu nữ mới biết yêu, chợt nắng, chợt mưa, không ai có thể đoán trước.

Tôi phủi đi vệt nước mưa vẫn còn làm ẩm một bên vai áo, xoay cổ tay nhìn đồng hồ. Thời gian đối với bất cứ ai cũng đều vô cùng quý giá, và tôi thực sự không hề muốn việc tắc đường bởi cơn mưa bất chợt ban nãy khiến mình trễ hẹn, bắt người khác phải đợi chờ. Thang máy đông nghịt người, tôi nhấn tầng mười ba, sau đó đứng vào một góc, ánh mắt lơ đãng lướt quanh một vòng.

Những mùi hương chen nhau phả vào khứu giác, những cử động nhỏ nhặt nhưng lại tiết lộ về chủ nhân nhiều hơn bất cứ điều gì lần lượt thâu vào đáy mắt. Tôi vô thức tiếp thu tất thảy những “tín hiệu” đó, theo thói quen nghề nghiệp mà phân tích.

Chàng trai đứng trong góc kia, mặc vest, chải chuốt, xịt nước hoa, tay cầm theo cặp laptop, liên tục nhìn đồng hồ rồi lại nhìn con số nhảy lên trên biển báo thang máy, hẳn là nhân viên kinh doanh đi gặp khách hàng, có vẻ đã sắp trễ giờ.

Cô gái đứng cạnh tôi tưởng như không có gì đặc biệt, nhưngsợi dây đeo thẻ công tác của cô ấy lại được thắt nút theo phong cách của dân leo núi chuyên nghiệp, xem ra là một cô nàng đam mê bộ môn thám hiểm hoặc leo núi trong nhà.

Cô gái đứng góc xa luôn vô thức chỉnh trang lại trang phục, quần áo và giày trên người đều có vẻ là lần đầu mặc… Xem ra, là đi phỏng vấn vào một vị trí bản thân vô cùng kỳ vọng…

Cứ như vậy, dòng suy nghĩ miên man không dứt trong tôi chỉ đứt phựt khi biển báo nhảy tới con số mười ba. Cánh cửa chầm chậm mở ra, mang theo mùi hương của café, sữa, tinh dầu chanh, bạc hà… chen nhau ùa vào.

Tôi khẽ đẩy tấm vách gỗ cao ngang hông, bước vào trong quán cafe. Chùm chuông gió phía trên đầu rung lên những âm thanh trong trẻo.

Bốn giờ chiều, mặt trời vẫn đang hối hả chiếu những tia nắng màu mật ong xuyên qua khung cửa kính bao phủ lấy cả ba mặt của quán. Xa xa, bên ngoài những tấm kính được cố định bằng khung thép đó là bầu trời cao xanh vời vợi, là những tòa nhà nhỏ bé như món đồ chơi của người khổng lồ quây lấy những kiến trúc cao tầng.

Trong phút chốc, tôi thực sự có cảm giác bản thân rất giống một chú chim nhỏ bị nhốt trong lồng kính, bất lực nhìn không gian tự do bên ngoài gần ngay trước mắt, lại không có cách nào thoát thân.

Tôi nhìn qua một lượt dòng người tấp nập bận rộn trong quán, không hề khó khăn để nhận ra người có hẹn với tôi đã ngồi đợi tại đó.

Giữa đám đông, cho dù chúng tôi chưa từng gặp mặt lần nào, tôi vẫn lập tức nhận ra cô.

Cô ngồi bên cửa kính, dưới một vòm hoa đào giả dùng để trang trí, nhẹ nhàng lật từng trang sách. Ánh nắng buổi chiều nhu hòa nhuộm lên những đường nét trên khuôn mặt thanh tú của cô, khiến tôi bỗng dưng có cảm giác mình đang nhìn vào một ảo ảnh. Xuyên qua dòng người tấp nập giờ cao điểm, vóc dáng nhỏ nhắn và tĩnh lặng kia dường như hút chặt lấy ánh nhìn của tôi, khiến tôi không cách nào dời mắt.

Tựa như, chúng tôi đã từng quen biết. Từ rất lâu rồi…

– Xin chào, cô An đúng không?

Thiếu nữ ngẩng lên khỏi trang sách. Dưới rèm tóc mái đen nhánh là đôi mắt trong veo, mênh mang tới lạ lùng. Cô mỉm cười, vươn năm ngón tay nhỏ nhắn nắm lấy bàn tay tôi, giữ một lát rồi nhẹ nhàng thả ra, nở một nụ cười:

– Bác sĩ Lâm đúng không ạ? Cảm ơn anh đã cất công tới tận đây.

Bàn tay cô gái rất mềm mại, mát lạnh và dịu dàng như nước.

An cũng không phải là người thích vòng vo. Cô vươn tay, gọi một nhân viên phục vụ tới ghi đồ uống, sau đó lập tức vào thẳng vấn đề:

– Bác sĩ Lâm, thật ngại quá, nhưng anh đúng là người đã vẽ ra bức tranh này sao?

Trên màn hình điện thoại mà cô gái đưa tới trước mặt tôi đang hiển thị một bức tranh màu nước. Tranh cũng không có gì đặc biệt, chỉ mơ hồ phác họa một tòa lầu các phía xa xa, một sân gạch đá rêu phong chen hoa cỏ, trên đó, có một thiếu nữ đang nhẹ nhàng cúi người nhặt những cánh ngọc lan. Thiếu nữ mặc một bộ giao lĩnh màu trắng, tơ lụa mềm mại rủ xuống ôm lấy vóc người nhỏ nhắn. Rèm tóc đen thướt tha che mất gương mặt của nàng, chỉ mơ hồ nhìn thấy một bên cổ trắng ngần, sống mũi cao và bờ mi dài cong cong.

Mặc dù khá bối rối, tôi vẫn gật đầu, trong lòng tự hỏi, rốt cuộc cô gái xinh đẹp trước mặt này tại sao lại hẹn tôi bằng được chỉ vì tình cờ nhìn thấy một bức tranh tôi vẽ giải khuây khi nhàn rỗi bị em gái đăng lên mạng xã hội?

