Bạn đang xem bài viết Tin Mừng Theo Thánh Lu được cập nhật mới nhất trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chương 21
Hai đồng tiền nhỏ của bà góa (Mc 12,41-44)
1 Ngước mắt lên nhìn, Đức Giê-su thấy những người giàu đang bỏ tiền dâng cúng của họ vào thùng tiền.2 Người cũng thấy một bà góa túng thiếu kia bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm.3 Người liền nói: “Thầy bảo thật anh em: bà góa nghèo này đã bỏ vào nhiều hơn ai hết.4 Quả vậy, tất cả những người kia đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ, mà bỏ vào dâng cúng; còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình, mà bỏ vào đó tất cả những gì bà có để nuôi sống mình.”
Bài giảng về sự sụp đổ của thành Giê-ru-sa-lem. Nhập đề (Mt 24,1-3; Mc 13,1-4)
5 Nhân có mấy người nói về Đền Thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giê-su bảo:6 “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.”7 Họ hỏi Người: “Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước?”
Những điềm báo trước (Mt 24,4-13; Mc 13,5-13)
8 Đức Giê-su đáp: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính ta đây”, và: “Thời kỳ đã đến gần”; anh em chớ có theo họ.9 Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu”.10 Rồi Người nói tiếp: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ.11 Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện.
12 Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy.13 Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy.14 Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào.15 Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được.16 Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một số người trong anh em.17 Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét.18 Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu.19 Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.”
Giê-ru-sa-lem bị vây hãm (Mt 24,15-19; Mc 13,14-17)
20 “Khi anh em thấy thành Giê-ru-sa-lem bị các đạo binh vây hãm, bấy giờ anh em hãy biết rằng đã gần đến ngày khốc hại của thành.21 Bấy giờ, ai ở miền Giu-đê, hãy trốn lên núi; ai ở trong thành, hãy bỏ đi nơi khác; ai ở vùng quê, thì chớ vào thành.22 Thật vậy, đó sẽ là những ngày báo oán, ngày mà tất cả những gì đã chép trong Kinh Thánh sẽ được ứng nghiệm.”
Cơn khốn khổ. Thời của dân ngoại
23 “Khốn thay những người mang thai và những người đang cho con bú trong những ngày đó!
Vì sẽ có cơn khốn khổ cùng cực trên đất này, và cơn thịnh nộ sẽ giáng xuống dân này.
24 Họ sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm, sẽ bị đày đi khắp các dân các nước, và Giê-ru-sa-lem sẽ bị dân ngoại giày xéo, cho đến khi mãn thời của dân ngoại.”
Những điềm lạ. Con Người quang lâm. (Mt 24,29-31; Mc 13,24-27)
25 “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét.26 Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển.27 Bấy giờ, thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến.28 Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.”
Dụ ngôn cây vả (Mt 24,32-35; Mc 13,28-31)
29 Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe một dụ ngôn: “Anh em hãy xem cây vả cũng như tất cả những cây khác.30 Khi cây đâm chồi, anh em nhìn thì đủ biết là mùa hè đã đến gần rồi.31 Anh em cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, thì hãy biết là Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.32 Thầy bảo thật anh em: thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra.33 Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu.”
Phải tỉnh thức và cầu nguyện
34 “Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em,35 vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất.36 Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.”
Những ngày sau hết của Đức Giê-su
37 Ban ngày, Đức Giê-su giảng dạy trong Đền Thờ; nhưng đến tối, Người đi ra và qua đêm tại núi gọi là núi Ô-liu.38 Sáng sớm, toàn dân đến với Người trong Đền Thờ để nghe Người giảng dạy.
Thánh Louis Scrosoppi, Thánh Bảo Vệ Cho Các Bệnh Nhân Bệnh Sida
Ngày thứ sáu 24 tháng 3-2017, Tổ chức Hành động cho Sida (Sidaction) giới thiệu chân dung Thánh Louis Scrosoppi, vừa là hình ảnh cứu giúp về mặt thiêng liêng vừa là hình ảnh của các tiến bộ trong việc trị liệu.
Ngày 10 tháng 6 năm 2001. Đức Gioan-Phaolô II phong thánh cho năm thánh mới của Giáo hội công giáo. Trong số này có linh mục giảng thuyết người Ý, Louis Scrosoppi, sáng lập Dòng nữ Quan phòng Thánh Gaetan de Thierre.
