Sao Trương Tốt Hay Xấu / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Gdcn.edu.vn

Ngày Trùng Cửu Tốt Hay Xấu, Có Nên Khai Trương, Động Thổ Không?

Ngày trùng cửu tốt hay xấu? Ngày trùng cửu là ngày gì?

Tết Trùng Cửu hay còn gọi là ngày Trùng Cửu, chính là ngày mồng 9 tháng 9 Âm lịch.

Theo phong tục tập quán, ngày Trùng Cửu 9/9 còn có thể gọi bằng nhiều tên khác như Tết Trùng Dương hoặc tết Hoa Cúc. Sở dĩ gọi là Tết Trùng Cửu bởi nó có sự lặp lại của 2 số 9 – con số tượng trưng cho sự trường thọ. Ở Việt Nam, Tết Trùng Cửu là một ngày mang nhiều ý nét đẹp về văn hóa.

Tết Trùng Cửu cũng có thể được hiểu là “Từ thanh”, mang ý nghĩa là “tạm biệt cỏ xanh”. Bởi sau ngày Trùng Cửu sẽ là đánh dấu mùa đông đến, cây cối sẽ không có sức sống, không thích hợp để đi vui chơi dã ngoại, nên ngày Tết TrùnG Cửu chính là cơ hội cuối cùng để mọi người đi chơi trước khi tiết đông sang.

Tết Trùng Cửu 2023 ngày nào? Nguồn gốc của Tết Trùng Cửu

Tết Trùng Cửu, ngày Trùng Cửu bắt nguồn từ đâu? Có rất nhiều điển tích về ngày Tết này, nhưng nổi bật nhất chính là:

Đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: “Ngày mùng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn”. Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy, và thật sự khi trở về đến nhà thì thấy heo, chó, gà vịt trong nhà bị dịch chết hết. Chính vì kỳ tích này, nên ngày 9/9 Âm Lịch hàng năm người ta thường bỏ nhà lên núi, tạm lánh nạn, và lâu dần thành tục lệ, gọi là Tết Trùng Cửu.

Cuối đời nhà Hạ (2205 – 1818 TCN), vua Kiệt dâm bạo tàn ác nên Thượng Đế đã giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước để răn đe, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều rủ nhau mang thực phẩm lên núi cao để lánh nạn.

Đời Hán Văn Đế (176 – 156 TCN), vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy. Sau đến đời nhà Đường (618 – 907), ngày 9/9 này trở thành Tết Trùng Cửu, các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.

Ngày trùng cửu có tốt không?

Vậy ngày trùng cửu có tốt không? Dù có nhiều điển tích khác nhau về ngày Trùng Cửu, cả tốt cả xấu nhưng hiện nay, theo quan điểm của nhiều người thì Tết Trùng Cửu được coi là ngày đẹp, và cũng là ngày tết của người già, dịp mà mọi người biểu đạt lòng tôn kính đối với người cao tuổi, chúc các cụ sống lâu, khỏe mạnh.

Ngoài ra, 2 con số 9 9 – “cửu cửu 九 九” đồng âm với “cửu cửu 久 久”, ngụ ý là lâu dài, trường thọ nên đây cũng được coi là một ngày may mắn, tốt đẹp. Hàng năm, cứ đến dịp Tết Trùng Cửu là nhiều người Trung Quốc lại dìu dắt nhau đi leo núi, ngắm hoa cúc, ăn bánh bò…

Ngày trùng cửu nên khai trương, động thổ? Số 9 là con số đem lại nhiều điềm báo may mắn và đây đã và đang được coi là ngày đẹp nhất trong năm. Chính vì vậy chọn khai trương, động thổ vào ngày này rất tốt, sẽ đạt được sự thành công, vững bền lâu dài. Thêm vào đó, nếu sinh con ngày trùng cửu thì cũng được phán đoán rằng tương lai bé lớn lên sẽ rất thông minh, tài giỏi nữa đấy.

Nên làm gì vào ngày Tết Trùng Cửu? Leo núi vào ngày Trùng Cửu

Nhân dịp tết Trùng Cửu, nhiều người thường đến vùng ngoại thành để leo núi, thưởng ngoạn phong cảnh, hít thở bầu không khí trong lành. Đây là ngày đẹp cuối cùng trong năm, đi chơi, dã ngoại rất phù hợp, bởi những ngày tháng sau đó trong năm thời tiết đã xấu dần, mọi người sẽ ít đi du ngoạn hơn.

