Xu Hướng 3/2023 # Ngủ Không Sâu Giấc, Ngủ Hay Mơ Có Nguy Hiểm Không? # Top 10 View | Gdcn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Ngủ Không Sâu Giấc, Ngủ Hay Mơ Có Nguy Hiểm Không? # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Ngủ Không Sâu Giấc, Ngủ Hay Mơ Có Nguy Hiểm Không? được cập nhật mới nhất trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một giấc ngủ ngon có nghĩa là ngủ đủ 7 – 9 tiếng liên tục mà không bị làm phiền bởi những hoạt động như đi vệ sinh, uống nước hay trở qua trở lại.

Một giấc ngủ ngon mang nhiều ý nghĩa hơn là việc chỉ ngủ 7 hay 9 tiếng mỗi đêm. Một giấc ngủ ngon có nghĩa là cảm thấy được thư giãn sau cả ngày dài, không mơ hay mộng mị. Sau giấc ngủ, bạn phải thực sự cảm thấy tỉnh táo, đó mới là giấc ngủ ngon.

Theo một nhóm các nhà nghiên cứu người Pháp viết trong Tạp chí Nghiên cứu Giấc ngủ, tất cả mọi người đều mơ trong khi ngủ, ngay cả khi họ nghĩ họ không mơ.

Vậy liệu có mối liên hệ nào giữa một giấc ngủ ngon và một giấc mơ đẹp không?

Theo viện Nghiên cứu Giấc ngủ (Mỹ) cho biết, khi một người ngủ đủ giấc kéo dài 7 – 9 tiếng mỗi đêm, họ trải qua đủ 4 giai đoạn của chu kì giấc ngủ (REM). Mỗi giai đoạn trong chu kỳ giấc ngủ kéo dài trung bình từ 90 – 110 phút. Cụ thể là:

Giai đoạn 1 và 2 là giấc ngủ chưa sâu, sóng não chậm.

Giai đoạn 3 là giai đoạn ngủ sâu nhất, đây là giai đoạn mà chúng ta khó bị đánh thức nhất.

Giai đoạn 4, giấc ngủ REM khi nhịp thở bắt đầu nhanh dần và mắt chuyển động ngay bên dưới mí mắt. Đa số mọi người rơi vào giấc mơ ở giai đoạn này. Chúng ta cũng có thể mơ ở những giai đoạn khác, nhưng thường xảy ra nhất ở giai đoạn này.

John S. Antrobus, giáo sư tâm lý và nhà nghiên cứu giấc ngủ tại Đại học City College of New York, cho biết: “Nhiều người thậm chí chẳng mơ chút nào trong đêm ngay khi họ có một giấc ngủ tồi tệ”.

Những tác nhân khiến cho giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng xấu thường là do việc uống quá nhiều đồ uống có cồn trước khi ngủ hay có một ngày căng thẳng, mệt mỏi. Những nguyên nhân khác cũng gây ra tác động tương tự đến giấc ngủ như là: dùng quá nhiều thiết bị điện tử như điện thoại di động, ti vi, máy tính, uống đồ uống có chứa caffeine trước khi ngủ, chỗ ngủ không thoải mái hoặc do giờ ngủ bị đảo lộn.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng giấc mơ tốt cho sức khỏe. Rubin Naiman, chuyên gia nghiên cứu tình trạng mơ, ngủ tại Trung tâm Nghiên cứu Arizona cho biết: những giấc mơ đẹp đẽ tốt cho sức khỏe tâm lý, hỗ trợ tăng cường trí nhớ, loại bỏ lo lắng và tăng cường sự minh mẫn.

Một nghiên cứu khác của Đại học Harvard cũng chỉ ra rằng giấc mơ trong đêm giúp bộ não được củng cố và xử lý thông tin tốt hơn.

Yếu tố nào ảnh hưởng tới giấc mơ của chúng ta?

Tương tự, không có nghiên cứu nào dựa trên bằng chứng cho thấy chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến khả năng nhớ lại đặc điểm của giấc mơ. Hơn thế, Paruthi cho biết “Bất cứ điều gì mọi người trải qua vào ban ngày đều ảnh hưởng trực tiếp tới giấc mơ vào ban đêm”.

