Bạn đang xem bài viết Người Bị Phẫu Thuật Nên Ăn Những Thứ Gì Kiêng Ăn Gì? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phẫu thuật khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đối với lượng prôtêin. Mổ cắt bỏ tuyến giáp trạng bình quân mất 18g (khoảng 113 gam prôtêin, mổ ung thư vú mất 24g (khoảng 150g prôtêin), phẫu thuật bệnh trĩ, dạ dày…. Mổ có thể làm tăng nhiệt lượng cơ thể, cũng có thể làm rối loạn nội tiết. Nói chung, người mới mổ, thời kì đầu thể trạng bình quân mỗi ngày giảm 400-500g. Thường do prôtêin không đầy đủ, giảm khả năng miễn dịch cơ thể, vết mổ khó liền miệng, dễ gây viêm nhiễm.
Người bị phẫu thuật nên ăn những thứ gì?
Trước khi mổ: cần duy trì tốt chất dinh dưỡng cho người bệnh, đó là điều kiện tất yếu bảo đảm phẫu thuật thuận lợi và phục hồi sức khỏe nhanh sau khi mổ. Với người gầy nên ăn các thức ăn co nhiệt lượng cao, prôtêin cao để tăng thể trọng, như thịt lợn nạc, thịt dê, thịt bò, trứng, tôm hẹ, chế phẩm đậu… Với người béo, nên ăn các chất ít mỡ, nhiệt lượng thấp để giảm thể trọng, mỡ cơ thể quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến liền vết thương, nên ăn nhiều rau chứa nhiều xơ thực vật, uống nước vừa đủ. Ngoài ra cần phải kết hợp giữa bệnh tình với ăn uống hợp lý. Như người đái đường, cần hạn chế ăn uống, ổn định bệnh mới mổ. Người thể chất yếu, chức năng tiêu hóa kém phải tăng cường chất dinh dưỡng, ăn các chất có nhiều vitamin, phải ăn ít thành nhiều bữa. Người bị bệnh gan, tụy mật nên ăn ít chất mỡ, ăn các chất nhiều prôtêin như thịt gà, nội tạng động vật. Nhịn ăn 12 giờ và không uống nước 4 giờ trước khi mổ. Trước khi mổ dạ dày 2-3 ngày không ăn cơm bình thường mà chuyển sang ăn loãng hoặc ăn nát để làm sạch cặn bã.
Sau khi mổ: nguyên tắc là ăn các thức ăn có nhiệt năng cao, prôtêin cao, giàu vitamin. Đầu tiên là ăn loãng sau đó chuyển dần sang ăn đặc, ăn thức ăn mềm, nên ăn ít, thành nhiều bữa trong ngày. Những tiểu phẫu thuật không gây phản ứng cho cơ thể, sau khi mổ có thể ăn uống ngay, khi cắt Amiđan sau mổ có thể ăn loãng, nguội, giảm thấm máu vết mổ. Có lợi cho liền vết mổ, ngày thứ hai ăn loãng, ngày thứ ba có thể ăn nát được. Mổ khoang miệng ăn các thức ăn nhỏ, mềm, nát, có nhiều dinh dưỡng. Đặc điểm của ăn loãng lạnh là nhiệt độ thấp, ít bị kích thích, sữa lạnh, kem que, kem ốc, ngó sen lạnh, sữa đậu nành, đậu phụ, ăn loãng, dễ hấp thụ, không phải nhai: như sữa chua, sữa bò, sữa đậu nành, tào phớ, ngó sen, trà hạnh nhân, cháo nhừ, mỳ nát, rau nhừ, thịt nhừ…
Sau khi phẫu thuật bụng, thường cấm ăn sau 24-48 tiếng. Đến ngày thứ 3-4 chức năng ruột phục hồi, đánh răng bình thường, có thể ăn ít đồ loãng, 5-6 ngày sau ăn được, 7-9 ngày sau có thể ăn cơm nhão, ăn bình thường. Mổ đại tràng hoặc hậu môn, có thể ăn loãng, ăn đặc, ăn cơm nhão, có thể ăn một ít dầu thực vật để nhuận tràng thông tiện, giảm kích thích vết mổ. Mổ gan, mật, tụy cũng ăn uống tương tự như mổ bụng nhưng cần phải hạn chế ăn chất dầu mỡ.