Tựa như đoán được suy nghĩ của tôi, An nhìn thẳng về phía trước, những ngón tay đan lại, để trên đầu gối.

Cô gái này đang bất an.

Tôi mơ hồ nhìn dáng vẻ ngồi thẳng sống lưng đầy đoan trang của cô, nhìn vào những ngón tay thon thả níu lấy nhau của cô, cảm nhận được sự lo lắng và bối rối ngập tràn.

– Nếu tôi nói – An ngập ngừng lên tiếng, ánh nhìn nâu sẫm bỗng dưng trở nên mông lung lạ lùng – tôi từng mơ thấy khung cảnh anh đã vẽ từ trước khi nhìn được bức tranh này, tòa lầu các sau lưng đó, cây ngọc lan đó, thậm chí, từng viên gạch đá rêu xanh đó… đều y hệt như anh vẽ, bác sĩ có tin không?

Nắng chiều xuyên qua cửa kính, xung quanh An đều được bao phủ bởi một vầng sáng nhàn nhạt nhu hòa, khiến cô chẳng khác gì một ảo ảnh mơ hồ.

Tôi có chút hoa mắt, chỉ cảm thấy, bên mũi mình, tựa như lẫn vào hương café nồng nàn, lẫn vào vị sữa tươi, hương thơm bạc hà và chanh, có một mùi hương ngọc lan như gần như xa nhẹ nhàng len lỏi tiến lại, quấn chặt lấy khứu giác không rời…

– Nếu tôi nói – An hít một hơi sâu, bàn tay mơ hồ run lên – trong giấc mơ đó của tôi, tôi chính là cô gái nhặt hoa lan, anh có tin không?

Giọng nói của cô dịu dàng như gió lay động giữa không trung, tiến vào tai tôi lại tựa như thanh âm sét đánh ngang trời. Thế giới quan được xây dựng trên chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên của tôi bấy lâu nay ầm ầm rạn nứt. Cô gái ngồi đối diện hơi nghiêng đầu, vén rèm tóc đen buông xõa hai bên vai lên, để lộ một nốt ruồi son bên cổ trái.

Phải rồi, tôi làm sao quên được chứ?

Bởi vì, thiếu nữ nhặt hoa lan trong tranh kia, tôi đã mơ thấy cả trăm, cả ngàn lần.

Cô ấy cũng có một nốt ruồi son bên cổ trái.

Bạn đã bao giờ có cảm giác vừa nhìn vào một người xa lạ trong lần đầu tiên gặp mặt liền muốn bật khóc hay chưa?

Nghe thì thật khó tin, nhưng tôi đã từng như vậy, chính là khoảnh khắc tôi thấy bác sĩ Lâm đẩy vách ngăn quán café, bước vào.

Cuối giờ chiều, người qua người lại rộn ràng như mắc cửi. Chuông gió treo bên cửa nhẹ nhàng reo vang một tiếng, trong như âm thanh ngọc trai chạm vào đĩa bạc, mỏng như âm thanh cánh hoa rơi nghiêng giữa trời. Nhưng chẳng hiểu sao, tiếng vang rất đỗi nhỏ bé ấy lại xuyên qua tầng tầng lớp lớp những tạp âm hỗn độn của quán café, bay vào tai tôi, như hồi chuông báo hiệu của định mệnh. Tựa như có một sức mạnh vô hình thôi thúc tôi ngước mắt khỏi trang sách đang đọc dở, phóng tầm mắt len lỏi qua dòng người xa lạ vội vã, chạm tới anh.

Chàng trai mặc sơ mi trắng, màu áo khoác xám gợi nhớ tới những ngày trời không có nắng. Anh nâng tay nhìn đồng hồ trên cổ tay trái, mái tóc đen hơi rối lòa xòa trên trán, rủ xuống bờ mi, làm tôi liên tưởng tới một trời hoa lau rợp bóng bên bờ sông Nhĩ Hà.

Tôi không cách nào lý giải nổi, giây phút tôi nhìn thấy người đó, tựa như có một tia sét đánh ngang thế giới của tôi, xé rách những dòng tâm tư bấy lâu nay bị niêm phong tận sâu thẳm trong tiềm thức. Thời gian xung quanh tôi như bị một sức mạnh vô hình làm cho ngưng đọng, đất trời toàn bộ đều mất đi sắc màu và âm thanh, chỉ có người đó là tia sáng sinh động duy nhất hiện hữu giữa dòng người trắng đen câm lặng. Cảm giác quen thuộc khó tả bỗng dưng ập tới, xáo tung tâm trí tôi thành một cuộn chỉ hỗn loạn, còn trái tim lại không nghe theo chỉ đạo của tôi nữa, tự ý đập mạnh tới nỗi bản thân muốn nghẹt thở.

Thời khắc ấy, tôi giống như một con người đã phải đi trong màn đêm tăm tối rất rất lâu, cuối cùng vào lúc tuyệt vọng nhất nhìn thấy ánh sáng rực rỡ của mặt trời nơi cuối đường hầm, cũng giống như một người bộ hành lạc lối trên sa mạc mênh mông, rốt cuộc vào giây phút chuẩn bị ngã quỵ lại tìm được một dòng nước mát lạnh, ngọt ngào.

Chàng trai ngẩng đầu, ánh mắt nâu sẫm của anh tựa như xuyên qua ngàn năm mà hướng về tôi, giống hệt những giấc mộng mà hằng đêm tôi vẫn mơ về…

Chính là ánh mắt ấy, trong lần đầu gặp mặt – một ngày nắng chiều đốt cháy mặt sân rêu phong, đã xuyên qua tán cây lao xao và những cánh hoa ngọc lan trắng muốt, nửa sững sờ nửa ngại ngùng mà nhìn tôi.

Cũng chính là ánh mắt ấy, trong một đêm mùa thu trăng tròn vành vạnh treo trên đỉnh trời, tha thiết trao cho tôi lời ước hẹn trọn đời.

