Bạn đang xem bài viết Top 10 Carbohydrates Có Lợi Cho Cơ Bắp được cập nhật mới nhất trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một mặt, đây nguồn năng lượng tuyệt vời và chứa vô số chất dinh dưỡng cần thiết để cơ bắp hoạt động và phát triển. Mặt khác, những nguồn carbs kém chất lượng lại ảnh hưởng xấu đến mức sản xuất năng lượng đồng thời ngăn cản những hiệu quả từ sự nỗ lực luyện tập.
1. Táo
Carbs trung bình trong mỗi quả táo = 25.1g. Trong đó, chất xơ chiếm 4.4g, đường chiếm 18.9g và tinh bột là 1.8g.
Calo trung bình trong mỗi quả táo = 95
Táo tươi ngọt, đạt được sự cân bằng hoàn hảo giữa đường và chất xơ, chứa rất nhiều vitamin C.
Các chất dinh dưỡng này trong táo giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cho phép cơ thể sản xuất năng lượng hiệu quả hơn và giúp chữa lành vết thương nhanh chóng.
2. Quả bơ
Carbs trong khẩu phần (226g) = 12.8g. Trong đó, chất xơ chiếm 10.1g, 1g đường và 1.7g tinh bột.
Calo trong khẩu phần (226g) = 240
Bơ rất xốp, giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều carbohydrates nhưng không đáng lo ngại bởi đa số carbs là chất xơ, rất ít đường và tinh bột.
Ngoài ra, quả bơ còn chứa một lượng lớn chất béo lành mạnh, vitamin B, vitamin C và vitamin K giúp bảo vệ và hỗ trợ tất cả các cơ quan quan trọng, tăng cường sản xuất năng lượng, giúp máu lưu thông tốt.
3. Chuối
Carbs trong một quả chuối = 27g. Trong đó, chất xơ chiếm 3.1g, đường chiếm 14.4g và 9.5g tinh bột.
Calo trong mỗi quả chuối = 105
Chuối là một món ăn tuyệt vời không chỉ xoa dịu cơn đói, cung cấp nguồn năng lượng chậm và ổn định mà chúng còn là một nguồn chất xơ, mangan, kali và vitamin C rất tốt giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hỗ trợ hoạt động của cơ, duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể và tăng cường sức khỏe tim mạch.
4. Quả việt quất
Carbs trong khẩu phần (226g) = 21.4g. Trong đó, 3.6g là chất xơ và đường là 14.7g và 3.1g là tinh bột.
Calo trong khẩu phần (226g) = 84.
Quả việt quất là một trong những nguồn carbohydrate bổ dưỡng nhất. Nó không chỉ chứa hàm lượng cao chất xơ, mangan, vitamin C và vitamin K mà còn chứa anthocyanins-một chất chống oxi hóa đặc trưng của họ quả mọng.
Quả việt quất giúp tăng cường hoạt động não bộ, ngăn ngừa và phòng chống ung thư, tăng cường thị lực.
5. Bông cải xanh
Carbs trong khẩu phần (226g) = 6g. Trong đó, chất xơ chiếm 2.4g, đường là 1.5g và 2.1g tinh bột.
Calo trong khẩu phần (226g) = 30.
Bông cải xanh chứa rất ít carb nên bạn có thể tha hồ thưởng thức nó dưới nhiều dạng chế biến khác nhau.
Ngoài ra, nó còn chứa hơn 20 chất dinh dưỡng thiết yếu khác có vai trò như những chất kháng oxy hóa, chống ung thư, ngăn ngừa viêm nhiễm và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
6. Gạo lứt
Carbs trong mỗi khẩu phần (226g) = 44.8g. Trong đó, chất xơ chiếm 3.5g, đường chiếm 0.7g và 40.6g tinh bột.
Calo trong mỗi khẩu phần (226g) = 216
Gạo lứt rất tốt cho sức khỏe: kháng oxy hóa, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm lượng cholesterol xấu LDL (Low Density Lipoprotein).
7. Nấm
Carbs trong khẩu phần (226g) = 2.3g. Trong đó, chứa 0.7g chất xơ, 1,2 g đường và 0.4g tinh bột.
Calo trong khẩu phần (226g) = 19
Nấm là loại thực phầm mềm và ngon, rất dễ sử dụng với lượng carbohydrates thấp và chứa một lượng lớn các nguyên tố vi lượng như đồng, selen và nhiều loại vitamin B.