Nói chung sau khi mổ cần chú ý bổ sung năng lượng tăng dần các thức ăn chính như gạo, bột, các loại đậu và một lượng mỡ phù hợp nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Nên chọn các loại prôtêin có giá trị dinh dưỡng cao như thịt, trứng, sữa và chế phẩm sữa, đậu.
Tăng lượng vitamin, ăn nhiều các loại rau quả tươi, gan động vật, bởi vì vitamin C là chất có tác dụng làm liền vết mổ, vitamin B là chất cần có trong quá trình trao đổi chất. Ngoài ra nên dùng thường xuyên các thuốc kháng sinh hoặc Sunpha nhằm hạn chế sự phát triển của khuẩn đường ruột…
Người béo bệnh, trước khi mổ không nên ăn thức ăn nhiều mỡ, nhiệt lượng cao, mỡ cơ thể nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc liền vết mổ. Người mổ đại tràng và hậu môn, không nên ăn thức ăn xơ thô và nhiều chất bã như rau cần, quả đậu non, dứa, lạc, lương thực phụ, hạnh đào, đặc biệt không ăn sống nhằm giảm số lần và lượng đi ngoài, giảm kích thích đối với vết mổ.
Chuabenhtri.netNgười Sau Phẫu Thuật Kiêng Ăn Gì? 10 Thực Phẩm Cần Tránh
1. Thực phẩm gây dị ứng, đồ nếp
“Người sau mổ nên kiêng ăn gì? Hay “Người sau phẫu thuật nên kiêng ăn gì? chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn khi có người thân sau phẫu thuật.
Thực phẩm đầu tiên trong danh sách những thực phẩm nên kiêng đó là những thực phẩm gây dị ứng và đồ nếp.
Đồ nếp như bánh chưng, cơm nếp, xôi, bánh dày, chè,… có tính hàn nên thường khiến cho quá trình lành sẹo của cơ thể chậm hơn.
Các thực phẩm như hải sản, da gà, đậu phộng,… cũng cần được cân nhắc trước khi sử dụng để tránh gây dị ứng không mong muốn đến cơ thể.
2. Thực phẩm có chất kích thích, tính axit cao 3. Đồ cay mặn, có nhiều gia vị, dầu mỡThực phẩm có gia vị và cay nóng (Ớt, hạt tiêu, mù tạt, sa tế,…) có thể kích thích vị giác và khiến bạn ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, nếu vừa phẫu thuật xong, các thực phẩm này sẽ không được cơ thể “chào đón”. Với những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật dạ dày thì đồ cay nóng, nhiều gia vị càng cần phải tránh xa.
Các thực phẩm dạng này không chỉ kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị mà còn gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và tổn thương cơ thể. Vì vậy, bạn nên chờ khi vết mổ lành lại mới sử dụng các thực phẩm này.
Mỡ động vật như mỡ lợn, da gà, nội tạng động vật,…. chứa hàm lượng chất béo cao gây áp lực cho hệ tim mạch và khiến chúng hoạt động quá tải. Với những bệnh nhân phẫu thuật tuyến tụy thì ăn mỡ động vật còn tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Mỡ động vật mang lại nguồn năng lượng lớn và có thể khiến vết mổ lâu lành hơn.
Do đó, bạn nên thay thế bằng cách chất béo lành mạnh có nguồn gốc từ thực vật.
5. Thức ăn có quá nhiều chất xơThực phẩm giàu chất xơ có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, với những người vừa phẫu thuật, đồ ăn nhiều chất xơ cần được hạn chế sử dụng.
Thực phẩm giàu chất xơ (dừa, ngô, khoai lang, bánh mì, đậu phộng, đậu trắng, rau cần,… ) có thể khiến bạn bị đầy bụng khó tiêu và gây táo bón.