Và cũng chính ánh mắt ấy, vào một đêm xuân hiu hiu mưa bụi, đã vừa đau đớn lại vừa kiên quyết nhìn tôi thay lời từ biệt, trước khi người đó khoác lên mình chiến bào, cùng đoàn quân xuất chinh bảo vệ kinh thành…

Hình ảnh chàng trai trong giấc mơ cùng người thật ngay trước mắt lúc này tựa như nhập lại thành một, xuyên qua ngàn năm, chầm chậm bước tới bên tôi…

Tôi vội vàng cúi đầu, buông rèm tóc đen che giấu một giọt lệ nóng rát lướt qua gò má, sau một lát liền nghe thấy giọng nói của anh vang lên ở phía đối diện:

– Xin chào, cô An đúng không?

Tâm trí tôi mông lung bay về những giấc mơ ngày trước, giữa một khoảng trời trắng xóa cánh hoa, có một chàng trai đứng trên cây nhìn xuống tôi, nở nụ cười ngượng ngùng:

– Xin chào tiểu thư, tôi là hàng xóm nhà bên…

Nếu hiện tại, tôi ngẩng lên và nói với anh rằng, từ hàng ngàn năm trước, anh đã dùng chính giọng nói ấm áp này để ước hẹn cùng tôi, liệu anh có tin không?

Bắt đầu từ năm mười tám tuổi, tôi đã liên tục mơ thấy bản thân mình trong một khung cảnh của hàng ngàn năm về trước.

Ngày ấy, kinh thành không chen chúc như thủ đô của hiện tại.

Dòng sông nhẹ nhàng uốn mình, bao lấy một mảnh đất trù phú, được phù sa bồi đắp ngàn đời mà đơm hoa kết trái thành quả thơm, gạo ngọt. Những mái nhà nép mình dưới tán cây xanh, ban ngày tắm nắng, ban đêm dầm sương, che cho người dân một cuộc sống thái bình…

Tôi mơ thấy những tích chèo sống động, con hát nghiêng mình xòe quạt, ngón tay cong lên tạo thành một hoa lan chỉ, tiếng hát à ơi lay động màn đêm, ngọt ngào mà dung dị thấm vào tận tâm can.

Tôi mơ thấy những lễ hội rộn ràng, đèn lồng treo khắp chốn, như sao sa trên những nẻo đường kinh thành.

Tôi còn mơ thấy, bên cạnh nhà mình, có một thiếu nữ ngày ngày nhặt hoa lan…

Tôi biết thiếu nữ ấy từ ngày còn khá nhỏ, có lẽ chỉ chừng mười ba, mười bốn. Ngày hôm đó, bóng nắng đong đầy ngõ vắng, nàng theo một phụ nữ lớn tuổi mà nàng gọi là “dì Năm”, bước vào căn lầu đã từ rất lâu không có người ở cạnh nhà tôi.

Tòa lầu ấy kín cổng cao tường một cách kỳ lạ. Trong khi làng xóm xung quanh vẫn là tường đất thấp lè tè, nhà cửa san sát dựa vào nhau, thì bao bọc lấy tòa lầu kia lại là những dãy tường gạch cao quá đầu người lớn. Từ ngày nàng tới, căn gác cao có bốn góc mái cong cong kiều diễm kia như được thổi vào một luồng sinh khí. Tối tối, theo ánh đèn sáng lên sau khung cửa gỗ dán giấy bồi, có một luồng hương thơm ngan ngát chầm chậm lan tỏa khắp không gian, len lỏi giữa màn đêm êm ả như một áng thơ…

Thiếu nữ nhà bên có vẻ là một tiểu thư khuê các. Bình thường, chẳng mấy khi thấy nàng bước ra khỏi cửa lầu. Giữa bốn bức tường gỗ u uẩn, chẳng ai hay nàng đã làm gì, nhưng mỗi lần nắng mới lên, tôi lại thấy dì Năm bày ra sân mấy khung gỗ, gá lên đó vài cái nong, hong những vòng hương ngan ngát mùi hoa lan, phơi những mẻ trà ướp búp hoa nhỏ đều tăm tắp, hong những bức tranh thủy mặc, những bức thư pháp với nét chữ mềm mại nhưng gọn gàng.

Mỗi đêm, trong những giấc mơ trằn trọc, tôi đã cùng nàng lớn lên, nhưng lại chưa từng một lần được thấy rõ dung mạo hay là biết tên nàng. Có điều, chẳng hiểu sao hình bóng người con gái vận giao lĩnh trắng, có mái tóc đen và đôi mắt nâu đầy ám ảnh ấy lại không ngừng xoáy chặt lấy tâm trí tôi. Những lần như vậy, tôi đều giật mình bừng tỉnh, mồ hôi như mưa chảy dọc thái dương. Trong lồng ngực, trái tim điên cuồng nhảy lên, vừa đau lòng, vừa phẫn nộ… Một cảm giác nghẹt thở không nói nên lời chầm chậm gặm nhấm toàn thân, dìm tôi sâu vào bể hoang mang.

Những giấc mơ như những giọt mực loang trên mặt giấy, mơ hồ tựa như được chắt lọc ra từ một ký ức ngắt quãng. Câu chuyện của ngàn năm trước với tôi mà nói, giống như lá dâu xanh bị tằm gặm lỗ chỗ, thiếu hụt chỗ này, đứt đoạn chỗ kia. Nhưng mỗi sáng thức dậy, trong lòng tôi đều ngập tràn cảm giác tiếc nuối và đau đớn, tới nỗi chỉ muốn quay ngược thời gian, bước vào trong giấc mộng đêm qua mà ôm chặt lấy người thiếu nữ lẻ loi kia.

Tôi đã vô số lần thấy em trong tiền kiếp, nhưng tôi phải đi đâu để tìm em giữa kiếp này?