Các chất dinh dưỡng này giúp tăng cường sự trao đổi chất, chống viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch và nâng cao hiệu quả sản xuất năng lượng trong cơ thể.
8. Đào
Carbs trong 1 quả đào = 14.8g. Trong đó, chất xơ chiếm 2.2g, đường chiếm 12.6g và 0.1g tinh bột.
Calo trong mỗi quả đào = 59
Đào giòn ngọt, vị thơm mát, ngoài việc chứa các carbs lành mạnh, nó còn nguồn kali, vitamin A, vitamin B6 và vitamin C dồi dào.
Các dưỡng chất này làm việc với nhau giúp cải thiện thị lực, chữa lành các vết thương và tăng cường hệ miễn dịch.
9. Khoai lang
Carbs trong khẩu phần (226g) = 41.4g. Trong đó, chứa 6.6g chất xơ, 13g đường và 21.8g tinh bột.
Calo trong khẩu phần (226g) = 180
Khoai lang là loại củ thông dụng và cũng đa dạng trong cách chế biến như nướng, luộc, chiên, hay nghiền. Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như đồng, mangan, vitamin A, vitamin C và nhiều loại vitamin B.
Khoai lang đóng vai trò như chất chống oxy hóa trong cơ thể, hỗ trợ kháng viêm và điều hòa đường huyết.
10. Dưa hấu
Carbs trong khẩu phần (226g) = 11.4g. Trong đó, chứa 0.6g chất xơ, đường là 9.5g và 1.4g tinh bột.
Calories trong khẩu phần (226g) = 46
Dưa hấu chứa nhiều nước, giàu calorie nhưng rất ít carb. Bên cạnh đó, nó còn là nguồn magiê, kali, vitamin A và vitamin C giúp tăng cường sức khỏe thông qua tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ co cơ và cải thiện thị lực.
Kết:
Những loại thực phẩm trên không chỉ đem lại một khẩu vị phong phú, mà còn là những nguồn cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết để xây dựng cơ bắp, cũng như tham gia vào các quá trình quan trọng khác của cơ thể.
Nếu bạn nhận thấy mình chưa sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm này, thì đây là cơ hội để thay đổi, nhờ đó bạn có thể hoàn thành mọi bài tập với một cơ thể tràn đầy năng lượng.
Nguồn ảnh: blog.thehiptee.es và cookincanuck.com
Ích Lợi Và Nguy Cơ Của Tiêm Vắc Xin
Vắc xin là một công cụ rất hiệu quả trong dự phòng các bệnh nhiễm trùng. Hiện nay đã có gần 30 bệnh nhiễm trùng có thể dự phòng được bằng vắc xin. Không giống như các can thiệp y tế khác, vắc xin giúp cho dự phỏng và bảo vệ sức khỏe cho con người và qua đó góp phần phát triển nguồn nhân lực. Ngoài việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, làm cho trẻ em khỏe mạnh phát triển thể chất và trí não bình thường, vắc xin còn giảm mắc các bệnh khác, giảm số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế, đặc biệt giảm thời gian và công sức của phụ nữ do không phải chăm sóc trẻ bị bệnh cũng như làm giảm số trẻ sinh ra do không phải lo trẻ bị ốm và chết, góp phần nâng cao sức khỏe của phụ nữ, giảm tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật gây nên. Ngoài ra tiêm chủng còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả người lớn như vắc xin phòng cúm, phòng viêm màng não do não mô cầu, phòng ung thư gan, ung thư cổ tử cung. Bên cạnh những ích lợi trực tiếp và gián tiếp của vắc xin trong việc làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong của các bệnh nhiễm trùng, nó còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng, như tăng khả năng và năng suất lao động do không bị ốm đau. Tóm lại việc đầu tư cho tiêm chủng dự phòng bằng vắc xin là đầu tư cho phát triển.