Lẫn trong đám đông, anh Peter Changu Shitima không dấu được xúc động của mình. Thanh niên trẻ người Zambia quen biết thân tình với linh mục Scrosoppi. Anh có mặt ở quảng trường Thánh Phêrô hôm nay không phải là chuyện tình cờ. Không có anh, chân dung của Thánh sẽ không được treo ở mặt tiền của Đền thờ Thánh Phêrô và chính ngài cũng chỉ được giam kín trong quan tài.
Nam Phi châu mùa xuân năm 1996
Peter Changu Shitima là người siêng năng đi hành hương Đền thánh Thánh Philipphê Nêri ở Oudtshoorn, Nam Phi. Một ngày nọ anh bỗng bị bệnh. Sau nhiều thử nhiệm, anh biết mình bị bệnh sida. Anh nhập viện từ ngày 8 tháng 6 đến 14 tháng 8 năm 1996, sau đó các bác sĩ cho anh biết hy vọng sống sót của anh rất mong manh. Bác sĩ Pete du Toit làm chứng trong án phong thánh của linh mục Scrosoppi: “Chúng tôi xem như anh ở giai đoạn cuối. Về mặt y khoa, chúng tôi không có cách nào để chữa cho anh”.
Trước tình trạng tuyệt vọng của Peter, nhóm y khoa để anh về Zambia sống những ngày cuối cùng với gia đình. Trong tinh thần tương trợ, cộng đoàn công giáo Oudtshoorn xin chân phước Louis Scrosoppi (1804-1884) chữa lành cho anh.
Một sự chữa lành không giải thích được
Trong đêm 9 tháng 10-1996, khi anh Peter thấy trong người đau nhất, anh nằm mơ thấy chân phước Louis Scrosoppi. Ngày hôm sau, anh thức dậy thấy trong người mạnh khỏe.
Anh Peter làm chứng trong thời gian án phong thánh của linh mục Louis Scrosoppi: “Tôi ngủ dậy và tôi đến giáo xứ làm việc ngay. Tôi đói. Tôi đi bộ đến một làng khá xa”. Bác sĩ Pete du Toit (người không công giáo) ghi nhận sự chữa lành bất ngờ này và không ngần ngại nói đây là phép lạ. Sau khi được lành bệnh, anh Peter vào chủng viện để trở thành linh mục.
Hiện nay Peter Changu Shitima là linh mục ở giáo phận Port Elizabeth, Nam Phi châu. Bây giờ ở Đền thánh Thánh Philipphê Nêri ở Oudtshoorn, linh mục Louis Scrosoppi có một chỗ đặc biệt trong lời cầu nguyện của tín hữu.
Linh mục Louis Scrosoppi
Linh mục Louis Scrosoppi sinh năm 1804 ở Udine, nước Ý, là con của một cặp vợ chồng làm kim hoàn người Ý. Lên 12 tuổi Luigi Scrosoppi vào chủng viện, chịu chức năm 1827. Chính khi phục vụ những người nghèo nhất mà cha có ý định mở Dòng nữ Quan Phòng, ngài đặt dòng dưới sự che chở của Thánh Gaetan de Thiene. Ngài qua đời ngày 3 tháng 4 năm 1884, trước khi nhắm mắt ngài lặp lại nhiều lần chữ “bác ái”.
Sau vụ lành bệnh phép lạ của Peter Changu Shitima, ngài được phong làm thánh bảo vệ các bệnh nhân sida. Đối với một thánh để cả đời mình để lo cho những người nghèo nhất, những người kém may mắn nhất thì đúng đây là ơn thánh. Bây giờ Dòng do ngài sáng lập có mặt trên khắp thế giới để phục vụ cho công việc từ thiện. Trong bài giảng ngày lễ phong thánh, Đức Gioan-Phaolô II đã có những chữ như sau về vị thánh mới: “Bác ái là sứ vụ tông đồ âm thầm, dài lâu, không mệt mỏi của Thánh Scrosoppi, được nuôi dưỡng trong sự liên kết thường xuyên với Chúa Kitô. Chính vì vậy, Giáo hội tôn vinh ngài là gương mẫu của một sự tổng hợp sâu đậm và hiệu quả giữa hiệp thông với Chúa và phục vụ người anh em”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Kinh Thánh Nói Gì Về Tận Thế?
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về tận thế?
Trả lời: Sự kiện này thường được gọi là “tận thế” được mô tả trong 2 Phi-e-rơ 3:10: “Các từng trời sẽ biến mất sau một tiếng nổ kinh hoàng; các nguyên tố sẽ bị sức nóng cực mạnh làm tan chảy; đất và mọi công trình trên đất sẽ bị thiêu hủy.” Đây là đỉnh điểm của một loạt các sự kiện được gọi là “Ngày của Chúa,” thời điểm mà Đức Chúa Trời sẽ can thiệp vào lịch sử nhân loại với mục đích phán xét. Vào thời điểm đó, tất cả những gì mà Đức Chúa Trời đã tạo ra, “trời và đất” (Sáng thế ký 1:1), Ngài sẽ hủy diệt.