Từ năm mười tám tuổi, tôi đã bắt đầu mơ những giấc mơ kỳ lạ về một thiếu nữ đến từ ngàn năm trước. Trong mộng, tôi cũng chính là nàng, dùng đôi mắt của nàng mà nhìn ngắm thế giới – một thế giới đối với tôi thập phần xa lạ, cũng thập phần quen thuộc. Ở thế giới đó, người ta gọi tôi là “công chúa”, từ nhỏ đã dạy tôi cầm, kỳ, thi, họa, cũng dạy tôi một điều: thân là công chúa, tôi không có quyền sống cho riêng mình.

Tôi không chỉ là bản thân mình, mà còn là con gái của Thái Thượng Hoàng, là em gái của Đức Vua, là công chúa của toàn dân.

Mười tuổi, tôi rời khỏi hoàng cung, bắt đầu cuộc sống giữa dân gian.

Trong truyền thống của hoàng tộc, trước tôi đã có không ít công chúa, vương thân lựa chọn tới sống và sinh hoạt giữa nhân dân, có người hành nghề y khám bệnh, có người dạy học, dạy đàn hát thơ ca, có người dạy dân trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa… Tôi thì không tài giỏi tới mức đó, chỉ có thể làm chút trà an thần, làm chút hương liệu để tặng cho người dân quanh vùng, thỉnh thoảng dạy cho các thiếu nữ vài kỹ năng đàn hát, viết chữ, vẽ tranh…

Những giấc mơ cứ liên tục và đều đặn tìm tới mỗi đêm như vậy, tính tới nay đã sắp chẵn mười năm. Sau khi mặt trời khuất bóng, chỉ cần chìm vào giấc ngủ, tôi dường như ngay lập tức bước sang một thời không hoàn toàn khác biệt. Mười năm, ban ngày tôi đều đặn đi học, tốt nghiệp, rồi làm việc, ban đêm lại sống cuộc sống của một nàng công chúa trong những giấc mơ.

Trong suốt mười năm đó, có một hình bóng người con trai không ngừng lặp đi lặp lại.

Chàng là hàng xóm của tôi nơi dân gian, cũng là người cùng tôi lớn lên, bầu bạn cùng tôi trải qua những năm tháng mơ mộng thanh bình.

Thành Thăng Long bốn mùa như tranh vẽ. Một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày tôi đều có chàng ở bên chia sẻ.

Mùa xuân, chàng sẽ trèo lên cây, ngắt những bông ngọc lan trắng muốt thả rơi xuống sân gạch. Tôi đứng chờ ở dưới, lượm hoa về ướp trà, pha hương liệu, lại len lén đem nó gửi vào những chiếc túi vải, ném qua bức tường gạch cao quá đầu người, tặng lại cho chàng.

Mùa hè nắng lên cao chót vót, tôi đem những bức tranh hong đầy khoảng sân u tịch. Trên cành ngọc lan, có một chàng trai cầm cuốn sách, lẩm nhẩm ôn luyện, chờ ngày báo danh dự thi.

Mùa thu gió hiu hiu thổi, cây ngô đồng nhẹ buông lá rụng, tôi ôm đàn tựa gốc cây, đàn lên khúc nhạc chàng vì tôi mà soạn. Tiếng sắt chen với tiếng cầm, gửi gắm vào đó bao tâm tư tình cảm mà hai chúng tôi chưa từng nói thành lời.

Mùa đông mây xám đầy trời, tôi dệt tơ thành áo, lén dì Năm gửi sang cho người thư sinh cạnh nhà…

Tháng năm bình dị như dòng nước chảy. Ngày tôi mười sáu, chàng hứa hẹn cùng tôi năm tới sẽ gắng thi đậu Trạng Nguyên, công thành danh toại, lúc đó sẽ xin hoàng huynh được đón tôi về.

Ngày ấy đã thành lệ, mỗi thiếu nữ khi bước vào tuổi cập kê đều sẽ bắt đầu may áo cưới cho mình. Từ trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ rồi đến dệt lụa, nhuộm vải, thêu thùa… mỗi công đoạn đều tốn mất mười ngày nửa tháng. Thế nhưng, có thiếu nữ nào lại không muốn được tự tay gửi gắm trong từng đường kim mũi chỉ những tâm tư tình cảm đẹp nhất, những ước nguyện hạnh phúc chân thành nhất của bản thân mình? Tôi mất ròng rã hơn một năm, cuối cùng cũng có thể hoàn thành bộ hỉ phục trước kỳ chàng ứng thí.

Tơ lụa thướt tha thêu uyên ương, đỏ tươi như ráng chiều ngày chúng tôi lần đầu gặp mặt. Nắng mới phủ đầy sân vắng, áo cưới như một dải mây phấp phới trước mái hiên. Tôi ngắt một nhành hoa lan, ủ hương thơm ngọt ngào đó vào giữa những lần vải phẳng phiu, nâng niu nó như thể báu vật trân quý nhất thế gian. Dì Năm thấy vậy chỉ lắc đầu mỉm cười đầy từ ái.

– Công chúa mặc váy cưới chắc chắn sẽ rất đẹp.

Lời của dì giống như một tách trà pha mật, dịu dàng ngấm vào trong lòng tôi.

Tơ lụa như một dải mây vắt ngang trời, sa vào đáy mắt người thương lại phiêu linh như cánh bướm bay qua. Chàng tựa bên bờ tường gạch, ánh mắt hạnh phúc và si mê nhìn vạt áo đỏ rực bay bay, hưởng ứng dì Năm mà gật đầu, nở một nụ cười:

– Công chúa vốn đã rất đẹp.

Tôi là một công chúa, nhưng tôi cũng chỉ là một thiếu nữ mười sáu tuổi, cũng sẽ biết yêu, biết chờ mong, biết ao ước một mái ấm nho nhỏ, có người tôi thương sáng tối chung đôi, có một mảnh vườn xanh biếc rau và ngát hương hoa, có một mảnh sân nho nhỏ, nuôi mấy đôi gà béo mập, có một bầy nhóc dễ thương…

Nhưng tôi không ngờ, hạnh phúc nhỏ bé bình dị tưởng chừng như đã sắp nằm gọn trong lòng bàn tay ấy, chỉ sau một đêm đã vỡ nát tan tành…

Mùa xuân năm ấy, quân giặc từ phương Bắc đánh xuống, người đông thế mạnh, một đường tàn sát từ biên giới tới đồng bằng, chẳng mấy chốc đã tràn tới bao vây kinh thành.