Nhờ có Vắc xin, thế giới đã thanh toán được bệnh đậu mùa. Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã xếp tiêm chủng mở rộng (TCMR) đứng thứ 4 trong 10 thành tựu lớn nhất về y tế công cộng của thế kỷ 20. Bệnh bại liệt hiện chỉ còn lưu hành ở 4 nước, số trẻ chết vì bệnh sởi năm 2007 giảm 78% so với năm 2000, số trẻ chết vì viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não do Hib hàng năm giảm đi 2,5 triệu trẻ sau khi nhiều nước triển khai đưa vắc xin viêm gan B và Hib vào chương trình TCMR sau năm 2000. Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 được coi là thập kỷ thành công nhất của lịch sử phát triển vắc xin. Các vắc xin mới là vắc xin viêm màng não do não mô cầu, vắc xin phế cầu phòng viêm phổi, vắc xin rota phòng tiêu chảy và phòng vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung. Theo tổng kết của Liên minh toàn cầu về vắc xin và Tiêm chủng (GAVI), trong thập kỷ vừa qua vắc xin viêm gan B và Hib được đưa vào chương trình TCMR ở nhiều nước đang phát triển đã góp phần dự phòng cho 5 triệu trẻ em khỏi bị tử vong vì các bệnh nhiễm trùng nhờ tiêm vắc xin. Cùng với các hoạt động nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, sự tăng đầu tư nguồn lực và kinh phí, với việc đưa thêm các vắc xin mới vào chương trình TCMR (vắc xin phế cầu phòng viêm phổi, vắc xin rota phòng tiêu chảy và các vắc xin khác như sốt vàng, não mô cầu, viêm não Nhật Bản, rubela, thương hàn, HPV….). Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) ước tính rằng nếu tất cả các vắc xin sẵn có hiện nay đều được sử dụng rộng rãi trên thế giới với tỷ lệ bao phủ cao trên 90%, hàng năm dự phòng 2-3 triệu trẻ em nữa không bị chết vì các bệnh nhiễm trùng, góp phần đạt được mục tiêu của thiên niên kỷ làm giảm hai phần ba số trẻ em chết dưới 5 tuổi vào năm 2015 so với năm 1990.
Chương trình TCMR ở Việt Nam được bắt đầu chính thức từ năm 1985 với việc triển khai tiêm 6 mũi vắc xin cơ bản cho tất cả trẻ em dưới 1 tuổi là lao, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván và sởi. Năm 1997 bổ sung thêm vắc xin thứ 7 là viêm gan B, và năm 2010 bổ sung thêm vắc xin thứ 8 là vắc xin Hib. Các vắc xin khác được dùng ở các vùng có nguy cơ cao cho trẻ trên 1 tuổi là vắc xin viêm não Nhật bản, tả, thương hàn. Trong nhiều năm liên tục tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở trẻ em đều đạt trên 90%. Thực tế và kinh nghiệm của Chương trinh Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam trong hơn 25 năm qua, và ở các nước trên thế giới cho thấy rõ là tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Thành công của công tác TCMR đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. B ằng tiêm chủng vắc xin, tỷ lệ mắc bệnh của nhiều bệnh nhiễm trùng có vắc xin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Chúng ta đã thanh toán được bệnh đậu mùa vào cuối những năm 70, bại liệt vào năm 2000, loại trừ được uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và đang tiến tới loại trừ sởi và khống chế viêm gan B trong vài năm tới. T ỷ lệ mắc các bệnh thuộc tiêm chủng trên 100.000 dân nếu so sánh năm 2010 với năm 1984 thấy: Bệnh Bạch hầu giảm 585 lần, Ho gà giảm 937 lần, Uốn ván sơ sinh giảm 59 lần, Sởi giảm 573 lần. Sau 25 năm triển khai chương trình TCMR ở Việt Nam, ước tính dự phòng cho 6,7 triệu trẻ khỏi mắc bệnh và 43.000 trẻ khỏi bị tử vong do các bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, và sởi. Có thể nói đây là một trong những thành tựu lớn nhất mà ngành y tế Việt Nam đã đạt được trong những năm qua trong bối cảnh Việt Nam còn là một nước nghèo thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Thông qua việc triển khai thành công chương trình tiêm chủng mở rộng và các chương trình y tế khác, Việt Nam đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và đang tiến tới đạt được mục tiêu thứ tư của thiên niên kỷ vào năm 2015 ( Giảm hai phần ba tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn -) . Thành tích này đã được bạn bè quốc tế ca ngợi và khâm phục, và đã được GAVI vinh danh về thành tích suất sắc trong việc làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em tại Hội nghị của GAVI tại Hà Nội tháng 11/2009.