“Thậm chí chỉ nghĩ về điều tốt để mơ có thể ảnh hưởng tới giấc mơ khi chúng ta rơi vào giấc ngủ”, Paruthi giải thích. “Vì vậy, chúng ta có thể có những ảnh hưởng tiêu cực lên giấc mơ nếu ban ngày chúng ta gặp phải những tình huống xấu, tiêu cực. Nhưng, mặt khác chúng ta cũng có được những ảnh hưởng tích cực tới giấc mơ nếu thứ cuối cùng chúng ta nghĩ về là một thứ tích cực.

Có một giấc ngủ ngon là điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm để kiểm soát giấc mơ, Paruthi cho biết. Điều đầu tiên, trước nhất là tạo ra một không gian lý tưởng cho một giấc ngủ ngon như phòng tối, yên tĩnh và mát mẻ (18 – 22 độ C). Những cách khác chúng ta có thể làm để có được một giấc ngủ ngon là đi tắm, đọc sách trước khi ngủ, tập các bài tập thư giãn, tránh căng thẳng hoặc các hoạt động kích thích trước khi ngủ, ngủ một giấc ngắn trong ngày (hoặc không), tập thể dục vào buổi sáng, tránh uống đồ uống có cồn, có đường hoặc ăn quá nhiều, duy trì thói quen đi ngủ đều đặn hay đơn giản là đi ngủ khi đã mệt.

Mặc dù không thể kiểm soát hoàn toàn giấc mơ, nhưng vẫn có những thứ chúng ta có thể làm để hướng giấc mơ sang hướng tích cực hơn. Không ngủ cạnh những nơi có mùi khó chịu hoặc có âm thanh ồn ào, không hút thuốc và đồ ăn cay, ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên. Thực tế nếu muốn có những giấc mơ đẹp đẽ, hãy ngủ thật ngon và giữ lại trong đầu những suy nghĩ tích cực trước khi chìm vào giấc ngủ.

Tạo mọi điều kiện tốt nhất để những giấc mơ đẹp xuất hiện. Nhưng hay chắc chắn về việc bạn có thể kiểm soát thật tốt giấc mơ để não được nghỉ ngơi đúng lúc.

Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc thì có lẽ bạn nên tham khảo các mẹo giúp ngủ ngon sau đây: 8 cách trị mất ngủ hiệu quả mà không cần dùng thuốc

Tiêm Filler Có Nguy Hiểm Không?

Quy trình tiêm filler được thực hiện rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần sử dụng kim chuyên biệt và sản phẩm chất làm đầy để tiêm vào cơ thể. Tuy nhiên về yêu cầu kỹ thuật thì người thực hiện phải được đào tạo bài bản để đưa chất làm đầy vào vị trí mong muốn. Nhìn chung, phương pháp này tương đối an toàn. Những rủi ro hay biến chứng nặng nề xảy ra thường là do tay nghề không cao, kỹ thuật tiêm không đúng và chọn lựa chất làm đầy không phù hợp.

Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, không nên thực hiện tiêm filler cho các đối tượng sau đây:

Da đang bị nhiễm trùng sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn khi tạo các vết thương hở trên da. Tốt nhất, chúng ta nên thực hiện tiêm sau khi điều trị khỏi vấn đề nhiễm trùng.

Bệnh lý máu khó đông, rối loạn đông máu sẽ làm tăng thời gian chảy máu tại các điểm tiêm. Chảy máu sau tiêm sẽ khó cầm nếu khách hàng có bệnh lý rối loạn đông máu.

Phụ nữ mang thai và đang cho cho con bú vì chưa có đủ dữ liệu về tính an toàn của chất làm đầy trên đối tượng này.

Dị ứng với thành phần có trong sản phẩm filler không nên tiêm vì có thể gây sốc phản vệ. Đặc biệt trường hợp dị ứng với lidocaine hay các loại thuốc tê cần phải thông báo với bác sĩ trước khi tiêm. Lidocaine hay một số loại thuốc tê dạng amide thường được trộn với chất làm đầy để giảm đau khi tiêm.

2. Tác dụng phụ của tiêm filler?

Bên cạnh những ưu điểm thì filler có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ và biến chứng sau:

Các triệu chứng đỏ, đau, sưng hay bầm tím tại vị trí tiêm thường xuất hiện. Chúng sẽ biến mất tự nhiên hay nhờ phương pháp hỗ trợ trong vòng 1 – 2 tuần.