6. Thực phẩm không rõ nguồn gốc, ôi thiuCác thực phẩm ôi thiu hoặc không rõ nguồn gốc không được sử dụng dù tình trạng sức khỏe của bạn đang như thế nào. Những thực phẩm này có thể chứa nhiều chất độc nguy hiểm và vi khuẩn tấn công cơ thể. Chúng có thể gây ra táo bón, ngộ độc hoặc các phản ứng nguy hiểm khác.
Khi thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu, bạn nên bỏ hoàn toàn chứ không nên chỉ loại bỏ phần đã hỏng. Nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn.
7. Thực phẩm sống, không được nấu chínNgười bệnh ở giai đoạn hồi phục có sức đề kháng yếu. Trong khi đó, các thực phẩm sống, không được nấu chín (như rau sống, sushi, gỏi cá, nộm,… ) có thể tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây hại. Tốt nhất là người bệnh chỉ ăn đồ ăn đã được nấu chín hoàn toàn và hạn chế ăn cả đồ tái.
8. Thực phẩm lên men, muối chuaĐồ muối chua, lên men kích thích vị giác tốt. Tuy nhiên, với những người vừa thực hiện phẫu thuật, đây là nhóm thực phẩm cần hạn chế ăn.
Thực phẩm lên men chứa trong nó những vi khuẩn sống. Khi sức khỏe đang giảm sút vì phẫu thuật, các vi khuẩn này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hóa và làm cho bạn bị nhiễm trùng. Dưa muối, cà muối, tôm chua, thịt chua, nem, kim chi,… là những thực phẩm lên men mà bạn cần tránh xa.
9. Thực phẩm cứng, khó tiêuSau phẫu thuật, các cơ quan tiêu hóa cũng chưa đạt tới trạng thái hoạt động tốt nhất. Ăn các thực phẩm cứng và khó tiêu làm cho dạ dày không thể tiêu hóa hết gây đầy bụng, chướng bụng.
Người sau phẫu thuật nên hạn chế ăn trái cây khô, thịt bò khô, xúc xích, lạp xưởng, phô mai, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt đỏ, bánh ngọt, kẹo, bánh và các thực phẩm có đường khác.
10. Thực phẩm gây dị ứng với thuốcSau phẫu thuật, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc nhất định. Nhiều loại thực phẩm có thể gây ra phản ứng với thuốc điều trị. Vì vậy, bạn cần nắm rõ thành phần các loại thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh ăn các thực phẩm gây dị ứng.
Một số loại thực phẩm trong những trường hợp cụ thể có thể gây dị ứng với thuốc như: cà phê, trà xanh, tỏi, tôm, chuối, thịt xông khói,…
11. Thực phẩm dễ để lại sẹo lồi, làm đổi màu da chỗ vết thươngCác thực phẩm giàu protein có thể gây ra sẹo lồi vì kích thích quá mức quá trình làm lành vết thương của cơ thể. Để tránh tình trạng bị sẹo lồi và màu da chỗ vết thương bị đổi, bạn nên kiêng ăn rau muống, thịt đỏ, lòng trắng trứng,…
Ăn nhiều lòng trắng trứng có thể khiến vùng da chỗ vết thương đổi màu
Trong quá trình kiêng khem sau phẫu thuật, để cơ thể nhanh chóng phục hồi, bạn cần lưu ý:
Thời gian ăn kiêng: Bạn không cần kiêng các thực phẩm trên trong thời gian quá dài. Khi cảm thấy cơ thể đã khỏe mạnh hơn, cơ thể phục hồi tích cực thì có thể ăn trở lại với lượng nhỏ.
Ăn đa dạng các thực phẩm: Để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, bạn nên thêm vào chế độ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nên ưu tiên các thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc rõ ràng.
Người Mổ Dây Chằng Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì?