Mục tiêu của tiêm chủng để bảo vệ cá nhân và cộng đồng khỏi các bệnh truyền nhiễm phòng được bằng vắc xin. Mặc dù vắc xin là an toàn, nhưng không phải hoàn toàn không có nguy cơ; phản ứng sau tiêm chủng (PƯSTC) có thể sẽ xuất hiện sau sử dụng vắc xin. Một số người gặp các PƯSTC khác nhau từ phản ứng nhẹ, thông thường đến phản ứng hiếm gặp, nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Hầu hết các trường hợp PƯSTC nặng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có của trẻ. Một số trường hợp PƯSTC có thể do vắc xin hoặc do sai sót trong việc bảo quản, vận chuyển, sử dụng, chỉ định và tiêm chủng vắc xin. Cho dù nguyên nhân của PƯSTC là gì, nó làm cho mọi người lo lắng, từ chối tiếp tục tiêm chủng cho con của họ, dẫn đến trẻ em dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm hơn và thậm chí là đe dọa tính mạng.
là sản phẩm sinh học dùng để tiêm chủng cho các cá thể để tạo ra miễn dịch chủ động bảo vệ chống lại một căn bệnh cụ thể. Vắc xin tương tác với hệ thống miễn dịch và thường tạo ra một đáp ứng miễn dịch tương tự như tạo ra bởi các nhiễm trùng tự nhiên, nhưng không gây bệnh hoặc các biến chứng tiềm tàng cho người nhận. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch khi tiêm chủng. Chúng bao gồm sự có mặt của kháng thể mẹ, bản chất và liều lượng kháng nguyên, đường dùng và sự có mặt của một chất hấp phụ (ví dụ như phức hợp có chứa nhôm) được thêm vào để tăng cường miễn dịch của vắc xin. Các yếu tố như tuổi, yếu tố dinh dưỡng, di truyền và bệnh tật đang mắc phải cũng có thể ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin. Mỗi vắc xin có chứa loại vi sinh vật gây bệnh, hoặc một phần của nó, và thường có hai dạng sống giảm độc lực hoặc bất hoạt (chết) của vi sinh vật, hoặc kháng nguyên độc tố hoặc một trong các protein bề mặt của nó. Vắc xin có thể là đơn giá hoặc đa giá. Một vắc xin đơn giá có chứa một chủng duy nhất của một kháng nguyên duy nhất (ví dụ vắc xin sởi), trong khi một loại vắc xin đa giá có chứa hai hoặc nhiều chủng/ type huyết thanh của kháng nguyên (Ví dụ vắc xin bại liệt). Vắc xin phối hợp có chứa từ hai kháng nguyên trở lên (ví dụ như DTwP, DTP-HepB-Hib). Lợi thế tiềm năng của loại vắc xin phối hợp bao gồm việc giảm chi phí bảo quản và quản lý so với các vắc xin đơn giá, giảm chi phí số lần đi tiêm chủng, cải thiện sự kịp thời của tiêm chủng, và tạo thuận lợi cho việc bổ sung các loại vắc xin mới vào chương trình tiêm chủng. Không có bằng chứng nào cho thấy tiêm các kháng nguyên trong vắc xin kết hợp làm tăng gánh nặng cho hệ thống miễn dịch. Hệ thống này có khả năng đáp ứng hàng triệu kháng nguyên tại một thời điểm. Kết hợp kháng nguyên thường không làm tăng nguy cơ phản ứng bất lợi và trên thực tế, dẫn đến giảm tổng thể các phản ứng bất lợi.
Phản ứng sau tiêm chủng (PƯSTC) là bất kỳ sự kiện sức khỏe nào xảy ra sau tiêm chủng và không nhất thiết phải có mối quan hệ nhân quả với việc sử dụng vắc xin. PƯSTC nhẹ là một sự kiện không phải là “nghiêm trọng” và không là nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của người được tiêm chủng. PƯSTC nặng là một sự kiện gây ra một nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe và tính mạng của người được tiêm vắc xin dẫn đến phải nhập viện, di chứng tàn tật hoặc tử vong khi sinh. Trong năm 2012, Hội đồng các tổ chức quốc tế về khoa học y học (CIOMS) và TCYTTG đã phân loại nguyên nhân cụ thể của PƯSTC như sau:
– Sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên: Là phản ứng gây ra bởi một nguyên nhân khác không phải là do vắc xin, do sai sót tiêm chủng hay do lo lắng khi tiêm chủng, mà là do bệnh lý sẵn có của trẻ.
