Bạn đang xem bài viết Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ (Phần 11) được cập nhật mới nhất trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những sự thật không thể chối bỏ (phần 11) Lừa dối dân tộc!
Đặng Chí Hùng
Chủ nghĩa cộng sản là một thứ chủ nghĩa tai hại đối với dân tộc Việt Nam kể từ khi nó mới được du nhập bởi ông Hồ Chí Minh. Hậu quả đến bây giờ dân tộc ta đang gánh chịu với nhiều tang thương, mất mát. Trước đây đảng cộng sản vẫn tuyên truyền ông Hồ Chí Minh là một người yêu nước, dùng chủ nghĩa cộng sản để giành độc lập cho dân tộc. Nhưng sự thật không phải vậy. Có những bằng chứng xác thực về việc ông Hồ đã lừa đảo cả dân tộc bằng nhiều thủ đoạn núp bóng tinh vi.
Hoạt động cho dân tộc hay chỉ vì lợi ích bản thân mình?
Ông Hồ Chí Minh trong cuốn sách của mình “Vừa đi đường vừa kể chuyện” với bút danh Trần Dân Tiên đã tự coi mình là “Vị cha già dân tộc” để ca ngợi mình đã có lòng yêu nước từ bé, đi học theo chủ nghĩa cộng sản để giải phóng quê hương. Nhưng có thật vậy không? Không phải vậy.! ông Hồ đơn thuần hoạt động để nuôi minh của tôi về việc ông Hồ chỉ đơn thuần hoạt động cho quốc tế cộng sản nhằm nuôi sống chính bản thân mình.
Thứ nhất, chúng ta hãy ngược trở lại thời điểm vào năm 1927 để thấy rõ hơn bộ mặt thật của ông Hồ trong vấn đề ông ta hoạt động cho dân tộc hay ông ta hoạt động cho Quốc tế cộng sản và cho cuộc sống bản thân ông ta.
Trong cuốn: “Văn Kiện Đảng Toàn Tập” của nhà xuất bản Sự thật (Đảng cộng sản Việt Nam) – tập 1 có đoạn trích như sau:
“Tháng 11, 1927, bác Hồ được Quốc Tế Cộng Sản phái đi Pháp công tác. Bác Hồ rời Moscow đi qua Đức, rồi bí mật đi vào Pháp. Tại Pháp Bác tìm hiểu những cơ sở của đảng cộng sản Pháp tại Đông Nam Á nhằm phối hợp cho chuyến công tác của ông tại Xiêm do Quốc tế cộng sản giao phó…”
… “Sau 1 tháng rưỡi hoạt động bí mật tại Paris theo chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản, Bác trở về Berlin. Ở đây, Quốc tế cộng sản lại chỉ thị cho Bác đi Bruxelles, thủ đô nước Bỉ dự hội nghị Quốc Tế Liên Đoàn Chống Đế Quốc. Chuyến đi này do Sa-tô-pa-đi-a-I-a, một đảng viên cộng sản Ấn Độ tổ chức. Đến hội nghị, Bác gặp lại những người đã từng làm việc với Bác vào những năm 1923-1924. Hội nghị chấp dứt, Bác trở về Đức, chờ chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản cho chuyến đi về Đông Nam Châu Á. Ở đó, Bác làm phóng viên cho tờ báo Đức Die Welt (Thế Giới)…”
Đến đây có một câu chuyện cần suy xét. Trong lúc làm việc với tư cách là phóng viên, ông Hồ viết thư lên đoàn Chủ Tịch Quốc Tế Nông Dân xin tiền. Nội dung bức thư được viết với lý do là đi về công tác tại vùng Đông Nam Á, nhưng chúng ta nên lưu ý là lúc này Quốc Tế Cộng Sản chưa có quyết định dứt khoát đưa ông Hồ về Xiêm (Thái) hoạt động thì tại sao ông ta phải xin tiền với lý do đi công tác? Nội dung bức thư viết vào ngày 16-12-1927 như sau:
Gửi Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân
Các đồng chí thân mến,
Trong 2 hoặc 3 tuần lễ tôi sẽ trở về Đông Nam Á. Chuyến đi của tôi tốn chừng 500 đôla Mỹ. Vì tôi không có tiền, nên tôi mong các đồng chí giúp tôi. Xin vui lòng trả lời tôi ở địa chỉ như sau: Ông Lai, ở nhà ông écxten, 21 phố Halesơ, Béclin. Trong thư trả lời này, hãy viết đơn giản “có” hoặc “không”. Nếu là có, hãy gửi tiền đến Ủy ban Trung ương của Đảng Đức, cho “Liwang”. Có hay không có tiền, tôi yêu cầu các đồng chí gửi cho tôi một chương trình tổ chức thực hành để tôi có thể làm việc một cách có ích. Trong khi chờ đợi sự trả lời mà tôi hy vọng có được tức thời, xin các đồng chí thân mến nhận lời chào cách mạng của tôi.
Béclin, ngày 16-12-1927
N. ÁI QUỐC
Bức thư được trích dẫn từ cuốn Hồ Chí Minh toàn tập – tập 2, trang 223-224. Links:
(đây là links của thành đoàn thanh niên cộng sản Tỉnh thừa thiên Huế).
Trong lá thư nói trên ông Hồ xin 500 Usd. Chúng ta cũng nên biết ở thời điểm 1927, trong khi lương của giáo sư đại học tại Mỹ lúc có chỉ có 40 Usd/một tháng. Nghĩa là ông Hồ xin hơn gấp 10 lần số lương của một giáo sư đại học để đi công tác. Nhưng thật sự lúc đó Quốc Tế Cộng Sản chưa có chỉ thị chính thức để đưa ông Hồ về lại vùng Đông Nam Á. Vậy ông ta xin tiền làm gì? Và tại sao lại bịa ra lý do đi công tác? Đây cũng là một điểm cho thấy tính gian xảo của ông Hồ. Cũng đồng thời cho thấy ông ta không vì dân tộc, đơn thuần chỉ vì miếng ăn, quyền lực phục vụ cho đảng cộng sản mà thôi.
Về con người, chuyện ăn uống, tiêu pha là chuyện bình thường, ai cũng có nhu cầu đó. Nhưng khi không đi công tác mà phải khai khống lên để xin tiền từ tổ chức thì con người đó có xứng đáng với những lời tuyên truyền “Cần, kiệm, liêm, chính” của đảng cộng sản vẫn rêu rao về con người ông Hồ hay không? Bằng chứng của việc ông Hồ không đi công tác mà vẫn xin tiền là việc ông ta phải viết thư xin việc vào tháng 04/1928 sau một thời gian quốc tế cộng sản không dùng ông ta. Bức thư gửi quốc tế cộng sản có trong cuốn Hồ Chí Minh toàn tập – tập 2 như sau:
Gửi một đồng chí trong Quốc tế Cộng sản
Đồng chí thân mến,
Tôi gửi cho đồng chí một bản sao bức thư tôi gửi cho Ban phương Đông để đồng chí được biết. Đồng thời tôi rất cảm ơn về việc đồng chí quan tâm đến vấn đề của tôi và nhanh chóng trả lời tôi. Đồng chí có thể hình dung nổi tôi đang sống trong một tình trạng tinh thần và vật chất như thế nào không: biết là có nhiều công việc nhưng không thể làm gì được, ăn không ngồi rồi, không có tiền, sống ngày nào hay ngày ấy mà không được phép hoạt động, v.v…
Ngay cả khi những sự vận động của đồng chí không có kết quả, đồng chí cũng viết cho tôi một chữ gửi Ủy ban Trung ương Quoc Te Nong Dan để tôi liệu quyết định. Hôm nay là ngày 12-4, tôi hy vọng nhận được tin tức của đồng chí vào ngày 24 tới. Tôi tin cậy ở đồng chí và gửi đến đồng chí lời chào cộng sản anh em.