Đối với bệnh nhân sau khi mổ dây chằng ngoài việc lưu ý chế độ luyện tập ở nhà. Nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ phục hồi bệnh nhanh hơn. Chính vì vậy, bệnh nhân sau khi mổ dây chằng nên xây dựng thực đơn hàng ngày bằng cách nên ăn và nên kiêng một số loại thực phẩm sau đây:
Bệnh nhân sau khi mổ dây chằng nên bổ sung một số loại thực phẩm sau đây để nhanh chóng phục hồi bệnh tật và hỗ trợ điều trị bệnh:
♦ Thực phẩm giàu vitamin
Sau khi mổ dây chằng bạn nên bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin. Cụ thể như rau xanh, các loại trái cây tươi. Vì trong các loại thực phẩm này chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Đồng thời nên lưu ý chọn các loại rau mềm, dễ tiêu hóa.
Đối với người mổ dây chằng nên bổ sung các loại đạm động vật như: Thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến. Đạm thực vật như: đậu phụ, các loại đỗ, bột đậu nành.
♦ Thực phẩm chứa axit béo omega-3
Theo nghiên cứu axit omega3 được chứa nhiều trong các loại cá. Đặc biệt là cá hồi, cá mòi, cá thu, chất này có tác dụng hỗ trợ sự hình thành collagen sau chấn thương và kiểm soát tình trạng viêm.
Bạn có thể bổ sung thêm:Các món ăn bài thuốc giúp bồi bổ mạnh gân cốt
Bài tập phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước
Thực phẩm nên kiêng đối với người mổ dây chằng
Ngoài những thực phẩm nên bổ sung như sữa, thực phẩm chứa nhiều omega3, thực phẩm chứa chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Bệnh nhân cũng nên lưu ý tránh một số loại thực phẩm sau đây:
Không những đối với người mổ dây chằng mà đối với người bình thường cũng không nên ăn nhiều các loại thức ăn chế biến sẵn như: Bánh mì hamburger, xúc xích, thịt hun khói, mì gói…
♦ Thực phẩm chứa nhiều chất kích thích
Đối với bệnh nhân sau khi mổ dây chằng không nên sử dụng các chất kích thích. Vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sự phục hồi dây chằng của bạn. Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất kích thích không nên dùng như: Cà phê, thuốc lá, rượu bia, socola…
Thực phẩm đông lạnh không hề tốt cho sức khỏe chúng ta. Đặc biệt là đối với người sau phẫu thuật. Thực phẩm đông lạnh không chỉ mất chất dinh dưỡng mà để lâu còn tiềm tàng rất nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe.
Lưu ý sau khi mổ dây chằng
Nên vận động nhẹ nhàng, chậm rãi, tránh cử động nhanh và đột ngột
Không được tự ý tháo nẹp khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Tránh các vận động và tập luyện co duỗi gối nhiều
Hạn chế đi lại nhưng cũng tránh nằm một chỗ trong thời gian dài vì có thể gây teo cơ.
Nên hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Nên đi ngủ sớm và sinh hoạt khoa học.
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC:Xin hỏi chi phí mổ dây chằng chéo trước khoảng bao nhiêu?” Bài thuốc đông y chưa bệnh tràn dịch khớp gối cực tốt “
Người Mổ Ruột Thừa Nên Kiêng Ăn Gì?
02/01/2023 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 1.265 lượt xem
Quá trình chăm sóc sau điều trị viêm ruột thừa đóng vai trò rất quan trọng. Một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý sẽ hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn. Vậy người mổ ruột thừa nên kiêng ăn gì và nên tăng cường tiêu thụ những loại thực phẩm nào?
Lưu ý rằng nếu bị viêm ruột thừa thì có nghĩa là nhiều độc tố và chất thải độc hại đã được tích tụ trong ruột của người bệnh, vì vậy cần quan tâm tới chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn chặn tình trạng này.Người bệnh có thể tận dụng khoảng thời gian sau khi mổ ruột thừa để làm sạch đường ruột, giúp phục hồi hiệu quả hơn. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng về việc mổ ruột thừa nên kiêng ăn gì, tốt nhất người mổ ruột thừa nên kiêng những thực phẩm sau:
Đường tinh chế và bột tinh chế: hai loại thực phẩm này không tốt cho sức khỏe tổng thể và không nên sử dụng trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật bởi vì chúng tạo ra khá nhiều độc tố và gây ủ bệnh từ các vi trùng.
Đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn: các loai đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ và thức ăn chế biến sẵn nên được loại bỏ khỏi chế độ ăn uống của người bệnh sau mổ ruột thừa để hạn chế bớt lượng chất béo và độc tố không tốt cho sức khỏe, có thể tạo ra các men đường ruột có hại.
Sữa bò, thịt đỏ và trứng: sữa bò có thể kết thành mảng dày trong niêm mạc ruột, ngăn cản sự hấp thu của ruột, tạo ra nhiều độc tố.
Tránh uống rượu, chất kích thích, và hút thuốc.
Người bệnh sau mổ ruột thừa có thể tham khảo một số loại thực phẩm sau:
Tất cả các loại rau, quả, đặc biệt là rau quả tươi.
Các loại trái cây như dứa, nho, cam hoặc đu đủ là những thực phẩm tuyệt vời mà người bệnh có thể chọn cho bữa sáng vì chúng hỗ trợ rất hiệu quả quá trình làm sạch đường ruôt và phục hồi.
Tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt mà bệnh nhân sau mổ ruột thừa có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi. Đây là cách tốt nhất để phục hồi sau mổ. Tránh nâng các vật nặng, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh stress, đi bộ nhẹ nhàng vào buối tối hoặc sáng sớm.Sau khoảng 3 tháng, người bệnh có thể trở lại nhịp sinh hoạt như bình thường.Để biết thêm thông tin và được tư vấn thêm , bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được giải đáp.
Sản Phụ Sinh Mổ Nên Kiêng Ăn Những Món Nào?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Sau sinh mổ, cơ thể sản phụ rất yếu, cần được bồi bổ nhiều món ăn dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm để mau chóng hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, không phải món ăn nào sản phụ sinh mổ cũng có thể ăn được. Nhiều món ăn có thể gây kích ứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
1. Sản phụ sau sinh mổ kiêng ăn gì?Sau ca phẫu thuật mổ lấy thai, ruột của sản phụ bị kích ứng, khả năng tiêu hóa kém do hoạt động của ruột và dạ dày giảm. Vì thế, nếu ăn nhiều thức ăn, ăn các loại thức ăn khó tiêu sẽ khiến sản phụ bị đầy bụng, táo bón, gây khó khăn cho việc hồi phục sức khỏe.
Các đồ ăn có tính hàn như: cua, ốc, rau đay… Cơ thể sản phụ sau sinh mổ rất dễ bị lạnh. Các loại đồ ăn có tính hàn sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu khiến vết mổ lâu lành.
Các đồ ăn không tốt cho quá trình lành sẹo, làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm vết mổ như: gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng…
Các đồ ăn gây sắc tố đen khiến vết sẹo sâu hơn
Thức ăn nhiều dầu mỡ: móng giò, da gà, da vịt, thịt mỡ, các loại đồ ăn chiên rán, xào nhiều dầu…
Các loại đồ ăn cay, nóng như: ớt, hạt tiêu, mù tạt…
Các loại đồ ăn, thức uống có tính kích thích như: cà phê, rượu, bia…
Các thực phẩm tái, sống như: gỏi, rau sống…
Các loại thức ăn gây dị ứng cho cơ thể
Một số sản phụ bị di chứng cao huyết áp cần hạn chế ăn muối
2. Sau sinh mổ sản phụ nên ăn gì?Khoảng 6 giờ đầu sau khi sinh mổ, sản phụ chỉ nên uống nước lọc. Khi sản phụ có thể xì hơi hoặc đi đại tiện được thì mới nên ăn cháo loãng và tăng dần độ đặc của cháo.
Sau khi sinh mổ khoảng 3 – 4 ngày, sản phụ có thể ăn cơm. Chú ý, không ăn quá nhiều, không ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ. Nên uống thật nhiều nước và ăn nhiều hoa quả để tránh bị táo bón.