Phản ứng sau tiêm có thể được phân loại thành phản ứng phổ biến, nhẹ hoặc phản ứng hiếm gặp, nghiêm trọng. Hầu hết các phản ứng vắc xin là nhẹ và tự khỏi. Phản ứng nghiêm trọng là rất hiếm gặp. Mục đích việc tiêm vắc xin là để tạo ra miễn dịch chủ động để dự phòng bệnh. Phản ứng tại chỗ, sốt và các triệu chứng khác là một phần của phản ứng miễn dịch. Ngoài ra, một số thành phần của vắc xin (ví dụ như tá dược nhôm, chất ổn định, chất bảo quản) có thể gây ra phản ứng. Một vắc xin có chất lượng và an toàn sẽ có các phản ứng được giảm tới mức tối thiểu trong khi tạo ra đáp ứng miễn dịch tốt nhất có thể. Phản ứng tại chỗ bao gồm đau, sưng và/hoặc đỏ tại chỗ tiêm và có thể chiếm khoảng 10% số đối tượng đã được tiêm chủng, trừ tiêm DTwP, hoặc uốn ván, những vắc xin có đến 50% có thể có các phản ứng này. BCG gây ra phản ứng tại chỗ bắt đầu như một sẩn da cam, hai hoặc nhiều tuần sau tiêm sẽ trở thành vết loét và lành sau vài tháng, để lại một vết sẹo. Những phản ứng hệ thống bao gồm sốt chiếm tới khoảng 10% đối tượng được tiêm chủng, trừ DTwP chiếm khoảng một nửa số trẻ được tiêm. Những phản ứng thông thường khác (ví dụ như khó chịu, mệt mỏi, chán ăn) cũng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin DTwP. Với vắc xin sống giảm độc lực như sởi/MMR và OPV, các phản ứng toàn thân gây ra từ nhiễm vi rút vắc xin. Vắc xin sởi gây ra sốt, phát ban và/hoặc viêm kết mạc, và xảy ra ở 5-15% đối tượng được tiêm. Biểu hiện bệnh là rất nhẹ so với bệnh sởi “tự nhiên”. Tuy nhiên, đối với người suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, nó có thể trở lên nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Phản ứng với vắc xin quai bị (viêm, sưng tuyến mang tai) và rubella (đau khớp và sưng hạch bạch huyết) gặp ở ít hơn 1% trẻ được tiêm. Vắc xin Rubella gây ra các triệu chứng thường xuyên hơn ở người lớn, với 15% bị đau khớp. Những phản ứng do vắc xin Bại liệt uống ảnh hưởng ít hơn 1% người được uống vắc xin, bao gồm tiêu chảy, nhức đầu và/hoặc đau cơ bắp. Cần lưu ý rằng các tỷ lệ ghi nhận được là dự kiến phản ứng vắc xin hoặc đáp ứng với kháng nguyên vắc xin. Tuy nhiên, trong trường hợp ghi nhận bất kỳ gia tăng đáng kể phản ứng với bất kỳ vắc xin nào, cần điều tra xác định rõ nguyên nhân.
Bảng 1: Các PƯSTC nhẹ, thông thường (Theo TCYTTG)
Bảng 2: Phản ứng sau tiêm chủng hiếm gặp (Theo TCYTTG)
Phản ứng sau tiêm vắc xin ‘Nghiêm trọng’ và ‘nặng’ là phản ứng hiếm gặp thường được sử dụng như nhau nhưng không phải vậy. Một PƯSTC sẽ được coi là nghiêm trọng nếu nó gây ra tử vong, đe dọa tính mạng, đòi hỏi phải nhập viện điều trị hoặc kéo dài thời gian nằm viện, làm kéo dài hoặc đáng kể tình trạng khuyết tật/tàn tật, hoặc đã phải can thiệp để ngăn chặn tổn thương vĩnh viễn. Phản ứng nặng được sử dụng để mô tả mức độ của một sự kiện cụ thể (như nhẹ, trung bình hoặc nặng). Ví dụ, sốt là một sự kiện sức khỏe thông thường, nhưng theo mức độ nghiêm trọng của nó có thể được phân loại như sốt nhẹ hoặc sốt vừa. Sốc phản vệ luôn luôn là một sự kiện nghiêm trọng và đe dọa tính mạng..). Hầu hết các phản ứng vắc xin nặng và hiếm gặp (động kinh, giảm tiểu cầu, Hội chứng giảm trương lực, giảm phản xạ, khóc thét kéo dài) không thành bệnh mãn tính. Sốc phản vệ, trong khi có khả năng gây tử vong, có thể điều trị mà không để lại bất kỳ hậu quả nào. Mặc dù bệnh não được nêu lên như là một phản ứng hiếm khi tiêm chủng vắc xin sởi hoặc vắc xin DTP, tuy nhiên trên thực tế không chắc chắn những vắc xin này có thể gây bệnh não.