NGUYỄN ÁI QUỐC 12-4-1928
Bức thư đã minh chứng cho việc trong thời gian từ 12/1927 đến tháng 04/1928 ông Hồ không hề được giao việc gì, ông ta không đi công tác mà dám xin tiền để đi công tác là lừa dối ngay cả đồng chí của mình.
Thứ hai, ông Hồ đã công khai nói về việc mình hoạt động là hoạt động cho quốc tế thứ 3 chứ không phải cho dân tộc.
Đây là bức thư của HCM gởi cho Quốc Tế Cộng Sản yêu cầu lương công tác 100 Usd/ tháng ở thời điểm 1924. Bức thư được trích trong Hồ Chí Minh toàn tập- tập 2
Thư gửi Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản
Từ lúc tôi tới Mátxcơva đã có quyết định rằng sau 3 tháng lưu lại ở đây, tôi sẽ đi Trung Quốc. Bây giờ đã là tháng thứ chín tôi lưu lại và tháng thứ sáu tôi chờ đợi, vậy mà việc lên đường của tôi chưa được quyết định. Vậy chuyến đi sẽ là một chuyến đi để khảo sát và nghiên cứu.
Thiết lập những quan hệ giữa Đông Dương và Quốc tế Cộng sản.
B- Thông báo cho Quốc tế Cộng sản về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của thuộc địa này. C- Tiếp xúc với các tổ chức đang tồn tại ở đó, và D- Tổ chức một cơ sở thông tin và tuyên truyền.
Tôi hành động thế nào để hoàn thành nhiệm vụ này? Số tiền cần thiết cho sự ăn ở của tôi sẽ là bao nhiêu? – Hẳn là tôi sẽ phải đổi chỗ luôn, duy trì những mối liên hệ với các giới khác nhau, trả tiền thư tín, mua những ấn phẩm nói về Đông Dương, tiền ăn và tiền trọ, v.v., v.v.. Tôi tính rằng, sau khi tham khảo ý kiến các đồng chí người Trung Quốc phải có một ngân sách xấp xỉ 100 đôla Mỹ mỗi tháng, không kể hành trình Nga – Trung Quốc (vì tôi không biết giá vé).
Ngày 11-4-1924.
Qua bức thư nói nói trên chúng ta thấy gì? Đó là ông ta không được giao nhiệm vụ để làm việc. Điều này cho thấy ông Hồ không tài giỏi như cách ca ngợi của Đảng cộng sản Việt Nam mà thực chất vấn đề ông ta đã bị Quốc tế thứ 3 bỏ rơi do kém năng lực, phải viết đơn thư xin việc đến 2 lần. Ngoài ra qua các bức thư còn nói lên một sự thật hoàn toàn rằng ông ta làm những công việc hoạt động cho Quốc tế thứ 3 đơn thuần là làm đã lĩnh lương như bao người. Việc lĩnh lương khi làm công cũng không có gì là đáng nói, đó là chuyện bình thường. Nhưng điều không bình thường là sau này ông Hồ đã tự ca ngợi mình bằng một luận điệu “yêu nước, thương dân” khi đi hoạt động cách mạng trong cuốn sách “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của chính ông ta.
Thứ ba, trong quá trình công tác của mình, ông Hồ cũng chứng tỏ việc mình làm cho quốc tế thứ 3 đơn thuần chỉ là công việc làm bình thường của một cá nhân làm công ăn lương đúng nghĩa. Điều này trái hẳn với sự “thần thánh” đi tìm đường giải phóng cho dân tộc của ông ta mà chính ông ta và đảng cộng sản ra sức tô vẽ. Đây là một minh chứng cho điều ấy. Đây là bức thư trích trong Hồ Chí Minh Toàn
Gửi đồng chí Pêtorốp, Chủ tịch Ban Phương Đông
Tôi đã nhận được bức tối hậu thư của Sở quản lý nhà giục phải trả 40 rúp 35 côpếch về chỗ ở của tôi, không có thì tôi sẽ bị đưa ra tòa. Trong những tháng, tháng mười hai, tháng giêng và tháng hai tôi thuê phòng số 176, ở đây bao giờ cũng có 4 và 5 người thuê. Ban ngày thì tiếng ồn liên tục ngăn trở tôi làm việc. Ban đêm tôi bị rệp ăn thịt, không cho tôi nghỉ ngơi. Từ tháng ba, tôi nhận một phòng nhỏ, rất nhỏ. Sở quản lý nhà buộc tôi gánh 13 rúp 74 cho tháng ba, và 11 rúp 61 cho những tháng sau.
So sánh không gian hẹp và trang bị nội thất quá đơn sơ với các phòng khác rộng hơn nhiều, tiện nghi hơn, có nhiều đèn, điện thoại, tủ, ghế bành dài, phòng tắm, v.v. và tiền thuê thỏa đáng thì giá mà người ta muốn buộc cho tôi là hoàn toàn đáng công phẫn. Vì vậy tôi xin đồng chí vui lòng làm một cuộc điều tra. Và sau cuộc điều tra đó, với mọi quyết định của mọi tòa án, tôi tuân theo tinh thần của đồng chí về công bằng và bình đẳng.
3-1924
Có thể thấy trong quá trình đi làm cách mạng và “tìm đường cứu nước” của mình ông Hồ luôn luôn được Quốc Tế Cộng Sản cung cấp nơi ăn chốn ở. Khi được cấp nhà nhỏ quá thì ông Hồ than và không đồng ý, kều nài phải xét lại và cho một chỗ ở thoải mái hơn. Nếu một người vì lý tưởng như ông Hồ và đảng ca ngợi sao phải kêu than những chuyện rất nhỏ nhặt đó? Những chuyện đó với một thanh niên bình thương có gì là quá phức tạp đâu? Tại sao cứ phải viết thư kêu xin? Điều này chứng tỏ ông Hồ thật ra không có lý tưởng yêu nước mà đơn thuần ông ta cũng như nhiều người bình thường khác – đi làm công ăn lương – khổ không chịu được thì xin. Một sự việc cũng nhỏ nhưng chứng tỏ cuộc sống riêng tư của ông Hồ được đặt trên cả lý tưởng của dân tộc. Vậy có coi ông Hồ đi hoạt động lúc này là do lý tưởng, do yêu nước không?
Kết hợp với việc bất cứ vấn đề gì ông Hồ lại phải viết thư cho ban Phương Đông của Quốc Tế Cộng Sản cho thấy một điều: ông Hồ chỉ là nhân viên của Quốc Tế Cộng Sản.
Thứ 4, trong cuốn sách nghiên cứu khá sâu sắc về quốc tế cộng sản “Chủ thuyết của chúng ta” của học giả A.Schenalder – một đảng viên đảng cộng sản CHDC Đức – được ấn hành tại Đông Đức năm 1981, trên trang 93 có nói đến nhân vật Hồ Chí Minh được tạm dịch như sau:
“Người cộng sản chân chính không đánh giá quá cao về tấm lòng nhiệt thành và lý tưởng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh). Nhiều vị lãnh tụ như Stalin nhận thấy ở ông ta một sự tư lợi cá nhân mà một người có tinh thần dân tộc ít có.”