Tôi lớn lên trong thời bình, chưa từng thấy cảnh binh đao loạn lạc. Cuộc sống của tôi đầy tiếng nhạc và ý thơ, chưa một lần vương tiếng vó ngựa cùng trống trận. Thế nhưng, chỉ sau một đêm, vùng đất phù sa bồi đắp hàng ngàn năm, vốn yên bình, trù phú biết bao, nay lại ngập trong binh đao khói lửa. Tiếng rên xiết át đi tiếng đàn hát, cười đùa. Máu đỏ thấm ướt đất nâu. Nước sông mặn vị nước mắt.

Tin thua trận liên tục truyền về, cả kinh thành đều chìm trong hỗn loạn. Nhưng không một ai trong chúng tôi có ý định đầu hàng. Lần lượt, ngay cả những thư sinh vốn bị coi là dài lưng tốn vải, trói gà không chặt cũng gác lại bút nghiên, đem sức mọn góp vào cuộc chiến bảo vệ đất nước. Chàng trai của tôi cũng không ngoại lệ.

Chàng cùng tôi nói lời từ biệt trước khi tòng quân vào đêm rằm nguyên tiêu.

Hoa đào nở muộn thưa thớt run rẩy trong gió, thả những cánh hoa mong manh vào không trung. Mặt trăng sóng sánh rải từng giọt lệ vàng xuống nhân gian, nhuộm lên váy cưới đỏ như màu máu.

Chàng áp bàn tay trên má tôi, ngàn vạn lời muốn nói cũng chỉ có thể gửi vào một ánh nhìn lưu luyến. Giữa cái lạnh se se của đêm xuân, đôi tay chàng mang theo hơi ấm, là thứ duy nhất chống đỡ lấy cả thể xác và linh hồn của tôi vào lúc này.

Tơ lụa đỏ rực nhuốm ánh trăng, như một dải mây la đà… Chàng nhoẻn cười, lau giúp tôi giọt lệ đã lăn dài trên gò má:

– Công chúa mặc áo cưới, đúng là rất đẹp.

Tôi tới lớp dạy đàn của An sau khi kết thúc công việc tại phòng khám.

Cô dạy ở nhà riêng – một ngôi nhà đậm nét cổ kính ẩn mình dưới tán ngọc lan và giàn hoa thiên lý, tĩnh lặng tới mức dường như tách biệt hoàn toàn với phố phường Hà Nội sầm uất bây giờ. Tôi bấm chuông, mơ hồ có cảm giác ngôi nhà này đáng ra không thuộc về hiện tại, mà phải thuộc về kinh thành Thăng Long của những năm xưa cũ, phồn hoa tấp nập, nhưng cũng thanh nhã, dịu dàng.

Tiếng đàn tranh réo rắt như nước chảy tuôn qua khe cửa, lò hương trầm mơ hồ nhả những làn khói mỏng manh, mang theo mùi thơm như có như không của hoa ngọc lan nhuộm kín bầu không khí. An ngồi bên khung cửa sổ, mười ngón tay thon dài như búp hoa lan lướt trên phím tơ đàn, dạo một khúc nhạc buồn man mác.

“…Tình đã cũ khi qua khung cửa mới dứt vạn lần thương

Người đã cũ trên son môi người mới yêu dấu ta mang

Lá ngô đồng nhẹ rơi vì ai

Đứng đó trăm năm có thấy đau lòng

Chỉ cần một nụ hôn ái ân vẹn nguyên…”

Tiếng đàn theo nhịp hát dìu dặt, thánh thót rót vào bên tai, quyện lấy làn khói hương mông lung hư ảo. Bóng hình An ở trước mắt tôi tựa như nhòe đi, chập chờn nhập làm một với thiếu nữ trong mộng hằng đêm. Cũng là suối tóc đen êm dịu như mây trời, cũng là những ngón tay như búp lan e ấp đầu cành, cũng là vạt áo trắng như ánh trăng đọng lên nụ hoa hàm tiếu…

Trong giấc mơ của tôi cũng từng có những buổi chiều như thế này, hoa lan rơi lả tả vương trên phím đàn, thiếu nữ mặc áo trắng ngồi trong góc sân rêu phong, giọng hát đượm buồn nhè nhẹ tan vào hoàng hôn hoang hoải:

“Nhà trưa vắng chẳng bóng người Hiu hiu gió thổi, mai cười trước sân Xuân tàn, ve vội lâm râm chào mùa Ngự trên sóng nước, sen đùa Vươn mình măng mải chen đua bên rào Tựa ngô đồng, thú tiêu dao

Sách xưa để mặc gió nào lật trang…”

Trong khóe mắt nàng đong đầy hình ảnh một trời hoa rơi, sóng sánh tựa như ánh trăng nơi đáy giếng… Tôi đã chìm đắm trong ánh mắt đó, cho tới tận khi tiếng đàn réo rắt bất thần ngừng lại, kéo tôi thoát khỏi dòng suy tưởng miên man.

Từ buổi gặp mặt cùng An lần đó tại quán café, thiếu nữ nhặt hoa lan trong giấc mộng bao năm qua dần dần lộ rõ dung nhan, thay vì chỉ để cho tôi một hình bóng mơ hồ cùng một nốt ruồi son bên cổ trái. Dù là bác sĩ tâm lý, nhưng hiện tại, chính tôi bỗng dưng cảm thấy lòng mình hoang mang tột độ. Tôi không có cách nào phân rõ, là bản thân mình bị An ảnh hưởng mới mơ thấy gương mặt của thiếu nữ nhặt hoa lan giống hệt với cô, hay chính là thiếu nữ trong mơ vốn phải mang dung mạo đó?

