Hiện tượng thần bí như bóng đè đã được rất nhiều nhà khoa học giải thích rằng đây chỉ là một triệu chứng của bệnh rối loạn giấc ngủ.
Hiện tượng bóng đè tuy không có tổn thương thực thể, nhưng gây bức xúc về tâm lý.
Bóng đè có thể diễn ra trong vài phút nhưng cũng có thể lâu hơn 30 phút. sau khi kết thúc hiện tượng bóng đè, họ sẽ cảm thấy toàn thân mệt mỏi, rã rời và ướt đẫm mồ hôi,
Bóng đè thường xảy ra trong giai đoạn cuối của giấc ngủ. Khi bị bóng đè thì bạn tạm thời bị bất động là do một cơ chế bảo vệ đã ngăn cản hệ vận động, không cho hệ thực hành mệnh lệnh của vỏ não đã ban ra trong giấc mơ. Nó giống như hệ thống rơle tự ngắt vậy.
Có người cứ ngủ đến khoảng nửa đêm là bị “bóng đè” không sao nhúc nhích được, cứ cố vùng vẫy thì lại càng bị ‘giữ chặt’. Thấy họ bị ú ớ, người nằm cạnh lay mãi mới tỉnh. Vì không kiểm soát được giấc ngủ của mình, nên nhiều người đã không biết mình bị “bóng đè” khiến mệt mỏi khó thở lúc ngủ mà cứ nghĩ căn nhà bị ma ám, quỷ ám…
Có những người bị rơi vào cảm giác như thấy mình bị rơi từ trên cao xuống vực, hoặc thấy bị ai đó bóp cổ, bị chó đuổi, rắn tấn công…muốn chạy mà không nhúc nhích nổi. Có người khi bị bóng đè cảm thấy như nghe có sức mạnh đè lên nguời mà không thể nào đẩy ra được, khó thở, có khi bị ảo giác nhìn thấy những hình ảnh khủng khiếp, hoặc nghe được âm thanh bí ẩn. Có người còn thấy hình như có ai đó đứng, ngồi bên cạnh hay cảm giác như bị đẩy ngã ra khỏi giường.
Có những người đang ngủ, chợt thức giấc và nhận ra mình đang ngừng thở, người tê cứng, như bị ai trói chặt, không thể nhúc nhích được, như có vật gì rất nặng đè lên ngực. Ý thức bản năng cố hết sức để vùng vẫy, đẩy cái “vật nặng” ấy ra nhưng các cơ thể không chịu nghe lời. Trong hoảng loạn, muốn gọi người bên cạnh lay giúp để thoát khỏi trạng thái đáng sợ đó nhưng chỉ có thể phát ra những tiếng ú ớ nhỏ. Thường phải tự vật lộn một lúc lâu, mới “hất” được “vật nặng”, thở hổn hển vì mệt và sợ.
Bóng đè là hiện tượng vô cùng phổ biến
Thống kê cho thấy khoảng 40% người trên thế giới gặp phải hiện tượng tay chân tê liệt trong giấc ngủ, thậm chí họ còn nhìn thấy rõ người vào phòng, lơ lửng trên đầu nhưng không thể nào mở được mắt. Cảm giác khó chịu, ma mị này khiến người ta cho rằng do ma quái mà nên.
Giải mã hiện tượng “bóng đè” trong giấc ngủ theo góc nhìn khoa học
Theo nghiên cứu, cảm giác có ai đó ở trong phòng, đang ngồi trên ngực bạn đều là ảo giác. Lí do là bộ não của bạn đng có phản ứng khi tiếp nhận sự can thiệp bất ngờ vào vùng chứa “bản đồ” thần kinh của cơ thể.
Lí giải điều này là do khi bóng đè, vùng thùy đỉnh chịu trách nhiệm theo dõi các tế bào thần kinh trong não sẽ tự động phát tín hiệu cử động, nhưng lại không gây chuyển động ở tứ chi khiến chúng tê liệt.
Theo đó, các hóa chất này sẽ bắt đầu tác dụng trong khoảng 90 phút sau khi ngủ, khiến não bị kích động, giấc mơ hình thành và cơ thể bị kiểm soát tứ chi. Từ đó, não bộ của bạn sẽ hình thành những hình ảnh kinh dị nhất mà chúng ta gọi chung là “bóng đè”.
Giáo sư Patricia Brooks và John Peever của Đại học Toronto (Canada) đã nghiên cứu và chỉ ra tên của hóa chất này là GABAB và GABAA/glycine. Hai loại chất này đã dẫn tới tình trạng rối loạn giấc ngủ, khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái mơ mộng, nói nhảm hay hành động trong khi ngủ.
Hiện nay, nghiên cứu này vẫn được duy trì, và họ dự báo 80% người thường xuyên rối loạn trong giấc ngủ sẽ có khả năng cao phát bệnh thoái hóa thần kinh, đặc biệt là hội chứng Parkinson trong tương lai.
Hương Trần