Đoạn trích cho thấy ngay cả người cộng sản trong thâm tâm họ cũng nghĩ rằng ông Hồ không phải hoàn toàn hoạt động vì vấn đề dân tộc mình, ông ta nặng về “sự tư lợi” cho bản thân thì đúng hơn. Điều này cho thấy ông Hồ không hề hoạt động đơn thuần cho lý tưởng dân tộc mà chỉ vì lợi ích cá nhân.
Thứ 5, hơi ngược lại một chút, bạn đọc vui lòng đọc lại Phần 1 của “Những sự thật không thể chối bỏ”. Trong phần này tôi đã chứng minh thật ra ông Hồ ra đi khỏi Việt Nam từ bến nhà Rồng không phải là để tìm đường cứu nước. Đơn thuần đó là đi kiếm ăn do gia đình thất thế bằng minh chứng là việc 2 lần viết thư làm tay sai cho Pháp. Như vậy thực chất từ đầu quá trình cho đến lúc đi làm tay sai cho quốc tế cộng sản thì ông Hồ cũng chỉ vì mục tiêu cuộc sống riêng của mình là chính. Còn việc thần thánh hóa như cách ông ta nói về sự ra đi tìm đường cứu nước của mình chỉ là sự dối trá.
Kết luận: Ông Hồ làm tay sai cho chủ nghĩa cộng sản chỉ đơn thuần là muốn kiếm sống cho bản thân và can tâm làm tay sai cho chủ nghĩa cộng sản quốc tế nhằm nhuộm đỏ quê hương Việt Nam.
Lừa dối dân tộc: Chủ nghĩa cộng sản núp bóng chủ nghĩa dân tộc.
Chủ nghĩa dân tộc là một chủ nghĩa tôn vinh giá trị của dân tộc lên hàng đầu. Dù bất cứ đảng phái nào cũng phải đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết. Chủ nghĩa dân tộc chính là biểu hiện cho sự yêu nước và đồng hành cùng dân tộc. Đó là một chủ nghĩa nhân bản và là nền tảng cho độc lập, tự do của một dân tộc. Tuy nhiên để du nhập chủ nghĩa cộng sản, nắm giữ quyền lực thì ông Hồ đã mượn chủ nghĩa dân tộc như một bức bình phong để thực hiện mưu đồ đó.
1. Coi thường các vị anh hùng dân tộc và phỉ báng tôn giáo:
Một người theo chủ nghĩa dân tộc không thể coi thường những vị anh hùng của chính dân tộc mình và phỉ báng tôn giáo. Những hành động này của ông Hồ nói lên thực chất ông ta không yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc mà chỉ yêu nước xã hội chủ nghĩa cho riêng ông ta và các đảng viên của ông ta.
Thứ nhất, ông Hồ hết sức coi thường các vị Thánh nhân đã anh hùng giải phóng dân tộc và tự phụ mình đứng ngang hàng với họ. Khoảng trước năm 1950, trong buổi viếng thăm đền Kiếp Bạc thờ Đức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, ông Hồ có làm một bài thơ Đường nhan đề “Viếng Đền Kiếp Bạc”. Bài thơ như sau:
Vốn tay hào kiệt, vốn anh hùng Tôi Bác cùng chung nợ kiếm cung Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng Bác đưa một nước qua nô lệ Tôi dắt năm châu đến đại đồng Bác có linh thiêng cười một tiếng Mừng tôi cách mạng sắp thành công (trích Nguyệt San Bất Khuất, số 2 tháng 4 năm 1990, trang 47).
Để nói về sự bất kính này của ông Hồ giành cho vị anh hùng dân tộc hơn ông ta đến hàng trăm tuổi đời mà ông ta dám xưng “Tôi-Bác” cho thấy sự ngạo ngược của ông ta. Dùng chủ ngữ ở đây như thể ông ta coi mình đứng ngang hàng với Đức Thánh Trần. Xét về cả công lao lẫn tuổi đời, ông Hồ không thể dùng chủ ngữ Tôi-Bác ở đây. Đó là một sự hỗn xược với tiền nhân có công với Tổ quốc. Một người hỗn xược với thánh nhân dân tộc như vậy liệu có yêu Tổ quốc, có tôn sùng chủ nghĩa dân tộc không? Chắc chắn là không. Vậy sự thật ra ông Hồ không yêu nước, yêu dân tộc mà chính là ông yêu chủ nghĩa cộng sản của ông ta với mục tiêu “Tôi dắt năm châu đến đại đồng”. Và hẳn chúng ta cũng không quên khi chết ông Hồ cũng chỉ muốn gặp “Các Mác-Lê Nin” chứ đâu có muốn gặp những tiền nhân anh hùng của dân tộc.
Thứ hai, ngoài việc hỗn xược với tiền nhân ông Hồ còn “Cộng sản hóa” cả tôn giáo. Đó là một điều cấm kỵ và hết sức ngược đời. Nhân kỷ niệm 118 năm ngày của ông Hồ (năm 2008), Nhà xuất bản Thanh Niên cho xuất bản cuốn sách “Hồ Chí Minh- Cứu Tinh Dân Tộc Việt”. Cuốn sách trong trang 253-254 trích cuộc nói chuyện của ông Hồ với giáo dân ở Vạn Phúc – Hà Đông có câu nói của ông ta với bà con giáo dân: “Nếu chúa còn sống đến bây giờ thì chúa cũng làm cộng sản”.
(links giới thiệu sách: http://tiki.vn/ho-chi-minh-cuu-tinh-dan-toc-viet.html)
Qua câu phát biểu của ông Hồ chúng ta thấy được gì? Đó là ông ta đánh đồng một cách thô thiển tôn giáo với cộng sản. Đạo Thiên Chúa luôn dạy con chiên ngoan đạo, không giết người, sống có trách nhiệm với gia đình (không ly hôn), có trách nhiệm với bản thân mình (không tự tử)… nhưng chủ nghĩa cộng sản thì sao? Đó là đấu tranh giai cấp tàn bạo, phải giết người… Vậy thì làm sao Chúa có thể làm cộng sản được? Ông Hồ thật sự coi thường và phỉ báng tôn giáo. Ông ta dám đem một đảng phái chính trị có tư tưởng khát máu để so sánh với cả một tôn giáo có truyền thống dạy con người phải biết yêu thương, vị tha? Đó là một sự phỉ báng tôn giáo.
Thứ ba, ngay kể cả với Phật Giáo chính thống (không phải Phật giáo quốc doanh như hiện nay) thì Đảng cộng sản mà đứng đầu là ông Hồ cũng phỉ báng và coi thường. Trong sách của Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, khoa Tâm Lý Học, trang 46 đoạn nói về Đức, lời Hồ Chí Minh như sau: “Có đức mà không có tài như ông Bụt (Phật), thì không có hại gì cho xã hội, nhưng cũng chẳng có ích lợi gì cho xã hội”. Một sự coi thường Phật giáo đến tệ hại. Ông Hồ Chí Minh dám coi thường cả Chúa rồi đến bây giờ là Phật thì thật là không thể có tình dân tộc ở trong tư tưởng của ông ta.