Trong lúc tôi vẫn đang ôm tâm trạng rối bời ngồi trên bàn đá dưới gốc ngọc lan chờ đợi, thì An đã kịp thu dọn xong nhạc cụ, ôm theo một khay trà ra ngoài. Cô thả những búp chè đều tăm tắp ủ thêm cánh ngọc lan trắng muốt vào ấm men xanh. Mùi thơm ngọt ngào thanh thản nhè nhẹ tuôn ra, ru dịu từng giác quan. Hương vị man mác mà thấm vào tận tâm can này, với tôi đã thập phần quen thuộc. Trong những cơn mơ lặp đi lặp lại, tôi từng thấy rất nhiều lần hình ảnh nắng vàng như mật phủ lên từng hàng nong tròn gác trên giá gỗ, phô bày những búp chè xanh đều tăm tắp…

– Xin lỗi An vì đã tới làm phiền. Chỉ là, tôi muốn nghe nhiều hơn về những giấc mơ của An. Như vậy có được không?

Gió lùa qua tán ngọc lan xanh mướt xào xạc, rọi xuống bàn đá nơi hai chúng tôi ngồi từng đợt hoa nắng lao xao.

– Tất nhiên là được – An mỉm cười, những ngón tay nhỏ nhắn hơi thu vào trong tay áo rộng. Giọng nói của cô chợt trở nên xa xăm, hoang hoải như những buổi chiều đầy nắng – Chỉ có điều, nó là một giấc mơ buồn…

Những giấc mơ của tôi từng rất sinh động, khi thì ngọt ngào ấm áp, lúc lại bình dị an lành. Nhưng càng ngày, nó lại càng xám xịt và ảm đạm.

Phòng tuyến sông Nhĩ Hà thất thủ, hoàng huynh cắn răng ra quyết sách “vườn không nhà trống”, tất cả tạm rút khỏi kinh thành.

Tết nguyên đán sắp tới, nhưng thành Thăng Long chỉ còn lại những dãy nhà trống trải, tựa như một vùng đất chết. Không có trẻ con chạy khoe áo mới, không có gió đông hây hây trên má những thiếu nữ ngại ngùng, không có người người lo sắm tết, không có xác pháo nhuộm hồng đầu ngõ, góc sân… Cả một tòa thành từng trù phú và yên bình, giờ chỉ còn trơ lại những cành đào nở sớm hao gầy đứng dưới bầu trời bàng bạc.

Chàng trai nhà bên tòng quân ra trận, trận địa của chàng cũng chẳng cách tôi bao xa, ngay phía bên kia của bờ sông Nhĩ Hà. Bờ bên này đã từng là nương dâu xanh bát ngát, nơi tôi hái những lá dâu bánh tẻ nuôi tằm dệt lụa may áo cưới. Bờ bên này đã từng có những đêm nguyên tiêu mênh mang sóng nước, tôi cùng chàng thả đèn hoa đăng, nguyện cho quốc gia ngàn năm thái bình, nguyện cho chúng tôi trăm năm vĩnh kết…

Gió đông len lỏi vào những trận mưa bụi lây rây, khiến lòng người cũng trở nên nặng trĩu. Ngọn đèn dầu lờ mờ chiếu rọi một vùng bóng đêm nơi căn gác mái, nơi tôi mỗi ngày đều viết một thẻ bài cầu bình an treo lên cửa sổ, nguyện chàng gặp hung hóa lành giữa chốn sa trường.

Nhưng thần phật không hề nghe thấy ước nguyện của tôi. Hoặc giả, người nghe thấy, nhưng không xót thương cho tôi.

Tôi chờ hoài, chờ mãi, chỉ chờ được một mảnh chiến bào nát bấy loang lổ những vệt máu khô.

Chàng đã hi sinh thân mình ngay tại bờ bên kia của sông Nhĩ Hà, để chặn đứng đợt tiến công vượt sông của địch, thi thể cũng bị nước cuốn trôi, chỉ còn một mảnh chiến bào mắc lại giữa khe đá, lưu luyến không rời.

Tôi run rẩy nhận lấy mảnh chiến bào nát tươm. Tôi từng nghĩ mình sẽ gào, sẽ khóc, sẽ chết ngay lập tức vì nỗi đau đó.

Nhưng không hề.

Tôi chỉ đơn giản là chết lặng.

Thậm chí, nước mắt cũng không thể rơi lấy một giọt.

Ngày hôm đó, trời đổ mưa to. Có lẽ ông trời biết tôi không thể khóc, nên đã thay tôi thương khóc tiễn đưa chàng. Bầu trời tối đen như mực, gió đông gào thét ngoài song cửa sổ. Tôi thắp lên hai ngọn nến hồng, lần thứ hai khoác lên người áo cưới, ôm mảnh giáp vương đầy máu đào đó, cùng chàng lạy tạ đất trời.

Một lạy, cảm tạ ông trời tác hợp, cho hai ta gặp nhau.

Hai lạy, cảm tạ tổ quốc, cho hai ta một đoạn thanh xuân yên bình.

Ba lạy, cảm tạ người, đã hẹn cùng ta sinh tử không rời, kiếp này chưa thành, nếu có kiếp sau, nhất định không dám phụ người…

Đêm đó là lần đầu tiên tôi uống rượu. Một chén nho nhỏ, nhưng đốt cháy cả ruột gan.

Rượu rất thơm, nhưng cũng rất cay, rất nồng nàn, nhưng cũng vô cùng rát buốt. Có cơn gió nào vừa lướt qua khung cửa, đem theo mưa ướt mát lạnh một góc hiên, đem theo băng giá giăng mắc phủ kín cõi lòng.

Tôi biết, kể từ đêm nay, linh hồn tôi có lẽ cũng đã chết theo chàng…

Ngọc lan rơi rớt quanh bàn đá, cánh hoa trắng muốt tựa làn da thiếu nữ. Trà đã nguội bớt, mơ hồ nhấp được vị đắng chát len lỏi trong làn nước xanh xanh. An thu hai bàn tay vào sâu hơn trong tay áo rộng, bờ mi khe khẽ rủ xuống, giấu đi tất thảy tâm tư vào trong đáy mắt vời vợi của mình.