Chất làm đầy là mỡ tự thân có tính tương thích sinh học cao nên khả năng dị ứng thấp. Còn đối với các chất làm đầy khác có nguồn gốc tổng hợp có thể gây phản ứng dị ứng. Để phòng ngừa tác dụng này cần sử dụng các loại chất làm đầy có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị nếu bạn có cơ địa dễ dị ứng.

Xảy ra khi không tuân thủ nguyên tắc vô trùng khi thực hiện thủ thuật. Nhiễm trùng có thể nghiêm trọng dẫn đến tạo mủ hay rò mủ tại vị trí tiêm.

Là một phản ứng viêm của da đối với chất làm đầy. Khi đó nổi gồ tại vị trí tiêm một khối u cứng. Chất làm đầy lâu dài thường gây u hạt nên không còn được sử dụng thường xuyên. Các chất làm đầy tạm thời hay bán tạm thời ít gây u hạt nên được ưu tiên lựa chọn.

Chất làm đầy di chuyển sang những vùng khác.

Nghẽn mạch xảy ra khi tiêm chất làm đầy trúng vào mạch máu làm tắc nghẽn. Các biến chứng nặng nề khi bị nghẽn mạch đó là hoại tử da hay mù mắt do ngăn chặn mạch máu đến nuôi.

3. Thực hiện tiêm filler an toàn?

Bản chất phương pháp tiêm filler không nguy hiểm mà nguy hiểm tiềm ẩn là do kỹ thuật tiêm. Vì vậy để thực hiện phương pháp thẩm mỹ này một cách an toàn mọi người nên:

Nắm rõ các tác dụng phụ có thể xảy ra để biết cách phòng ngừa và xử lý. Ngoài ra khách hàng nên được tư vấn kĩ càng về cách chăm sóc sau đó sao cho đạt được hiệu quả và duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

Bạn cần phải biết rõ về loại filler mà bạn được sử dụng. Lựa chọn các sản phẩm filler có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không tự ý mua hoặc tiêm sản phẩm filler không có thông tin rõ ràng về thành phần, nơi sản xuất hay hạn sử dụng.

Bác sĩ thẩm mỹ thực hiện tiêm phải được đào tạo và có kinh nghiệm về kỹ thuật tiêm. Nắm vững giải phẫu các mạch máu vùng mặt để phòng ngừa rủi ro tắc mạch sau khi tiêm.

Thực hiện sát khuẩn tốt trước khi tiêm và tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong quá trình tiêm phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng.

Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng vì tính hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện. Để làm đẹp với filler một cách an toàn nên thực hiện với bác sĩ được huấn luyện bài bản. Ngoài ra, lựa chọn chất làm đầy phù hợp giúp hạn chế rủi ro và đem lại hiệu quả cao nhất.

Há Miệng Khi Ngủ Là Hiện Tượng Gì Và Có Nguy Hiểm Không?

Há miệng khi ngủ là hiện tượng gì có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Há miệng khi ngủ là hiện tượng gì?

Bạn có thể không nhận ra rằng mình đang thở bằng miệng thay vì mũi, đặc biệt là trong khi đang ngủ. Những người thở bằng miệng vào ban đêm có thể có các triệu chứng sau:

– Ngáy.

– Khô miệng.

– Hôi miệng (chứng hôi miệng).

– Khàn tiếng.

– Thức dậy mệt mỏi và cáu kỉnh.

– Mệt mỏi thường xuyên.

– Chứng sương mù trí não (hội chứng này bao gồm giảm khả năng ghi nhớ, tập trung và hay nhầm lẫn).

– Quầng thâm dưới mắt.

Há miệng khi ngủ là hiện tượng gì? (Ảnh: Internet)

Vì sao có hiện tượng há miệng khi ngủ?

Nguyên nhân cơ bản của hầu hết các trường hợp há miệng khi ngủ là do đường thở mũi bị tắc nghẽn (tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần). Nếu mũi của bạn bị chặn, cơ thể sẽ tự huy động nguồn duy nhất khác có thể cung cấp oxy là miệng. Có nhiều nguyên nhân khiến mũi bị tắc, bao gồm:

– Nghẹt mũi do dị ứng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang.