Thứ tư, trong phạm vi tâm linh và tôn giáo, luật pháp vẫn dành tự do cho những người không tin tưởng Thánh Thần cùng Đức Phật và Đức Chúa. Đó là Tự Do Tín Ngưỡng và những người không tin như vậy có thể vỗ ngực tự xưng rằng mình là vô thần. Trong những nước tự do dân chủ, những người công dân dù là hữu thần hay vô thần vẫn sống hòa hợp bên nhau. Nhưng người cộng sản vô thần thì không được như vậy. Người cộng sản đứng ở lập trường vô thần của mình, nhìn những người hữu thần như kẻ thù cần phải tiêu diệt.
Ngay trong cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu đã nói đến ở phần 5 và 6 của “Những sự thật không thể chối bỏ” thì việc phá bỏ đình chùa, nhà thờ… đã chứng tỏ sự tàn ác của ông Hồ với cả Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo. Khẩu hiệu sau đây của cuộc CCRĐ tàn ác đó đã nói lên sự bất kính của ông Hồ với Tôn giáo: “Tiêu Diệt Năm Thành Phần Của Xã Hội: Trí Phú Địa Hào Và Tôn Giáo Lưu Manh”.
2. Những dẫn chứng khác cho thấy trong Hồ Chí Minh chỉ có chủ nghĩa cộng sản:
Vào thời điểm ông Hồ đem vào Việt Nam, cả quốc tế và nhân dân Việt Nam cũng không hề biết Chủ nghĩa cộng sản là gì, hoặc những người đã biết về nó đều chối bỏ vì đã biết thực chất của nó. Với mục đích cộng sản hóa Việt Nam, ông Hồ đã bày ra chiêu thức núp bóng chủ nghĩa dân tộc yêu nước. Chính vì vậy nhân dân ta đã bị lừa bịp thông qua các cuộc chiến tranh chống Pháp (không cần thiết) và chống Mỹ (phi nghĩa) để làm tăng quyền lực đỏ cho đảng cộng sản và ông Hồ Chí Minh. Đó là lừa dối dân tộc.
Thứ nhất, khi phát hiện ra ông Hồ chính là tay sai của chủ nghĩa cộng sản nên nước Mỹ dân chủ khi nhận được thư xin giúp đỡ của ông Hồ đã im lặng. Nước Mỹ hiểu rõ dã tâm của ông Hồ và đảng cộng sản núp dưới chiêu bài dân tộc nên sau đại chiến thế giới lần 2, Nhật đầu hàng khi nhận 2 bom nguyên tử của Mỹ, ông Hồ lợi dụng thời cơ cướp chính quyền Trần Trọng Kim. Để hợp thức hóa, ông ta gửi điện thư cho TT Mỹ mong được hỗ trợ vì lúc này Mỹ là mạnh nhất. Do đã biết ông Hồ theo TT Mỹ 28/2/46
Điều này cho thấy ông Hồ đích thị là một người cộng sản làm tay sai cho quốc tế thứ 3 mà người Mỹ đã biết trước.
Thứ hai, trong phần 10 tôi đã chứng minh việc ông Hồ là đảng viên đảng cộng sản Trung quốc không chỉ 1 mà những 2 lần. Một người yêu nước mình không thể làm điều đó. Nhưng ngoài ra, ông Hồ còn chứng tỏ đảng cộng sản của Việt Nam chỉ là một bộ phận của đảng cộng sản quốc tế và ông ta rất hãnh diện về điều đó. Trong bộ sách Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập 4 có một đoạn viết lời giảng dạy của Hồ Chí Minh về Quốc Tế Cộng Sản như sau: “Đệ Tam Quốc Tế là một đảng Cộng sản thế giới, các đảng ở các nước như là chi bộ, đều phải nghe theo kế hoạch và quy tắc chung. Việc gì chưa có lệnh và kế hoạch của Đệ Tam Quốc Tế, thì các đảng không được làm”.
(Links:
Điều này cho thấy bản chất tay sai của ông Hồ cho đảng cộng sản quốc tế. Vậy thì lợi ích dân tộc nằm ở đâu? Thực vậy! không thể có lợi ích dân tộc ở đây mà chỉ một màu đỏ máu của chủ nghĩa cộng sản.
chuyện do tác giả Nguyễn Minh Cần kể lại (trang 62, trong quyển Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế). Lúc đó là thời điểm 1950, ông Nguyễn Minh Cần giữ chức Ủy Viên Thường Vụ Tỉnh Ủy Thừa Thiên được Trung Ương Đảng Cộng Sản (lúc bấy giờ là Đảng Cộng Sản Đông Dương) triệu tập ra Việt Bắc dự hội nghị cán bộ để chuẩn bị cho Đại Hội 2 vào năm sau. Lúc đó có nhu cầu cần phải đổi tên Đảng Cộng Sản Đông Dương thành Đảng Lao Động Việt Nam để che giấu bộ mặt cộng sản hầu có thể lôi kéo nhiều tầng lớp dân chúng.
Sau khi giải thích cho các đảng viên hiểu rõ ích lợi cần phải đổi tên đảng, Hồ Chí Minh giơ cao nắp hộp thuốc lá thơm “Craven A” về phía có nhãn hiệu và nói: “Đây là Đảng Cộng Sản”, xong ông xoay nắp hộp về phía không có nhãn hiệu và nói: “Còn đây là Đảng Lao Động.” Ông lại lớn tiếng hỏi: “Thế thì các cô các chú thấy có khác gì nhau không?” Cả hội trường đồng thanh đáp vang: “Dạ không ạ!” Ông mới nghiêm nghị:
“Các cô các chú nên biết rằng việc đổi tên đảng ta, Bác đã xin ý kiến các đồng chí Stalin và Mao Trạch Đông rồi, các đồng chí ấy đã đồng ý. Các cô các chú nên biết rằng ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể nào sai được.”
Nghe Bác nói như vậy, cả hội trường vỗ tay rầm rầm nhất trí với Bác. Lần đó là hội nghị chuẩn bị cho Đại Hội 2 năm 1950, Hồ Chí Minh đã tuyên bố như vậy. Sang năm 1951, vào đúng Đại Hội 2 của Đảng, Hồ Chí Minh cũng lặp lại nguyên văn:
“Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể nào sai được.”
Ở đây có thể thấy hai điều, điều thứ nhất đó là ông Hồ nói đến việc xin ý kiến Stalin và Mao trong việc thay tên đảng. Tại sao phải thay tên đảng và thay tên đảng làm sao phải hỏi ý kiến Stalin và Mao? Đó là minh chứng cho việc chủ nghĩa cộng sản phải núp bóng chủ nghĩa dân tộc và nhân dân (đảng Lao động) và ông Hồ làm tay sai cho Stalin, Mao. Ngoài ra điều thứ hai cũng nói đến bản chất tin tuyệt đối vào đảng cộng sản và lãnh tụ của nó của ông Hồ “Stalin và Mao không thể sai”.
Thứ tư, cũng qua cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của Trần Dân Tiên, chúng ta mới biết tính gian xảo và ngụy biện của ông Hồ. Mở sách Trần Dân Tiên, đọc kỹ hai trang liền nhau, trang 76 và trang 77, để thấy sự vô lý mà ông Hồ đã tự vạch ra cho bạn đọc thấy.
Đây trang 76: “Trong thời kỳ đầu, phong trào lan rộng và ăn sâu… Trong những tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nhân dân Việt Nam đã lật đổ chế độ cai trị của Pháp và phong kiến và lập chính quyền xô viết. Họ tuyên bố độc lập và thi hành tự do dân chủ. Những ủy ban xã, ủy ban huyện được dựng nên.”