GS.TS Nguyễn Trần Hiển
Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Carbohydrate Là Gì ? Carbohydrate Có Tác Dụng Như Thế Nào?
Định nghĩa carbohydrate là gì?
Carbohydrate hay còn gọi là carbs, tên gọi này bắt nguồn từ trong thành phần hóa học có carbon, hydro, oxy. Carbohydrate là bao gồm đường, tinh bột, chất xơ. 3 nguồn năng cung cấp chính cho cơ thể. Chúng ta tìm thấy 3 nguồn năng lượng đó trong các rau củ quả, các loại trái cây, và trong sữa. 3 nguồn năng lượng này còn gọi là chất đa lượng. Để cơ thể hoạt động bình thường thì cần có đủ 3 chất này thông qua việc ăn uống để bổ sung đầy đủ, ngoài ra không tác động nào khiến cơ thể tự sản xuất ra 3 năng lượng này.
Đường: ví dụ như glucose, fructose, galactose và sucrose. là 1 chuỗi ngắn carbohydrate có trong thực phẩm. Người ta tìm thấy trong các loại đường như: đường trắng, nha ngũ cốc, đường mía, mật ong…
Tinh bột: là chuỗi dài glucose, cơ thể nạp glucose bằng cách ăn thức ăn chứa tinh bột và chuyển hóa tinh bột thành glucose. Khi đã có đủ glucose, phần dư chuyển hóa thành glycogen được tích trong cơ.
Chất xơ: năng lượng trong chất xơ không cung cấp trực tiếp mà sản xuất ra axit béo cho 1 vài tế bào để sản sinh năng lượng.
Aldehyde: liên kết đôi giữa 2 nguyên tử Carbon và oxy với Hydro
Ketones: liên kết đôi giữa 2 nguyên tử Cacbon với oxy + 2 nguyên tử Carb bổ sung
Carbohydrate tuy là có gây ảnh hưởng đến việc béo phì, nhưng bên cạnh đó carbohydrate lại có vai trò quan trọng trong cơ thể.
Vai trò của carbohydrate trong cơ thể
Carbohydrate có vai trò quan trọng trong cơ thể bởi nó là chất dinh dưỡng không thể thiếu với sự phát triển của cơ thể..
Carbohydrate tham gia vào cấu tạo cơ thể: Cấu tạo màng tế bào, nhân tế bào, là thành phần cơ bản của mô sụn, da, thành động mạch, van tim, giác mạc…
Carbohydrate tham gia vào hoạt động chức năng của cơ thể: Đó là năng lượng chính cho hệ thần kinh trung ương và năng lượng cơ bắp hoạt động. Chuyển hóa được chất béo một cách tốt hơn, tham gia vào quá trình hoạt động của hệ thần kinh, tạo hồng cầu. Có chức năng miễn dịch sinh sản, dinh dưỡng, chuyển hóa. Chức năng lưu trữ và thông tin di truyền giữa các tế bào.
Chất xơ giúp giảm cholesterol xấu trong máu, giúp tim mạch khỏe hơn, ít mắc bệnh về tim mạch.
Carbohydrate cung cấp và dự trữ năng lượng: đối với người tập thể hình hay người quan tâm đến dinh dưỡng cho cơ thể thì đây là vai trò quan trọng nhất. Khi đường và tinh bột tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành monosaccharides là: glucose chiếm đến 80%, fructose, galactose.
Lợi ích của Carbohydrate dành cho người tập thể hình đó là
Giúp ích cho việc tăng cân
Là nguồn dinh dưỡng tốt
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Tăng năng lượng cùng với đó là cải thiện hiệu suất tập luyện
Tốt cho tim mạch
Tốt cho tinh thần
Đồng hóa hormone và tăng trưởng khối lượng cơ
Carbohydrate có những loại nào ?