Cô kể cho tôi nghe câu chuyện một nàng công chúa vì nghĩa nước mà dâng mình cho địch.

Năm đó, công chúa vừa tròn đôi tám, xinh đẹp như một đóa hoa lan, viên mãn như trăng đêm rằm. Vậy nên, khi nàng tới tìm cha và anh trai, xin được hi sinh vì nước, tình nguyện biến mình thành cống phẩm dâng cho tướng địch, hòng làm nội gián cho quân ta, chẳng một ai nỡ đồng tình.

Nhưng tâm ý công chúa đã quyết.

Nàng quỳ xuống trước bệ rồng, cơ thể nhỏ nhắn, sống lưng thẳng tắp ngạo nghễ trong chiếc giao lĩnh trắng đơn bạc, dịu dàng mà cương quyết thưa:

– Bẩm cha, bẩm anh. Chính hai người đã dạy con rằng: trước khi học cách làm một công chúa, con phải học cách làm người, nhưng trước khi sống cho mình như một con người bình thường, con phải không bao giờ được quên trách nhiệm của một công chúa. Lời cha và anh dạy, con một khắc cũng chưa dám quên.

Đôi mắt nâu thăm thẳm của nàng tựa như sóng nước sông Nhị Hà, bình lặng mà mạnh mẽ, khiến Thái Thượng Hoàng và Hoàng Thượng phải ngậm ngùi rơi lệ.

Sinh ra làm một công chúa, rốt cuộc là phúc hay là họa của nàng? Nàng không biết, cũng không muốn biết. Nàng chỉ biết, đổi một nàng công chúa lấy cơ hội bảo vệ chủ quyền của dân tộc, cuộc mua bán này, nàng vẫn tính là lời…

Công chúa đứng trước sân tòa lầu vắng vẻ, lặng lẽ ngước mắt nhìn trời, cẩn thận ngắm kỹ lại từng góc sân, từng tán cây đong đầy kỷ niệm. Mưa bụi sa vào trong đáy mắt nàng, nhuộm lên một trời thương nhớ. Mùa xuân hẹn ước đã tới, nhưng người năm xưa hẹn ước cùng nàng đã không còn, chỉ có ngọc lan vẫn nhớ lời thề năm cũ, đúng ngày xuân về lại nở ra hoa trắng, hương thơm phủ ngát một vùng trời.

Cánh hoa như mưa trút xuống, quay quắt giữa không trung. Công chúa đổi áo trắng thành áo đỏ, tô lên môi son chưa từng tô, vẽ nên mày ngài trước nay chưa từng điểm, ôm đàn dạo một khúc ca ly biệt. Tạm biệt quốc gia đã nuôi nàng khôn lớn, tạm biệt người thân đã bao bọc yêu thương nàng, tạm biệt, vị hôn phu của nàng – người đã vì đất nước mà vĩnh viễn không về.

Mùa xuân năm ấy, mưa bụi phủ đầy trời. Công chúa mặc áo cưới, áo cưới đỏ như màu máu, chân trần đạp lên cát bụi mà một mình đi tới quân doanh của địch. Bờ sông hiu hiu gió thổi, không có hương ngọc lan thơm ngát, chỉ có mùi máu tanh cùng mùi rỉ sắt lạnh lẽo cứa vào da thịt. Bên tai nàng văng vẳng từng lời răn dạy: “Con không chỉ là một cô gái, con còn là một công chúa. Là một công chúa, con phải sống cho dân, cho nước trước khi sống cho chính bản thân mình.”

Tiễn nàng đi tới quân doanh địch ngày đó không có tiếng pháo vang trời, xác pháo hồng rợp đất, không có rượu hoa say lòng người, không có dân chúng nô nức chúc phúc, thậm chí, một người thân, một vệ binh đưa nàng đi cũng không có.

Mùa xuân năm ấy, một dải sông Nhĩ Hà ngổn ngang ảm đạm. Cờ chiến của địch tung bay phấp phới phủ rợp bờ bên kia. Công chúa đứng ở bờ bên này, lưu luyến ngoảnh đầu nhìn lại, quỳ gối bái lạy quê nhà ba lần mới bước chân lên thuyền, đem mình thành cống phẩm cầu hòa.

Khói bay đầy trời, tàn lửa vương vãi…

Gió sông phần phật lùa tung vạt áo, giống như níu lấy chân nàng. Nước xiết ngăn thuyền rời bến, cuộn lên phù sa đục ngầu như nhuộm máu. Công chúa rút nhành ngọc lan cài trước ngực thả xuống nước, chắp tay thành khẩn cầu nguyện:

– Kiếp này, xin cho hai ta được trọn nghĩa chung cùng đất nước. Nếu có kiếp sau, xin được cùng người vẹn mối tình riêng.

Nàng vừa khấn dứt lời, trời bỗng dưng trong lại, nước bỗng dưng êm ả, róc rách vỗ lấy thân thuyền như lưu luyến khóc thương.

Con thuyền nhỏ lẳng lặng rẽ sóng đi sang quân doanh của địch, mong manh như chiếc lá rụng trôi nổi giữa dòng đời. Mưa bụi đầy trời, dệt nên một nỗi sầu man mác…

Thuyền nhỏ vừa cập bến, công chúa vừa đặt chân lên bờ sông bên kia, nhành ngọc lan trắng muốt lập lờ trôi giữa dòng cũng chìm vào đáy nước, không còn mảy may dấu tích. Mà nơi nhành hoa chìm xuống, cũng chính là nơi vị hôn phu của công chúa tử trận hôm nào…

Lịch sử kể lại rằng, mùa xuân năm đó, hoàng tử nước láng giềng cậy nước lớn mang quân sang xâm lược, một đường đánh thẳng tới bờ sông Nhĩ Hà. Quân giặc người đông thế mạnh, quan quân nước Việt chống đỡ không lại, tử trận vô số. Vào lúc đức vua đau đầu chưa tìm ra kế hoãn binh để thay đổi tình thế, em gái út của ngài – vị công chúa năm đó mới tròn đôi tám – xin được lấy chính bản thân mình làm cống phẩm, dùng mỹ nhân kế trà trộn vào trại địch, làm nội gián.