Ở trang 76 đó, Hồ Chí Minh khoe là đã lập được những Làng Đỏ theo kiểu Xô Viết của Liên Xô, nhưng tiếp sang trang 77 của Trần Dân Tiên, ông Hồ lại… không chịu nhận mình là cộng sản:
“Bọn đế quốc bịa đặt rằng những người cách mạng đó là tay sai của Đệ Tam Quốc Tế, của Liên Xô… Đế Quốc Anh cho rằng ông Nguyễn là tay sai của Liên Xô… Pháp-Nhật tuyên truyền ầm ĩ Việt Minh là cộng sản, nhận chỉ thị, tiền bạc của Mạc Tư Khoa…”
Thật là một hành động tiêu biểu cho con người của ông Hồ nói riêng và các thế hệ cộng sản nói chung cho cả đến ngày nay “Vừa ăn cắp, vừa la làng”. Một mặt thừa nhận mình lập những Làng đỏ theo kiểu Liên Xô nhưng mặt khác chối ngay không phải là… Cộng sản. Điều này cho thấy bản chất gian xảo của ông Hồ cũng như minh chứng cho việc ông ta chỉ là một con bài của cộng sản quốc tế chứ không phải hoạt động cho chủ nghĩa dân tộc như ông ta chống chế.
Thư năm, nói riêng về Hồ Chí Minh, lúc còn mang tên Nguyễn Ái Quốc, vào tháng 6 năm 1923, đã được bầu vào Ban Chỉ Đạo gồm 11 người của Quốc Tế Nông Dân tức là Krestintern, một bộ phận ngoại vi của Đệ Tam Quốc Tế Komintern. Đến khi mang tên Hồ Chí Minh thì được Lãnh Tụ Liên Xô Khrushchev trong quyển hồi ký của ông tán tụng như sau:
“Hồ Chí Minh là tông đồ nhiệt thành của tôn giáo Cộng Sản, là vị thánh của chủ nghĩa Cộng Sản, người nhiệt thành xả thân vì đại nghĩa… Các bạn phải tôn kính người này, hãy quỳ gối trước ông ấy để tỏ lòng biết ơn về những đóng góp vô vị lợi của ông ấy cho chính nghĩa Cộng Sản, đã dành cho nó tất cả sức lực và khả năng của mình.”
Ở lời phát biểu của ông Khrushchev cho thấy ông Hồ chính là một con chiên cộng sản nhưng không phải con chiên của Dân tộc.
Thứ sáu, có lẽ không cần nhắc lại dài dòng về một cộng sản gộc như ông Nguyễn Lương Bằng. Ông cũng là một trong những tay chân của ông Hồ. Chúng ta thấy gì trong cuốn hồi ký “Mãi mãi đi theo con đường của người – Hồi ký về Bác Hồ” của ông Nguyễn Lương Bằng. Cuốn sách đó được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản tại Hà Nội năm 2006 và nó nói lên nhiều điều về ông Hồ và mánh lới của ông ta.
Trong thời gian Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, mở lớp huấn luyện cho các cán bộ cộng sản trong tổ chức Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, ông Hồ đã hướng dẫn cán bộ ông ta lợi dụng chủ nghĩa dân tộc như một thứ bình phong để đưa chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam. Nguyễn Lương Bằng đã viết tại trang 10 của cuốn sách:
“Phải khéo léo dẫn đến sự kiện nhân dân Viện Nam đang bị áp bức bóc lột. Đối với chủ điểm này nếu đối phương đồng tình thì dẫn đến kích động. Khi người ta vào tròng rồi thì mới đưa ra chủ nghĩa cộng sản”.
Bạn đọc có thể thấy ông Hồ đã hướng dẫn cán bộ dùng phương pháp lừa mị dân tộc ta đang bị áp bức của Pháp đến sự kích động dẫn đến cho nhân dân ta “vào tròng”. Cái tròng đó chính là thứ chủ nghĩa cộng sản tàn ác.Vẫn biết làm chính trị có những yếu tố lắt léo, nhưng chủ trương lừa đảo dân tộc của chính mình đang trong cảnh tang thương thì thật vô nhân đạo.
Tiếp đó, Nguyễn Lương Bằng còn kể thêm việc ông Hồ đã dạy ông ta trong lúc tuyên truyền: “Không nên nói vô sản một cách cứng nhắc. Trước mắt chúng ta là phải đánh đổ thực dân Pháp. Cho nên phải khơi dậy lòng yêu nước của mọi người, như thế mới đi vào lòng mọi người” (Trích trang 17 của cuốn sách).
Trên mặt trận truyền thông, ông Hồ đã yêu cầu phải viết theo luận điệu kêu gọi lòng yêu nước trước. Nguyễn Lương Bằng kể lại: “… Sau đó chúng tôi chỉnh đốn lại bài vở trên tờ báo Kèn Gọi Lính. Từ đấy những số báo, những truyền đơn của chúng tôi có tác dụng trông thấy. Y sĩ Thuyết, sang học thuốc ở Thượng Hải nói trước ngại đọc, vì chỉ thấy nói toàn về cộng sản, bây giờ đã bắt đầu thích đọc, vì thấy các số báo nói về lòng yêu nước.” (Trích trang 18 của cuốn sách).
Rõ ràng ông Hồ chỉ muốn các cán bộ của ông dùng lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc để đánh lừa nhân dân Việt Nam. Ông ta không dám tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản vì sợ sự thật về nó bị các đảng theo chủ nghĩa quốc gia vạch trần. Đồng thời dùng nó như một thứ vũ khí lừa đảo, lôi kéo quần chúng về phía mình.
Thứ bảy, sau khi đã thành lập Mặt Trận Việt Minh kêu gọi toàn dân chống Pháp, ông Hồ cũng dấu giếm nguồn gốc cộng sản của mình. Việt Minh được khoác cho chiếc áo giải phóng dân tộc chứ không phải chiếc áo cách mạng vô sản. Chúng ta thấy rằng thời đó thanh niên gia nhập Việt Minh để đánh Pháp, chết cho sự tự do và độc lập của Việt Nam chứ không chết cho chủ nghĩa cộng sản. Thanh niên, thiếu nữ Việt Nam đi theo tiếng gọi kháng chiến đánh Pháp, chứ không đi theo tiếng gọi của cuộc cách mạng vô sản. Và có một câu hỏi được đặt ra hết sức nghiêm túc: Nếu quả thật là đảng cộng sản lúc đó được nhiều người theo, thì lý do gì ông Hồ phải tuyên bố giải tán đảng cộng sản Việt Nam (dù chỉ trên lý thuyết) vào năm 1945?
Đây là đoạn trích trên wiki của đảng cộng sản có ghi:
“Ngày 11 tháng 11 năm 1945 Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán để giấu sự liên hệ cộng sản với nhà nước mới thành lập, lấy tên gọi mới là Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, mọi hoạt động công khai của đảng từ đây đều thông qua Mặt trận Việt Minh. Song trên thực tế, đảng vẫn hoạt động và chỉ đạo công cuộc kháng chiến.” (http://vi.wikipedia.org/wiki/Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam)
Thứ tám, trong cuốn “Đường kach mệnh”, là một cuốn tài liệu Hồ Chí Minh dùng để huấn luyện cán bộ đã viết rất rõ là cách mạng tất yếu phải chịu sự chỉ huy của chủ nghĩa Mác Lênin. Cuộc vận động cách mạng trong nước phải được kết hợp chặt chẽ với vô sản quốc tế. Ông Hồ đã chỉ đạo Lâm Đức Thu bán đứng cụ Phan (chứng minh ở phần 8) để lấy tiền và nhằm thanh toán những ai yêu nước nhưng không tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Đây chỉ là một ví dụ trong số rất nhiều người đã bị ông Hồ thanh toán không thương tiếc nhằm nắm quyền lực trong tay và củng cố cho đế chế cộng sản của ông ta.