Uống trà Cắm hoa cúc ngày Trùng Cửu

Do hoa Cúc gắn với điển tích về ẩn sĩ Đào Uyên Minh 陶 渊 明 rượu vào là thơ ra, lại rất yêu hoa cúc trong ngày Trùng Cửu. Nên từ đó đến nay, người ta thường lựa chọn cắm hoa cúc vào ngày Tết Trùng Cửu hoặc uống trà hoa cúc để vừa đem lại may mắn, vừa phòng ngừa được dịch bệnh. Ngoài ra, hoa cúc được xem là loài hoa tượng trưng cho sự cao thượng, đại diện cho tình bạn và nét nho nhã của danh sĩ thời xưa.

Ăn bánh cao vào ngày Tết Trùng Cửu

Vào ngày Tết Trùng Cửu người dân thường ăn bánh cao. Bánh này được nấu từ bột gạo xay, sau đó nấu cùng nước đường đỏ rồi hấp chín lên. Bánh có hình dạng 9 tầng như tòa bảo tháp. Bánh này tượng trưng cho số 9, trên cùng của chiếc bánh người thợ cho điểm to thêm cành phù du hoặc 2 con dê với ý nghĩa là món ăn dành cho Tết Trùng Cửu.

Hiếu kính với cha mẹ trong ngày Trùng Cửu

Ngày Tết Trùng Cửu còn là ngày của người già. Sau khi hoa màu được thu hoạch hết vào mùa thu thì con cháu trong nhà có nhiều món ngon để dâng tặng cho cha mẹ, ông bà. Nhân ngày này cũng có thể tặng tiền cho đấng sinh thành để hưởng thụ tuổi già.

Mua vàng ngày Trùng Cửu để may mắn Ném quả cam trong ngày Cửu Trùng Thiên

Có một tương truyền khá đặc biệt về quả cam vàng, rằng nếu ném quả cam trong ngày Trùng Cửu thì có thể đẩy được những điều không may ra ngoài đồng thời những điều may mắn sẽ tới. Đừng quên rằng trước khi ném thì hãy đọc nhỏ những hy vọng của bản thân về sức khỏe, công việc, cuộc sống hoặc tình duyên,…hoặc có thể viết trực tiếp những ước nguyện nên vỏ cam rồi ném ra ngoài.

Xem Ngày Khai Trương Buôn Bán, Mở Hàng Tốt Xấu 2023

Ngày khai trương chính là ngày đầu tiên mở cửa hoạt động kinh doanh của các công ty, quán ăn, cửa hàng, quán cà phê,… Để mua bán thuận lợi, may mắn thì người chủ cần phải xem ngày để chọn được ngày tốt để mở hàng. Ngày mở hàng buôn bán phải chọn là ngày có trường khí cát lợi nhất và là ngày đại cát đại lợi nhất.

2. Cách xem ngày tốt xấu mở hàng 2.1 Những ngày tốt khai trương bạn nên chọn 2.1.1 Ngày Đại An – Ngày hoàng đạo để khai trương

Ngày tốt đầu tiên mà bạn nên chọn cho ngày khai trương theo tuổi của mình là ngày Đại An. Đây là ngày mang lại nhiều may mắn, thuận lợi.

2.1.2 Ngày Tiểu Cát – Ngày tốt hợp tuổi khai trương 2.1.3 Ngày Tốc Hỷ – Ngày hoàng đạo hợp tuổi để mở hàng khai trương 2.2 Những ngày mở hàng khai trương buôn bán xấu mà bạn nên tránh

Bên cạnh những ngày đẹp hoàng đạo, thuận lợi, bạn cũng cần cẩn thận tránh những ngày hắc đạo, điển hình là các ngày: Tam Nương, Nguyệt Kỵ, Dương Công Kỵ, Thọ Tử, Sát Chủ Dương, Vãng Vong. Cùng tìm hiểu kỹ hơn những ngày này ngay sau đây

2.2.1 Ngày Tam Nương – Ngày hắc đạo nên tránh khi khai trương

Theo tín ngưỡng của người Trung Quốc thì ngày Tam Nương là những ngày xấu, làm gì vào ngày này đều không suôn sẻ và dẫn đến thất bại. Ngày Tam Nương là các ngày như mùng 3, 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch của mỗi tháng. Vì đây được xem là ngày đại kỵ nên khi xem ngày giờ khai trương theo tuổi , bạn cần tránh những ngày này. Nếu không thì làm ăn kinh doanh dễ bị thua lỗ, gặp nhiều điều xui xẻo và có thể là phá sản.