Theo hầu hết các học giả Kinh Thánh, thì thời điểm của sự kiện này là vào cuối của giai đoạn 1000 năm gọi là thiên niên kỷ (Khải Huyền 20:2-7). Trong 1000 năm này, Đấng Christ sẽ trị vì trên đất như là Vua tại Giê-ru-sa-lem, ngồi trên ngai của Đa-vít (Lu-ca 1:32-33) và cai trị trong hòa bình với một “cây gậy sắt” (Khải huyền 19:15). Vào cuối của 1000 năm, Sa-tan sẽ được thả ra, bị đánh bại một lần nữa, và rồi bị ném vào hồ lửa (Khải huyền 20:7-10). Sau đó, sau sự phán xét cuối cùng (Khải Huyền 20:11-15) bởi Đức Chúa Trời, tận thế xảy ra như được mô tả trong 2 Phi-e-rơ 3:10. Kinh Thánh cho chúng ta biết một vài điều về sự kiện này.
Trước hết, nó sẽ trong phạm vi biến động lớn. “Trời” ám chỉ vũ trụ vật chất – các ngôi sao, các hành tinh, và những thiên hà – sẽ bị thiêu đốt bởi một vụ nổ dữ dội, có thể là một phản ứng hạt nhân hoặc nguyên tử đến nỗi sẽ thiêu hủy và xoá sạch mọi vật chất mà chúng ta biết đến. Tất cả các nguyên tố tạo nên vũ trụ sẽ tan chảy trong “sức nóng cực mạnh” (2 Phi-e-rơ 3:12). Đây cũng là một sự kiện vang dội, được mô tả trong các phiên bản Kinh Thánh khác nhau như “tiếng gầm” (NIV), “tiếng rất lớn” (KJV), “tiếng ồn lớn” (CEV), và “tiếng sấm sét” (AMP). Sẽ không có sự nghi ngờ nào về những gì đang xảy ra. Mọi người sẽ thấy và nghe nó bởi vì chúng ta cũng được cho biết rằng “đất và mọi công trình trên đất sẽ bị thiêu hủy.”
Đức Chúa Trời sẽ tạo ra “trời mới và đất mới” (Khải Huyền 21:1), bao gồm “Giê-ru-sa-lem mới” (câu 2), thành phố thủ đô của thiên đàng, một nơi thánh hoàn hảo, sẽ xuống đất mới từ thiên đàng. Đây là thành phố mà những người thánh – những ai có tên được ghi trong “Sách sự sống của Chiên Con” (Khải huyền 13:8) – sẽ sống mãi mãi. Phi-e-rơ đề cập đến sự tạo dựng mới này là “nơi sự công chính ngự trị” (2 Phi-e-rơ 3:13).
Có lẽ phần quan trọng nhất trong sự mô tả của Phi-e-rơ về ngày đó là câu hỏi của ông trong các câu 11-12: “Vì mọi vật sẽ bị tiêu diệt như thế, nên anh chị em phải ăn ở sao cho thánh khiết và thể hiện sự tin kính vẹn toàn, trong khi chờ đợi và trông mong ngày của Ðức Chúa Trời mau đến.” Cơ-đốc nhân biết điều gì sẽ xảy ra, và chúng ta nên sống theo cách phản ánh sự hiểu biết đó. Cuộc sống đời này đang qua đi, và tiêu điểm của chúng ta nên ở trên trời mới và đất mới sắp tới đây. Cuộc sống “thánh khiết và tin kính” của chúng ta phải là lời chứng cho những người không biết Đấng Cứu Thế, và chúng ta nên nói với người khác về Ngài để họ có thể thoát khỏi số phận khủng khiếp đang chờ đợi những ai chối bỏ Ngài. Chúng ta ngóng chờ trong sự nóng lòng mong đợi “Con Ngài từ trời trở lại, tức Ðấng đã được Ngài làm cho sống lại từ cõi chết, đó là Ðức Chúa Jesus, Ðấng giải cứu chúng ta khỏi cơn thịnh nộ sẽ đến.” (I Tê-sa-lô-ni-ca 1:10).
English
Trở lại trang chủ tiếng Việt Kinh Thánh nói gì về tận thế?
Thông Tin Thời Tiết Vũng Tàu Theo Giờ Mới Nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về Tin Mừng Theo Thánh Lu trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!