Nàng xinh đẹp, thông minh, không chỉ giỏi thơ ca, còn giỏi đàn hát, nhảy múa, được hoàng tử nước láng giềng yêu thích giữ lại hầu hạ bên người, cưới nàng làm thiếp, còn hứa hẹn sau khi chiếm được kinh đô, sẽ mang nàng về thiên quốc, phong nàng làm phi. Công chúa cũng nhờ vào hắn yêu thích mà nghe được không ít tin cơ mật, mạo hiểm truyền về cho hoàng huynh.

Quân ta nhanh chóng lật ngược thế cờ, trước tiên thiêu cháy kho lương của giặc, sau đó, triệt phá kho quân dụng, vũ khí, ngăn ngắn nửa tháng bức giặc phải thua liểng xiểng, kẻ tháo chạy, kẻ quy hàng.

Ngày quân Việt toàn thắng cũng chính là tiết thanh minh, một dải bờ sông cỏ xanh lấm tấm, hoa dại vươn mình. Công chúa khoác lên áo cưới đỏ như màu máu, trước ngực cài một nhành hoa lan trắng muốt. Nàng nở một nụ cười, lắng nghe tiếng hò reo chiến thắng dậy cả một mảnh đất phù sa, ngắm khói lửa còn vương đầy trời, hướng về kinh thành lạy tạ rồi gieo mình xuống sông.

Dòng nước tựa như giang tay ra đón lấy nàng. Nàng giống như một vầng mặt trời rực rỡ giấu mình vào lòng biển, trong nháy mắt liền biến mất, chỉ để lại trên sóng nước dập dềnh một nhánh hoa lan…

An kết thúc câu chuyện với một giọt lệ lướt qua gò má, rơi xuống những ngón tay trắng muốt. Hương ngọc lan êm ái phủ quanh chúng tôi, sắc áo cô ấy trắng tới đau lòng… hệt như cảm giác đau đớn khó tả gặm nhấm tâm can mỗi lần tôi tỉnh dậy từ giấc mộng.

Đêm hôm đó, giữa giấc ngủ chập chờn, tôi mơ thấy một trời gươm giáo nhuốm máu, bờ sông ngổn ngang xác chết.

Sóng nước vỗ về quanh người, tâm trí của tôi tựa như bay về một miền hoang hoải. Vết thương trên ngực vẫn không ngừng rỉ máu, hòa cùng phù sa và đất bùn.

Phải, tôi nhớ ra rồi, người thiếu nữ cùng tôi ước hẹn, trong tên có một chữ “Tư”.

“Tư” là dung nhan diễm lệ, là dáng dấp thùy mị; “Tư” là thiên phú hơn người, thông minh lanh lợi; “Tư” cũng là nhớ mong không thôi, chấp niệm không dứt.

Nàng là công chúa, trời ban nàng nhan sắc diễm lệ, lại ban nàng tư chất hơn người. Một người con gái cao quý là vậy, tốt đẹp là vậy, lại đồng ý ước hẹn cùng một thư sinh hai bàn tay trắng như tôi. Nàng là diễm phúc mà tôi may mắn có được. Chỉ tiếc, một lời ước hẹn cùng nàng trăm năm gắn bó, tôi cũng không thể thực hiện cho nàng…

Giờ phút này, giữa lúc cận kề sinh tử, trong đầu tôi chỉ không ngừng lặp đi lặp lại hình bóng cùng những kỷ niệm với nàng. Ngày tiễn tôi tòng quân, nàng đã bảo rằng, “dù sinh hay tử, chúng ta vĩnh viễn không rời. Người ta có thể sinh ly, cũng có thể tử biệt. Nhưng chỉ cần chúng ta vẫn luôn sống trong tâm trí của người còn lại, chúng ta nhất định có thể một lần nữa tìm thấy nhau.”

Nở một nụ cười, tôi khó nhọc đưa tay tìm trong ngực áo, dưới lần giáp là một chiếc túi nhỏ, đựng đầy những búp trà ướp cánh ngọc lan.

Chiếc túi vốn thuần sắc trắng, nay đã nhuốm ướt máu tươi. Trà vốn thơm hương hoa lan, nay đã nhuộm tanh vị máu.

Tôi biết, một kiếp đó, tôi đã phụ nàng…

Nước mắt chan hòa trên mặt, rơi xuống thấm ướt gối. Tôi bàng hoảng tỉnh dậy từ cơn mơ, trong ngực trái không ngừng dội lên từng cơn đau nhói.

Ngay lúc này, tôi chỉ muốn mở tung cửa, xuyên qua màn đêm lạnh lẽo mà chạy ngay tới căn nhà nhỏ ẩn mình dưới tán ngọc lan, ôm chặt lấy An vào lòng, thay em lau đi giọt lệ ngàn năm trước tôi không thể lau sạch, thực hiện lời thề ngàn năm trước tôi đã nuốt lời.

Tôi là một bác sĩ tâm lý, thế giới quan của tôi bao năm nay đều được xây dựng dựa trên lý trí và cơ sở khoa học tự nhiên. Chỉ duy lần này, tôi tình nguyện nghe theo trái tim của mình.

Tôi tìm em đã ngàn năm, cuối cùng, cũng thấy được em giữa kiếp này.

Và lần này, tôi nhất định sẽ giữ chặt lấy em…

Thông Tin Giá Vàng 9999 Ở Nghệ An Hôm Nay Mới Nhất

Cập nhật thông tin chi tiết về Minhlien – Blog Nghệ Thuật, Giải Trí &Amp; Tri Thức Tổng Hợp.since 2008 trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!