Carbohydrate bao gồm nhiều loại khác nhau đó là :
Monosaccharides: là đơn vị đường nhỏ nhất: glucose chiếm đến 80% là năng lượng chính cho tế bào, fructose có trong trái cây, rau củ; galactose có nhiều trong các loại sữa.
Disaccharides: là liên kết 2 phân tử monosaccharides với nhau: Ví dụ: Lactose có nhiều trong sữa được tạo ra từ 2 phân tử glucose và galactose. Sucrose có nhiều trong đường được tạo ra từ glucose và fructose.
Polysaccharides: kết hợp 2 chuỗi monosaccharides trở lên. Chứa hàng trăm ngàn monosaccharides có thể phân nhánh hoặc không.
Carbohydrate đơn và phức ?
Carbohydrate đơn và phức có thể bạn đã được nghe nhưng chưa hiểu nó cụ thể thế nào:
Simple Carb (Carb đơn): chỉ monosaccharides, disaccharides: chủ yếu là đường, nó giúp năng lượng nhiều trong một thời gian ngắn nhưng lại mau sụt giảm khiến cơ thể mau đói hơn. Ví dụ như có trong các món ăn như: bánh ngọt, bánh mì, nước ngọt, socola, cocacola…
Complex Carb (Carb phức): là những thức ăn chứa nhiều chất xơ, vitamin, đặc biệt có trong trái cây, rau xanh. Ví dụ: chuối, khoai tây, cơm, dâu tây, rau củ quả các loại…
Carbohydrate tốt hay xấu ?
Như đã nói qua, carbohydrate rất quan trọng đối với cơ thể,, nhưng bên cạnh đó nó cũng ảnh hưởng khá nhiều cho sức khỏe con người. Vậy trả lời cho câu hỏi carbohydrate tốt hay xấu thì câu trả lời là cả 2.
Carb tốt là khi bạn chọn đúng với cơ thể cần, giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất: Ví dụ như chọn thức ăn chứa nhiều chất xơ, giúp cơ thể hấp thụ chậm hơn: ngũ cốc, trái cây, đậu, hạt nguyên cám, bánh mì đen, một số loại rau… Bên cạnh đó cần dựa vào lượng chất xơ, càng nhiều chất xơ càng có lợi cho sức khỏe.
Tức là cần 14g chất xơ cho 1000 calo nạp vào cơ thể.
Carb xấu là gì ?
2 loại carb xấu cần tránh là đường và tinh bột.
Đường và tinh bột cung cấp năng lượng Glucose tức thời. Đường cung cấp calo nhưng không có giá trị dinh dưỡng, dễ tăng cân.
Phân biệt Carb tốt và Carb xấu ?
Để biết được tốt hay xấu chúng ta phân biệt bằng cách lựa chọn thực phẩm chứa đúng carbohydrate cần:
Carb tốt là khi lựa chọn thức ăn có nhiều chất xơ, tránh tăng đột ngột lượng đường trong máu:
Hàm lượng dinh dưỡng cao
Giàu chất xơ
Ít Natri
Giàu chất béo bão hòa
Không chứa đường tinh luyện
Carb xấu là những loại thức ăn chứa Carb tinh chế như bánh mì trắng, nước ngọt, đường.
Lời kết :
Thường Xuyên Ăn Đậu Bắp Mỗi Ngày Bạn Sẽ Thấy Được Lợi Ích Không Ngờ
Đậu bắp còn có nhiều tên gọi khác như mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê, là loại cây có nguồn gốc từ Tây Phi. Ở nước ta, đậu bắp được trồng ở nhiều nơi nhưng tập trung ở các tỉnh phía Nam.
Đậu bắp rất giàu giá trị dinh dưỡng và chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Trong 100g đậu bắp sẽ cung cấp cho bạn 87mcg folate (rất cần thiết cho bà bầu mang thai giai đoạn đầu), 75mg canxi, 57mg magie, 21mg vitamin C, 3.2g chất xơ, 2g chất đạm. Nếu bổ sung thực phẩm này trong chế độ ăn uống hàng ngày, chắc chắn bạn sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe đến không ngờ.
Giúp ngăn ngừa chứng táo bón
Đậu bắp giàu chất nhầy nên trong quá trình chuyển hóa “bắt giữ” những phân tử cholesterol cùng độc chất phát sinh rồi “áp giải” ra ngoài cơ thể qua đường bài tiết.