Thứ chín, chúng ta hãy nghe Ngọc Châu – tác giả cuốn sách “Theo Bác Đi Chiến Dịch” do nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân phát hành trang 13 đến 23 có đoạn viết:
“Tôi vào giải phóng quân giữa lúc phong trào cách mạng đang lên cao… Đây là lần đầu tiên tôi được học về tôn chỉ mục đích chương trình, điều lệ của Mặt Trận Việt Minh một cách kỹ càng. Vì vậy khi học tôi rất cảm động, nhưng khi học đến đoạn nói trong Mặt Trận Việt Minh có cả đảng cộng sản tham gia thì tôi giật mình! Thật tôi không thể ngờ được là sao Mặt Trận Việt Minh lại có cả Đảng cộng sản tham gia! Vừa hay ông cụ bảo phát biểu những điều chưa hiểu, tôi giơ tay ngay. Được ông cụ chỉ định tôi mạnh dạn nói:
– Thưa cụ, tại sao trong Mặt Trận của ta lại có đảng cộng sản?
Lời tôi vừa dứt thì trong lớp đã có nhiều tiếng xì xào. Trước phản ứng đó tôi lo sợ…. Ông cụ ra hiệu cho mọi người giữ trật tự rồi hỏi lại:
– Đồng chí hiểu về đảng cộng sản như thế nào?
– Thưa cụ, cháu chưa hiểu, nhưng nghe nói đảng cộng sản không tốt!
Ông cụ lúc ấy mới chỉ một học viên khác và bảo trả lời câu hỏi ban đầu của tôi:
– Đế quốc Pháp, phát xít Nhật ghét cộng sản cũng như ghét Việt Minh ta do đó, nó dùng mọi điều xấu xa để gán cho cộng sản và Việt Minh ta. Những người cộng sản là những người đánh Pháp, đuổi Nhật kiên quyết nhất trong Mặt Trận Việt Minh.!
….
Trong một buổi chiều, chúng tôi nhận được tin đồng chí Đường đã hy sinh trong trận diệt Phỉ. Gần tối, đồng chí Trần Định đến thăm, nói với tôi:
– Ông cụ bảo mình tới kể cho đồng chí nghe về gương chiến đấu của đồng chí Đường đấy.
Đồng chí Trần Định kể xong, dặn tôi:
– Ông cụ dặn là phải neo gương theo đồng chí Đường. Đồng chí Đường là một người cộng sản tốt đấy!”
Qua đoạn kể của tác giả Ngọc Châu, chúng ta thấy rằng thời đó thanh niên gia nhập Việt Minh để đánh Pháp, chết cho sự tự do và độc lập của Việt Nam mà tiêu biểu là những người như ông Châu. Họ đâu có biết họ đã mắc mưu lừa của cộng sản đồng hóa chủ nghĩa dân tộc yêu nước với chủ nghĩa cộng sản.
Thứ 10, Trong cuốn hồi ký của Trường Chinh – Trường Chinh – Một Nhân Cách Lớn, Một Nhà Lãnh Đạo Kiệt Xuất Của Cách Mạng Việt Nam – Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia – trang 172 có viết:
“Bác Hồ chủ trì hội nghị Trung Ương Lần Thứ 8 tại Khuỗi Nậm. Bác không tự giới thiệu mình là Nguyễn Ái Quốc, mà chỉ nói là đại diện Quốc Tế Cộng Sản. Bác Hồ nói đây chưa phải là đại hội đảng nhưng vẫn cứ bầu ra Ban Chấp Hành Trung Ương và Tổng Bí Thư. Chúng tôi đề nghị Bác Hồ đảm nhận chức vụ Tổng Bí Thư. Song, Bác nói: Tôi đang làm một số việc của Quốc Tế Cộng Sản, do đó chưa thể giữ chức Tổng Bí Thư Đảng ta được.”
Việc từ chối đó cũng cho thấy rất rõ dã tâm của HCM là để đàn em của ông ta chết thay cho ông ta, còn ông ta thì tìm lý do để không ở lại VN – một nơi quá nhiều nguy hiểm. Qua việc từ chối đó nó cũng cho thấy một HCM chẳng tha thiết gì đến tiền đồ của dân tộc, mà chỉ tận tụy phục vụ cho quyền lợi của Quốc tế cộng sản.
Kết luận: Ông Hồ là một người không kính trọng các vị anh hùng dân tộc, phỉ báng tôn giáo cả Thiên Chúa giáo và Phật Giáo. Đồng thời ông ta luôn núp bóng các tổ chức dân tộc để thực hiện mưu mô làm tay sai cho quốc tế cộng sản nhuộm đỏ Việt Nam.
Nhận Xét chung:
Ông Hồ Chí Minh tự cho mình là người yêu nước nhưng thực sự ông ta ra đi khỏi Việt Nam không phải để tìm đường cứu nước mà chỉ đơn thuần đi kiếm việc nuôi sống bản thân mình. Ông ta làm việc cho quốc tế cộng sản chỉ có 2 mục đích đó là kiếm tiền nuôi bản thân và âm mưu nhuộm đỏ Việt Nam, làm tay sai cho chủ nghĩa cộng sản.
Bản thân ông ta rất bất kính với dân tộc, với tôn giáo nên trong con người ông ta không thể tồn tại tình yêu dân tộc và chủ nghĩa dân tộc. Chính vì vậy ông Hồ phải thay tên đảng, lừa dối nhân dân để mượn danh đấu tranh “giải phóng dân tộc” nhằm thực hiện mục đích riêng ông ta (quyền lực) và mục đích chung của quốc tế cộng sản.
Đây là một minh chứng cho thấy tội ác: Lừa dối dân tộc của ông Hồ!
Hoàn thiện và chỉnh sửa: 16/07/2012 Đặng Chí Hùng
Dân Làm Báo Blog © 20.7.12 http://danlambaovn.blogspot.com/2012/07/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-11-lua.html
www.geocities.ws/xoathantuong
Những Chuyện Không Thể Quên
Răng và sự chết
Nhiều hội viên Subud có những chứng nghiệm về việc răng mình có vấn đề, khi có ai đó mình quen biết sẽ chết. (Tất nhiên, ở đây tôi không có ý muốn nói rằng nếu răng mình có vấn đề, thì sẽ có ai đó phải chết!) Nhiều người đã có những giấc mơ về việc răng mình bị rụng, và đó là triệu chứng cho sự có ai đó mình quen biết sẽ chết. Tôi biết có nhiều quốc gia Á Châu (như Nam Dương và Nhật Bản) có lẽ kể cả Nga nữa, theo truyền thống người ta tin rằng có một sự liên hệ giữa răng và sự chết sắp xảy ra. Như đã xảy ra, không bao lâu trước khi Bapak mất, nhiều hội viện Subud đã nằm mơ thấy bị rụng răng, và một trong những cô cháu gái của Bapak đã có vấn đề với răng và cần phải mổ.
Trong nhiều năm, tôi thường nằm mơ thấy răng rụng, thông thường là mới vài tháng trước khi có ai đó mình quen biết sẽ chết. Tôi nhận thấy một giấc mơ như vậy mà lặp lại trong hai đêm liên tiếp, thì điều này có nghĩa là có ai đó sắp chết, có thể trong vòng một vài ngày, hay đôi khi một hay hai tuần. Điều đó cũng có thể có nghĩa là có hơn một người sẽ chết, người này tiếp theo người kia.