Chế độ dinh dưỡng của sản phụ sau sinh nói chung và sau sinh mổ nói riêng rất quan trọng, quyết định khả năng hồi phục sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Nên cho sản phụ ăn các loại thức ăn dễ tiêu như: trứng gà, thịt lợn, canh xương hầm, canh gà… Tăng cường các loại rau xanh trong bữa ăn hàng ngày.
Một bữa ăn phải bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết gồm protein, chất béo, tinh bột, đường, vitamin, chất khoáng, nước. Nên thay đổi đa dạng các món ăn hàng ngày để sản phụ không bị chán. Có thể chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn/ngày.
Một số món ăn tốt cho sản phụ sau sinh mổ như:
Đường đỏ: đường đỏ có tính ôn, ích khí, hoạt huyết, dễ tiêu hóa, giảm đau, lợi sữa. Sản phụ có thể kết hợp đường đỏ tạo thành nhiều món ăn hấp dẫn, vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng, rất tốt cho việc hồi phục sức khỏe, điều trị cao huyết áp và bị lạnh sau sinh.
Cá chép: cá chép không những có lợi cho phụ nữ có thai mà phụ nữ sau sinh cũng nên ăn cá chép mỗi tuần. Cá chép có chứa nhiều protid giúp thúc đẩy tử cung co bóp, đẩy máu dư ra ngoài, rút ngắn thời gian ra sản dịch.
Trứng gà: trứng gà là loại thực phẩm phổ biến, có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Trứng gà chứa nhiều protein cần thiết cho quá trình hồi phục sức khỏe của sản phụ. Ngoài ra, trứng gà còn chứa nhiều chất giúp vết thương mau lành, tăng tiết sữa cho sản phụ. Chú ý, không ăn quá nhiều trứng gà trong một bữa, có thể dẫn đến khó tiêu, đầy bụng.
Hoa quả: hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có khả năng ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, bổ sung các loại vitamin thiếu hụt trong cơ thể sản phụ. Nên ăn các loại hoa quả có vị ngọt, tính mát như: chuối, quýt, bưởi ngọt, nho, táo, lê…
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Những Người Không Nên Ăn Mướp Đắng
Theo Đông y, mướp đắng (khổ qua) có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt của cây có tác dụng bổ thận tráng dương… Tuy là một loại quả có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, nhưng chính vì loại quả này có nhiều dược tính nên không phải ai cũng nên ăn. Với một số người, khi ăn mướp đắng sẽ không tốt cho sức khỏe, thậm chí có thể làm nặng thêm những bệnh mà người đó đang mắc, chẳng hạn như những người sau đây:
Người có vấn đề về hệ tiêu hóa Ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe song nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày.
Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.Phụ nữ mang thai và cho con bú Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai, dẫn đến sinh non. Đồng thời mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Vì thế, phụ nữ có thai không nên sử dụng mướp đắng nhất là khi mang thai ở giai đoạn đầu. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì trong loại quả này có một số thành phần mang độc tính nhẹ có thể được truyền qua sữa mẹ. Độc tính này không gây ảnh hưởng ở người lớn, nhưng lại có vấn đề với trẻ em vì vậy rất cần thận trọng khi sử dụng.Người bị bệnh gan, thận Mướp đắng rất khó tiêu, có thể gây đầy hơi nên người bị bệnh gan và thận cần tránh ăn loại quả này. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh xa loại rau có vị đắng này.Người có tiền sử huyết áp thấp Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm: Charantin, Polypeptid-P và Vicine. Cơ chế tác dụng bao gồm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose. Nghiên cứu hạ đường ở thú vật được thực hiện ở chuột và thỏ cải thiện dung nạp glucose, giữ được tính hạ đường sau khi ngưng dùng mướp đắng 15 ngày đồng thời giảm luôn cholesterol.
Cập nhật thông tin chi tiết về Người Bị Phẫu Thuật Nên Ăn Những Thứ Gì Kiêng Ăn Gì? trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!