Do chứa hàm lượng nước cao, đậu bắp còn giúp cơ thể tránh được tình trạng táo bón và đầy hơi. Đậu bắp khi vào hệ tiêu hóa sẽ là “mảnh đất màu mỡ” cho những loại vi khuẩn có lợi (probiotics) và nó có thể sánh ngang tầm với sữa chua.
Chống mệt mỏi và tăng sức bền
Nghiên cứu cho thấy đậu bắp chứa vitamin C và các chất chống oxy hóa. Chúng sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và bảo vệ bạn trước những căn bệnh như cảm cúm, cảm lạnh. Đậu bắp giúp giảm mức độ mệt mỏi, đồng thời rút ngắn thời gian phục hồi đáng kể. Trong chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh, việc thường xuyên ăn đậu bắp giúp bạn có thể tập thể dục trong thời gian dài hơn và cần ít thời gian hơn để phục hồi.
Giúp xương chắc khỏe
Nước đậu bắp sẽ giúp xương chắc khỏe và ngăn loãng xương. Mật độ xương sẽ tăng lên nếu bạn uống nước này thường xuyên.
Giảm nguy cơ hen suyễn
Nhiều người cho hay nước ép đậu bắp có thể giảm nguy cơ lên cơn hen suyễn ở những người bị hen suyễn.
Với những gì chúng tôi chia sẻ, hy vọng các bạn có thể thấy được những lợi ích khi ngâm đậu bắp qua đêm uống vào buổi sáng và áp dụng cách này để giúp tăng cường sức khỏe.
Thai kỳ khỏe mạnh
Đậu bắp sẽ đảm bảo thai phụ có một thai kỳ khỏe mạnh vì nó có chứa lượng lớn vitamin B, rất quan trọng cho việc thúc đẩy một thai kỳ khỏe mạnh.
Ngoài ra, chất folate trong đậu bắp giúp giảm các khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh, giúp một em bé phát triển bình thường. Ổn định đường trong máu
Đậu bắp rất giàu chất xơ, rất có tốt cho cơ thể. Chất xơ rất cần thiết cho việc duy trì nồng độ cholesterol khỏe mạnh, hỗ trợ tiêu hóa tốt và ổn định lượng đường trong máu.
Hỗ trợ điều trị bệnh thận
Một nghiên cứu năm 2005 phát hiện ra rằng những người ăn đậu bắp cải thiện chức năng thận. Với tác dụng lợi tiểu, nếu ăn đậu bắp hàng ngày sẽ giúp cơ thể giải độc thận.
Ngăn ngừa bệnh gan
Một nghiên cứu 2011 cho thấy đậu bắp có khả năng ngăn ngừa bệnh gan nhờ chất chống oxy hóa trong đậu bắp.
Cải thiện tâm trạng
Một nghiên cứu từ Đại học Khoa học y Mazandaran cho thấy đậu bắp có khả năng cải thiện tâm trạng, rất hữu ích cho những người đang bị trầm cảm.
Giúp làm trắng và mịn da
Vitamin C và K trong đậu bắp cũng giúp giữ cho làn da của bạn tươi trẻ và khỏe mạnh. Các vitamin khác có mặt trong đậu bắp cũng giúp hỗ trợ sự tăng trưởng và sửa chữa các mô trong cơ thể, thúc đẩy sự hình thành collagen và sắc tố da, giúp trẻ hóa làn da bị hư hại.
Tăng cường thị lực
Lượng vitamin A và vitamin C có nhiều trong đậu bắp cũng giúp tăng cường thị lực.
Giúp tóc xanh, bóng mượt
Cắt đậu bắp thành những miếng nhỏ rồi đun sôi và để nguội. Sau đó, trộn nước đậu bắp với nước cốt chanh rồi thoa lên mái tóc như là hỗn hợp dầu gội đầu. Khoảng 20 phút sau thì gội đầu với nước sạch
Giúp cải thiện sinh lý cho quý ông
Một nghiên cứu gần đây cho hay, đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, gây cương cứng cho quý ông.
Cần lưu ý
Do đậu bắp có tính mát, những ai hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy không nên dùng đậu bắp và khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.
Theo Khỏe & Đẹp
Các tin đã đưa
Cập nhật thông tin chi tiết về Top 10 Carbohydrates Có Lợi Cho Cơ Bắp trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!