– Amidan lớn.

– Vách ngăn rộng, lệch.

– Polyp mũi hoặc sự phát triển lành tính của mô trong niêm mạc mũi.

– Mở rộng ngách mũi.

– Thay đổi hình dạng của mũi.

– Thay đổi hình dạng và kích thước của hàm.

– Khối u (hiếm).

Bạn có đang há miệng khi ngủ không?

Há miệng khi ngủ có nguy hiểm không?

Một số người phát triển thói quen thở bằng miệng thay vì mũi ngay cả sau khi nghẹt mũi. Một số người bị ngưng thở khi ngủ có thể có thói quen ngủ với miệng mở là để đáp ứng nhu cầu oxy. Căng thẳng và lo lắng cũng có thể khiến một người thở bằng miệng thay vì mũi. Stress kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm dẫn đến thở nông, nhanh và bất thường. Há miệng khi ngủ có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu:

Gây ngáy: Một trong những lý do ngáy là do ngủ há miệng. Nếu ngủ ở một tư thế không phù hợp, miệng có thể mở ra. Trong tình huống này, các cơ của vòm miệng sẽ thư giãn, làm cho miệng và vòm miệng rung động khi hít vào và gây ngáy khi ngủ.

Dẫn đến ngưng thở khi ngủ: Khi không điều trị hay khắc phục, chứng ngáy ngủ có thể tiến triển đến một tình trạng nghiêm trọng hơn gọi là ngưng thở khi ngủ. Đây là hiện tượng ngừng thở trong một khoảng thời gian nhất định khi ngủ. Hiện tượng này xảy ra do sự kích ứng lên hệ hô hấp. Những người có hiện tượng này thường phải đối phó với sự mất phương hướng khi thức dậy và cảm thấy mệt mỏi quá mức. Những người ngưng thở khi ngủ cũng có nguy cơ cao bị các bệnh lý tim mạch.

Có thể kích hoạt đợt hen suyễn cấp: Các triệu chứng hen suyễn có thể nặng thêm khi ngủ há miệng. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là vì không khí hít vào qua miệng đi thẳng vào phổi mà không được lọc qua mũi. Các chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, bụi hoặc lông vật nuôi, nấm mốc… những tác nhân cho một cơn hen suyễn cấp tái phát dễ dàng đi vào phổi.

Gây hôi miệng: Hôi miệng là kết quả của sự phát triển quá mức vi khuẩn trong miệng. Tình trạng khô nước bọt ở miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này dễ xảy ra khi khoang miệng bị khô do thở bằng miệng. Ngoài ra, việc hít một số chất gây dị ứng và vi khuẩn thông qua miệng cũng có thể làm tăng chứng hôi miệng.

Làm tăng tỷ lệ sâu răng: Các nghiên cứu cho thấy ngủ há miệng làm tăng nguy cơ sâu răng. Do ngủ há miệng làm tăng tính axit trong miệng và môi trường này có thể ăn mòn men răng và dẫn đến sâu răng.

Gây biến dạng răng hàm mặt: Trong giai đoạn đầu, sọ và hàm đang phát triển, chúng thích ứng với mô hình thở bình thường qua mũi. Thở qua miệng có thể ảnh hưởng đến các cung răng và vị trí của răng làm ảnh hưởng lên môi, lưỡi và vòm miệng. Các đặc điểm vùng hàm mặt thường gặp ở những người hít thở bằng miệng là có khuôn mặt ngắn hơn, chèn lấn răng, hẹp các lỗ mũi, cằm nhỏ hơn và đôi môi cong hơn.

Há miệng khi ngủ có thể là biểu hiện của cơn hen suyễn cấp tính hoặc chứng ngưng thở khi ngủ vô cùng nguy hiểm. (Ảnh: Internet)

Khó Ngủ, Ngủ Hay Mơ Có Nguy Hiểm Không? Biện Pháp Nào Giúp Khắc Phục Hiệu Quả Tình Trạng Này?

Khó ngủ, ngủ hay mơ là tình trạng như thế nào?

Giấc ngủ NREM trải qua 4 giai đoạn là: Ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và ngủ rất sâu.