2.2.2 Ngày Xích Khẩu

Theo như phân tích của chiết tự từ thì Xích có nghĩa là màu đỏ và Khẩu có nghĩa là miệng. Và Xích Khẩu có nghĩa là sự bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, các trao đổi không đi đến thống nhất và khiến công việc trì trệ, không thuận lợi. Vì vậy ngày Xích Khẩu là một ngày xấu, ngày đại kỵ mà bạn không nên chọn để mở hàng buôn bán hay kinh doanh.

2.2.3 Ngày Không Vong 2.2.4 Ngày Dương Công Kỵ

Mỗi tháng sẽ có một ngày hắc đạo Dương Công Kỵ tính theo lịch âm như sau:

Tháng 1: ngày 13

Tháng 2: ngày 11

Tháng 3: ngày 9

Tháng 4: ngày 7

Tháng 5: ngày 5

Tháng 6: ngày 3

Tháng 7: ngày 08, 29

Tháng 8: ngày 27

Tháng 9: ngày 25

Tháng 10: ngày 23

Tháng 11: ngày 21

Tháng 12: ngày 19

2.2.5 Ngày Thọ Tử

Tháng 1: ngày Bính Tuất

Tháng 2: ngày Nhâm Thìn

Tháng 3: ngày Tân Hợi

Tháng 4: ngày Đinh Tỵ

Tháng 5: ngày Mậu Tý

Tháng 6: ngày Bính Ngọ

Tháng 7: ngày Ất Sửu

Tháng 8: ngày Quý Mùi

Tháng 09: ngày Giáp Dần

Tháng 10: ngày Mậu Thân

Tháng 11: ngày Tân Mão

Tháng 12: ngày Tân Dậu

2.2.6 Ngày Sát chủ dương

Một ngày hắc đạo nữa cần tránh là các ngày sát chủ dương. Những ngày này sẽ dễ rơi vào các ngày:

Tháng 1: gặp ngày Tý

Tháng 2, tháng 3, tháng 7, tháng 9: gặp ngày Sửu

Tháng 4: gặp ngày Tuất

Tháng 11: gặp ngày Mùi

2.2.7 Ngày Vãng Vong (Lục Sát)

Đây là ngày Bách Kỵ và tính theo âm lịch sẽ là các ngày sau trong tháng:

Tháng 1: ngày Dần

Tháng 2: ngày Tỵ

Tháng 3: ngày Thân

Tháng 4: ngày Hợi

Tháng 5: ngày Mão

Tháng 6: ngày Ngọ

Tháng 7: ngày Dậu

Tháng 8: ngày Tý

Tháng 9: ngày Thìn

Tháng 10: ngày Mùi

Tháng 11: ngày Tuất

Tháng 12: ngày Sửu

3. Những lưu ý khi chọn ngày giờ tốt để mở hàng 4. Phong Thủy Tam Nguyên – Dịch vụ tư vấn xem ngày tốt khai trương hợp tuổi

Ngoài là đơn vị tư vấn dịch vụ xem ngày, Tam Nguyên còn là đơn vị được nhiều người tin cậy về tư vấn phong thủy, tư vấn thiết kế công năng, tư vấn hồ sơ phong thủy,… Đến với Tam Nguyên, nhất định bạn sẽ nhận được sự tư vấn tận tình, sát sao về các vấn đề tâm linh, phong thủy, vận số,… và đặc biệt là xem ngày đẹp khai trương chuẩn.

Khi bạn sử dụng dịch vụ xem ngày đẹp khai trương của Tam Nguyên, bạn cần cung cấp những thông tin sau:

Họ tên đầy đủ của chủ cửa hàng (họ tên đầy đủ của người chủ cửa hàng)

Năm sinh (nếu có đủ ngày tháng năm sinh càng tốt)

Giới tính: nam, nữ

Họ tên, ngày tháng năm sinh các thành viên góp vốn

Địa chỉ đang ở hiện tại

Hướng cửa hàng: Hướng cửa hàng (bao nhiêu độ), có tọa độ GPS càng tốt

Thời điểm mong muốn làm lễ : Tháng mấy trong năm

Sau khi cung cấp những thông tin trên cho đội ngũ tư vấn, khoảng 2-3 ngày sau, bạn sẽ nhận được kết quả bao gồm các thông tin:

Năm tháng ngày giờ cát lợi

Cách thức và nghi lễ

Tuổi mở hàng để may mắn, tài lộc

Tư vấn đội nhóm làm việc

Tư vấn cách bài trí và kích hoạt tài lộc cho Ban Thần Tài

Ngày Tốt Xấu Có Thật Hay Là Không Làm Sao Để Biết Ngày Tốt Xấu

Thời xưa, mặc dầu có người tin, có người không tin, toà Khâm thiên giám ban hành “Hiệp kỷ lịch”, mà số người biết chữ Hán khá nhiều nên phần đông các gia đình cứ dựa vào đó mà tự chọn ngày giờ. Thời nay, rải rác ở các làng xã, còn sót lại một vài người còn biết chữ Hán nhưng sách vở cũ hầu như không còn, các gia đình muốn xem ngày giờ để định liệu những công việc lớn đành mất công tốn của tìm thầy. Khốn nỗi, mỗi thầy phán một cách, chẳng biết tin ai.

Viết về phong tục cổ truyền mà cố tình lảng tránh vấn đề này, ắt không thoả mãn yêu cầu của số đông bạn đọc, vì lễ cưới, lễ tang, xây nhà dựng cửa, khai trương, xuất hành… còn nhiều ngươi, nhiều nơi chú trọng ngày lành. Đó là một thực tế. Ngặt vì có một số người bài bác hẳn, cho là gieo rắc mê tín dị đoan; một số khác lại quá mê tín, nhất là việc lớn việc nhỏ, việc gì cũng chọn ngày, từ việc mua con lợn, làm cái chuồng gà, cắt tóc cho con, đi khám bệnh… mọi điều may rủi đều đổ lỗi cho việc không chọn ngày, chọn giờ.

Một số đông khác tuy bản thân không tin nhưng chiều ý số đông, làm ngơ để cho vợ con đi tìm thầy lễ, thầy cúng định ngày giờ xét thấy không ảnh hưởng gì nhiều, hơn nữa, để tránh tình trạng sau này lỡ sẩy ra sự gì không lành lại đổ lỗi cho mình “Báng”. Thế tất một năm, năm mười năm, đối với một người đã đành, đối với cả nhà, cả chi họ làm sao hoàn toàn không gặp sự rủi ro!. ngày tốt, ngày xấu về khí hậu thời tiết thì dự báo của cơ quan khí tượng là đáng tin cậy nhất. Khoa học đã dự báo được hàng trăm năm những hiện tượng thiên nhiên như nhật thực, nguyệt thực, sao chổi, sao băng… chính xác đến từng giờ phút. Nhưng tác động của tự nhiên sẽ tạo nên hậu quả xấu đối với từng người, từng việc, từng vùng ra sao, đó còn là điều bí ẩn. thời xưa, các bậc trí giả tranh cãi nhiều vẫn chưa ngã ngũ nên ai tin cứ tin, ai không tin thì tuỳ “Linh tại ngã, bất linh tại ngã” (cho rằng thiêng cũng đã tự mình ra, cho rằng không thiêng, cũng tự mình ra), “Vô sư vô sách, quỉ thần bất trách” (không biết vì không có thầy, không có sách, quỷ thần cũng không trách).

Thực tế, có ngày mọi việc mọi điều đều thành công, nhiều điều may mắn tự nhiên đưa tới; có ngày vất vả sớm chiều mà chẳng được việc gì, còn gặp tai nạn bất ngờ. Phép duy vật biện chứng giải thích đó là qui luật tất nhiên và ngẫu nhiên. Trong tất nhiên có yếu tố ngẫu nhiên, trong ngẫu nhiên cũng có yêú tố tất nhiên. Lý luận thì như vậy nhưng có bạn đọc cũng muốn biết cụ thể trong tháng này, ngày nào tốt, ngày nào xấu, ngày nào tốt cho việc làm nhà, cưới vợ, tang lễ phải chánh giờ nào…Đa số bà con ta vẫn nghĩ “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nhất là khi điều khiêng đó không ảnh hưởng gì mâý tới công việc cũng như kinh tế…

Thời xưa, mặc dầu có người tin, có người không tin, toà Khâm thiên giám ban hành “Hiệp kỷ lịch”, mà số người biết chữ Hán khá nhiều nên phần đông các gia đình cứ dựa vào đó mà tự chọn ngày giờ. Thời nay, rải rác ở các làng xã, còn sót lại một vài người còn biết chữ Hán nhưng sách vở cũ hầu như không còn, các gia đình muốn xem ngày giờ để định liệu những công việc lớn đành mất công tốn của tìm thầy. Khốn nỗi, mỗi thầy phán một cách, chẳng biết tin ai. Đã có trường hợp, bốn ông bà thông gia vì việc chọn ngày tốt xấu, tuổi hợp tuổi xung, tranh cãi nhau phải chia tay để lại mối hận tình. Gần đây trên thị trường xuất hiện cuốn sách viết về cách xem ngày tính giờ. Cũng có tác giả có kiến thức, có tư liệu, viết rất thận trọng, nhưng ngược lại có người viết rất cẩu thả, dựa theo thị hiều thương trường, vô căn cứ với động cơ kiếm tiền bất chính.