Cách đây vài năm tôi có vấn đề với một răng hàm, và bác sĩ răng nói rằng không sớm thì muộn cũng phải nhổ nó. Sau một thời gian, cái răng đó càng lúc càng khiến đau đớn, nên tôi quyết định hẹn ngày nhổ nó. Ngay sau khi điện thoại cho bác sĩ răng và được cho hay về ngày nhổ răng, tôi liền cảm thấy không được vui, và hình như đó là điều gì cho biết ngày nhổ răng đó không là ngày tốt. Như nhiều người trong chúng ta đã lâu năm theo tập latihan, tôi thường nhận được những gì nội tâm mình cho biết, và học được cách nghe theo tiếng nói của nó.
Tội lại điện thoại cho bác sĩ răng, và hẹn một ngày khác. Điều lạ lùng là tôi lại cảm thấy không được vui, và hình như lại thấy đó không là một ngày tốt. Tôi tịnh tâm trong một lúc, và cố cảm nhận được những gì mình nên làm. Hình như tôi được cho biết là phải nhổ răng, nhưng ngày giờ nhổ cũng rất quan trọng. Nên tôi quyết định gọi điện thoại bác sĩ răng một lần nữa (để xin lỗi!) và cố “cảm nhận” được những ngày giờ mà viên thư kí đề nghị, là những lúc thích hợp, còn những lúc không thích hợp tôi kiếm cách xin lỗi mình không đến được. Ngày thứ năm lúc 2 giờ trưa, khoảng một tuần sau, có vẻ là ngày thích hợp, nên tôi đăng kí đến ngày đó. Lần này thì tôi cảm thấy an vui sau đó.
Một tuần sau tôi đến phòng mạch bác sĩ răng, và sau khi để tôi ngồi trên một chiếc ghế để nhổ răng, ông biến mất vào một căn phòng và để tôi ngồi một mình trong khoảng 8 phút. Ngay sau khi ông đi mất, tôi cảm thấy mình nhận được một ân phước, và có một latihan rất mạnh. Trong lòng tôi thốt “Allah, Allah, Allah”. Tôi cảm thấy một sự an vui thâm hậu, nhưng đồng thời cũng lo ngại không biết tất cả những chuyện đó có nghĩa gì. Thực ra thì tôi bắt đầu tự hỏi chắc mình sắp chết. Nhưng rồi chẳng còn gì nữa, tôi cảm thấy bình thường trở lại, và trong khi đó thì ông bác sĩ răng lại bước vào phòng. Điều khiến ông ngạc nhiên là răng đã được nhổ thật dễ dàng, và ông nói rằng đã dành cả một tiếng đồng hồ cho trường hợp của tôi, vì nghĩ rằng sẽ có rất nhiều vấn đề với cái răng hàm đó. Thậm chí ông còn có ý định gửi tôi đến một bác sĩ phẫu thuật răng. Ông không ngờ rằng đã có thể nhổ dễ dàng như vậy.
Tôi về nhà – hồi đó tôi đang ở Úc – và buổi tối hôm đó mẹ tôi điện thoại cho tôi từ Hà Lan. Bà cho hay bà chị bị đau ốm của tôi đã qua đời ngay hôm đó. Khi hỏi lúc nào đã qua đời, tôi thấy đó là lúc mình có mặt trong phòng mạch của bác sĩ răng.
Tuy thực sự không hiểu được nhiều về sự liên hệ giữa răng và sự chết, nhưng tôi cảm thấy việc nhổ răng ngay lúc đó đã như thế nào đó giúp ích cho bà chị mình, khiến bà có thể dễ dàng và bình an chết. Tất nhiên tôi cảm thấy rất khoan khoái mình đã có thể giúp cho bà chị mình chết, trong lúc ở một nơi khác trên thế giới.
’Ngày xưa có một ông vua nằm mơ thấy tất cả răng mình bị rụng. Giấc mơ đó khiến ông lo lắng, nên ông cho gọi đến một kẻ có thể giải đoán giấc mơ. Kẻ đó nghe nhà vua kể giấc mơ, rồi nói với ông: “Tâu bệ hạ, tất cả các thân nhân của bệ hạ sẽ chết trước bệ hạ.”
Nhưng cũng có một loại giấc mơ khác cho biết trước cái chết sắp xảy ra. Theo tôi, tại nhiều quốc gia, kể cả Nam Dương, người ta tin rằng khi nằm mơ thấy đám cưới, thì có ai đó mình quen biết sẽ chết.
Điều xảy ra với tôi trong một đêm nọ là lúc mình nằm mơ thấy răng bị rụng, và đêm tiếp theo là đi dự một đám cưới. Trong lúc giấc mơ, tất cả các phụ nữ đều biến mất từ nơi đám cưới, và chỉ còn lại những người đàn ông. Đó là các anh em Subud Hà Lan, mọi người tôi đều quen biết. Tất cả đều mặc những bộ đồ màu đen với cầu vai, theo kiểu của các nhà ngoại giao. Dần dần đám cưới bắt đầu càng lúc càng trông như đám tang. Ba ngày sau tôi nhận được một cú điện thoại từ Hà Lan, và một người bạn cho tôi biết là một người anh em Subud thân thương đã chết. Trong đời mình anh đã từng là một nhà ngoại giao.
Một khía cạnh lí thú là người anh em đó và tôi không đặc biệt thân thiết nhau, chỉ bởi vì anh và tôi thường sống tại những quốc gia khác nhau và chưa từng thuộc cùng một nhóm. Nên chúng tôi chưa từng thực sự được dịp quen biết nhau. Thế nhưng tôi đã hai lần được báo trước về cái chết của anh. Tại sao, tôi tự hỏi? Theo tôi đoán, về phương diện tâm linh, các hội viên Subud gần gũi với nhau hơn chúng ta tưởng.
Tôi nhớ tới một người chị em Subud kể cho mình hay là một ngày nọ, chẳng bao lâu sau khi một người bạn thân mến của chị đã chết, chị trông thấy anh trên bầu trời phía trên mình. Điều khiến chị ngạc nhiên là bên cạnh anh có một người anh em Subud đã chết nhiều năm trước đó, và trong suốt lúc họ còn sống trên trần gian, anh đã không mấy thân thiện với người anh em đó.
Tất cả những chuyện đó thật bí hiểm, rất bí hiểm.
Kumanthong Là Gì? Những Sự Thật Ít Ai Biết Về Kumanthong
Kumanthong là gì?
Theo như tiếng Thái kumanthong được gọi là Kuman-Tong – Guman-Thong hay người ta còn gọi nó là “Cậu bé vàng” hay “Quỷ Linh Nhi”. Kumanthong là một trong những loại hình bùa ngải đầy huyền bí tại đất nước Thái Lan. Nhưng có ai thắc mắc rằng tại sao các nhà sư lại tạo ra chúng không?Kumanthong được các nhà sư Thái Lan tạo ra bởi các bức tượng đồng, gốm, vải, silcon,vv.. với hình hài một chú bé hoặc cô bé có một khuôn mặt đang mỉm cười. Những ai sở hữu được nó sẽ có cơ hội phát tài, phát lộc, mang lại vận may cho gia đình, xua đuổi những điều u ám không vui với điều kiện phải thờ phụng nó chu đáo và đúng cách.