Giấc ngủ REM xen kẽ giữa các giai đoạn của giấc ngủ NREM, chỉ bao gồm giai đoạn ngủ mơ. Điều này có nghĩa là kể cả trong giấc ngủ bình thường, cơ thể chúng ta vẫn có thể gặp tình trạng ngủ mơ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ, ngủ hay mơ

Đặc biệt, tâm lý hoảng sợ thường khiến bạn rất khó để đi vào giấc ngủ cũng như không thể đạt được đến trạng thái sâu nhất của giấc ngủ (trong khoảng từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng hôm sau). Trong khi khoảng thời gian này lại là lúc hormone tăng trưởng HGH (hormone có vai trò quan trọng trong việc thiết lập và điều hòa giấc ngủ sinh lý tự nhiên) được tiết ra nhiều nhất. Do đó, tình trạng khó ngủ, ngủ hay mơ trong thời gian dài làm suy giảm nồng độ hormone tăng trưởng HGH trong cơ thể, làm trầm trọng hơn tình trạng khó ngủ. Lâu dần, tình trạng này dễ chuyển sang mất ngủ mãn tính .

Biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng khó ngủ, ngủ hay mơ

Chia sẻ áp lực với người thân: Bạn hãy tâm sự, chia sẻ những áp lực trong cuộc sống của mình với người thân, bạn bè.

Viết nhật ký: Nếu bạn là người hướng nội, không dễ để chia sẻ với người khác về những khó khăn của mình, bạn hãy viết những lo lắng trong ngày ra giấy giống như viết nhật ký hàng ngày.

Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi: Bạn nên duy trì thời gian làm việc không quá 8 tiếng mỗi ngày, dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp sau những giờ làm việc căng thẳng.

Tập luyện thể dục, thể thao: Bạn nên dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, chạy bộ, bơi lội, tập yoga,…để giải tỏa những căng thẳng trong ngày. Tuy nhiên, bạn không nên vận động mạnh sau 6 giờ tối, nên dành thời gian nghỉ ngơi trước khi đi ngủ.

Suy nghĩ tích cực: Bạn hãy luôn sống lạc quan, vui vẻ và suy nghĩ tích cực.

Tạo thói quen đi ngủ sớm, tốt nhất trước 10 giờ tối, ngủ đủ giấc.

Không nên ngủ trưa quá nhiều, thời gian phù hợp để ngủ trưa là khoảng từ 15-20 phút.

Không nên ăn quá no hoặc ăn nhiều đồ ăn khó tiêu vào bữa tối, đồng thời không nên ăn đêm.

Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, chè đặc,… trong vòng 8 giờ trước khi đi ngủ.

Bổ sung trực tiếp hormone HGH vào cơ thể bằng đường tiêm hoặc đường uống. Phương pháp này cần có chỉ định và sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ vì dễ dẫn đến tình trạng quá liều, gây ra nhiều tác dụng bất lợi cho sức khỏe.

Bổ sung gián tiếp bằng cách kích thích tuyến yên tiết hormone HGH. Phương pháp này an toàn hơn vì cơ thể có cơ chế điều hòa ngược, khi đã đủ hormone sẽ báo hiệu ngược lại tuyến yên không cần tiết nữa nên không bao giờ có tình trạng thừa hormone.

BoniHappy – Bổ sung hormone tăng trưởng HGH một cách tự nhiên, cải thiện hiệu quả tình trạng khó ngủ, ngủ hay mơ

Nhóm các thảo dược thiên nhiên có tác dụng an thần, tạo giấc ngủ ngon như: Dây tơ hồng, rau diếp khô, trinh nữ, lạc tiên…

Nhóm các vitamin, các nguyên tố vi lượng: Magie oxit, Kẽm oxit, vitamin B6, giúp giảm stress, căng thẳng.

Nhóm các chất dẫn truyền thần kinh: GABA, acid L – glutamic giúp nuôi dưỡng và đảm bảo hoạt động bình thường của não bộ, phòng ngừa suy nhược thần kinh.

Phản hồi của những khách hàng sử dụng BoniHappy

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngủ Không Sâu Giấc, Ngủ Hay Mơ Có Nguy Hiểm Không? trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!