Linh hồn của những kumanthong có tồn tại không?
Linh hồn của những kumanthong thật ra là những cái xác thai nhi bị bỏ rơi, do bố mẹ của chúng phá thai, hư thai hay một lí do nào đó. Vì thế kumanthong được tạo ra giúp những linh hồn thai nhi không có nơi nương tựa được yêu thương. Đó cũng là cơ hội để chúng tích lũy nghiệp lành và giúp đỡ cha mẹ (chủ nhân của kumanthong), chúng sẽ được tái sinh trong cõi tốt hơn. Các nhà sư, thầy chùa sẽ đưa linh hồn đứa nhỏ vào một bức tượng tượng trưng hoặc là những mặt dây chuyền có nhiều họa tiết hoặc các bức tượng hình em bé nhỏ.
Trong các linh hồn vong nhi sẽ có những linh hồn gian ác. Các nhà sư hoặc thầy bùa sẽ sử dụng tấm vải đỏ để bịt kín đôi mắt chúng lại. Những loại này sẽ mất nhiều năm để rửa sạch nghiệp chướng cho chúng, và cũng rất khó khăn để chế ngự chúng. Chính vì lí do đó nên kumanthong cũng có những mặt lợi và đáng sợ riêng của nó.
Kumanthong được các nhà sư tạo ra như thế nào?
Kumanthong được các nhà sư Thái Lan sử dụng xương hoặc lông, tóc từ xác chết của trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh để tạo thành các mẫu bùa hộ mệnh. Còn đối với những em bé chưa sinh tức là chết trong bụng mẹ thì được các nhà sư đưa vào hình tượng em bé đang nằm và mút núm vú giả, còn những đứa bé ở độ tuổi từ 2 đến 8 tuổi, hình dáng thông thường là đứng hoặc ngồi mà hiện nay đa số có khá nhiều người mua và rước chúng về nhà để thờ cúng.
Nếu sở hữu kumanthong trong nhà bạn cần phải làm gì?
Sự Thật Về Cách Tính Những Con Số May Mắn Của Tuổi Quý Hợi
Tìm hiểu đôi nét về con người sinh năm 1983
Những người sinh năm 1983 theo âm lịch là tuổi Quý Hợi
Sinh từ 13/2/1982 – 1/2/1984
Hành can là Quý, hành chi là Hợi
Thuộc ngũ hành mệnh Thủy (Đại Hải Thủy)
Tuổi Quý Hợi là xương của con lợn, tướng tinh là của con cáo (tuổi Quý Hợi được gọi là Tỉnh Mộc Can). Người tuổi này vốn có nhiều gập ghềnh, vất vả từ nhỏ lại chịu nhiều buồn khổ đến khi lớn lên. Chỉ đến khi bước sang tuổi 30 thì cuộc sống mới có chút thay đổi, được no ấm đủ đầy hơn. Và đến năm 36 tuổi thì công danh sự nghiệp bắt đầu được phát triển vững vàng. Tuy nhiên đối tuổi Qúy Hợi cũng cần lưu ý về những năm hạn không hợp tuổi hay diễn biến trong từng năm có những thời điểm không may có thể xảy đến. Như từ năm 31 đến 35 tuổi thì đường tài lộc được ổn định nhưng cần cẩn trọng về vấn đề sức khỏe và tai nạn. Hay như những tháng Kỵ trong năm khiến công việc làm ăn không được tốt như tháng 3 và tháng 5 năm 45 tuổi…Những giai đoạn sau của cuộc đời thì người tuổi này cuộc sống được an nhàn, yên ấm về gia đình và đầy đủ về tiền bạc.
Vì sao nên sử dụng con số may mắn của tuổi Qúy Hợi sinh năm 1983
Những con số vốn xuất hiện từ lâu đời và bao hàm ý nghĩa và sự tiềm ẩn về những giá trị trong phong thủy và có mối liên hệ mật thiết với vận mệnh con người. Và với mỗi tuổi thì sẽ phù hợp với từng con số khác nhau, và những con số có thể tương thích và phù hợp với người này nhưng lại lại không hợp và đem đến những tác động xấu, không may với tuổi khác. Việc tìm hiểu và dùng những con số may mắn của tuổi Qúy Hợi sẽ đem đến sự gắn bó mật thiết và đem đến may mắn, công danh sự nghiệp được thuận lợi hanh thông hơn cho người sinh năm 1983
Có một lưu ý rằng quý bạn tuổi 1983 có thể sử dụng con số may mắn theo tuổi trong cuộc sống như việc ứng dụng vào số điện thoại, số xe hay bài trí số lượng đồ vật theo phong thủy.
Cách tính về những con số may mắn của tuổi Quý Hợi sinh năm 1983
Để tìm ra được đâu là con số may mắn cho tuổi 1983 chúng ta sẽ có nhiều cách tính riêng biệt khác nhau. Tuy nhiên tôi xin giới thiệu về hai cách tính chuẩn xác và phổ biến nhất sao cho chuẩn xác
Dựa trên học thuyết Ngũ Hành sinh khắc
Dựa trên bản chất quy luật vận động học huyết ngũ hành trong phong thủy phân ra mỗi con người sinh ra đều tương ứng với mỗi hành mệnh riêng biệt và tương thích với những con số nhất định. Những con số này tương thích và tương hỗ cho bản mệnh tuổi Qúy Hợi. Theo quy luật tương sinh trong ngũ hành thì người sinh năm 1983 thuộc mệnh thủy được mệnh Kim tương sinh và hỗ trợ. Bởi vậy số 6 và 7 thuộc hành Kim là con số may mắn của tuổi Qúy Hợi và mang yếu tố hỗ trợ cho bản mệnh người sinh năm 1983.
Tính số may mắn tuổi Qúy Hợi dựa theo năm sinh và giới tính
Và với cách tính này chúng ta cũng sẽ chia ra là nam và nữ Quý Hợi riêng biệt và có con số may mắn riêng theo giới tính.
Người tuổi Quý Hợi sinh năm 1983 thì chúng ta lấy 2 số cuối của năm sinh cộng lại với nhau cho ra kết quả sau đó lại lấy 2 số lẻ ở kết quả vừa tính ra cộng lại tiếp, cụ thể như sau: 8 + 3 = 11 tiếp đến 1 + 1 = 2
Ở kết quả cuối ở trên chúng ta sẽ tính riêng với nam và nữ cụ thể như sau:
Với Nam mạng thì chúng ta lấy: 10 – 2 = 8
Như vậy chúng ta đã tìm ra hai con số may mắn cho tuổi Qúy Hợi 1983 nam mạng là số 8 còn với nữ mạng là số 7
Luận giải số may mắn của tuổi Qúy Hợi theo mệnh cung phi
Sẽ xét theo Cung Phi Bát Trạch của tuổi Quý Hợi 1983 và con số tương ứng với cung mệnh của họ trong ngũ hành tương sinh, tương khắc.
Với Nam Quý Hợi 1983 thì sẽ thuộc cung Ly mệnh Hỏa ứng với số 8
Và nữ Quý Hợi 1983 thì sẽ thuộc cung Càn mệnh Kim ứng với số 7
Như vậy dù dựa vào Cung Phi Bát Trạch một trong những cốt lõi của phong thủy chúng ta cũng đã xét ra kết quả chuẩn xác về con số may mắn của tuổi Qúy Hợi cho nam và nữ.
Copyright © 2018Design by : sumoweb group
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ (Phần 11) trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!