Có cuốn sách tốt xấu, thực hư lẫn lộn, không có tên nhà xuất bản, không có tên tác giả, không ghi xuất xứ của tư liệu…Cùng một ngày, cuốn này, ghi nên xuất hành, cưới hỏi, cuốn khác ghi kỵ xuất hành, cưới hỏi, làm người xem rất hoang mang. “Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”, biết tin vào đâu? Biết tìm ai mà hỏi? Để đáp ứng nhu cầu của một số bạn đọc, chúng tôi xin trích dẫn một số tư liệu khoa học và toàn văn bài “Xem ngày kén giờ” của học giả Phan kế Bính đăng trong cuốn “Việt Nam phong tục”xuất bản năm 1915, tái bản năm 1990 và chúng tôi xin có phần chủ giải (cũng bằng những câu hỏi). Nhưng trước khi xem nên nhắc lại các bạn: “Khi gia đình có việc hệ trọng, cần nhiều người tham dự thì càng thận trọng càng hay, nhưng chớ quá câu nệ nhiều khi nhỡ việc. Mỗi người một thuyết, mỗi thầy một sách, rối rắm quá, có khi cả tháng không chọn được ngày tốt. Xem như trong cuốn “Ngọc hạp kỷ yếu” không có một ngày nào hoàn toàn tốt, hoặc hoàn toàn xấu đối với mọi người, mọi việc, mọi địa phương.

Nghiên cứu về sự chết và tỷ lệ chết của con người, thấy có nhiều biến đổi tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây chết. Thí dụ: Vào khoảng 3-4 giờ sáng áp suất máu thấp nhất, não được cung cấp lượng máu ít nhất nên người bệnh hay bị chết nhất. Các cơn động kinh thường có giờ. Bệnh nhân hen cũng thườg lên cơn hen về đêm vào khoảng 2-4 giờ sáng (trùng với thời gian bài tiết cóc- ti-cô-ít ra nước tiểu xuống tới mức thấp nhất). Cơn hen về đêm nặng hơn cơn hen ban ngày. Những biến đổi có tính chất chu kỳ hàng năm thì có nguy cơ chết về đau tim cao nhất là vào tháng giêng đối với một số nước ở bán cầu phía Bắc. Cao điểm hàng năm của các vụ tự tử ở bang Min-ne-so-ta cũng như ở Pháp là vào tháng 6. Hai nhà khoa học An-đơ-lô-ơ và Mét đã phân tích 3620 trường hợp tai nạn lao động và thấy làm ca đêm ít tai nạn hơn làm ca sáng và chiều.

Ngày vận hạn của mỗi người: Trên cơ sở tính toán ảnh hưởng của các yết tố vũ trụ lên trái đất và bằng phương pháp tâm sinh lý học thực nghiệm, người ta đã rút ra kết luận là từ khi ra đời, cuộc sống của mỗi người diễn ra phù hợp với ba chu kỳ riêng biệt: Chu kỳ thể lực: 23 ngày, chu kỳ tình cảm 28 ngày, chu kỳ chí tuệ 33 ngày. Mỗi chu kỳ gồm hai bán chu kỳ dương và âm. Bán chu kỳ dương (1/2 số ngày của đầu chu kỳ) được đặc trưng bằng sự tăng cường khả năng lao động. Còn bán chu kỳ âm (1/2 số ngày cuối chu kỳ)thì các hiện tượng đều ngược lại. Cả ba chu kỳ trên đều chuyển tiếp từ bán chu kỳ dương sang bán chu kỳ âm. Ngày trùng với điểm chuyển tiếp này là ngày xấu nhất của mỗi chu kỳ. Thực tế đã chứng minh: Đối với chu kỳ tình cảm, vô cớ. Đối với chu kỳ trí tuệ, đó là ngày đãng trí, khả năng tư duy kém. Đặc biệt đối với chu kỳ thể lực, đó là ngày thường sảy ra tai nạn lao động. Đối với hai chu kỳ, số ngày chuyển tiếp trùng nhau chỉ xảy ra một lần trong một năm.

Sao Thiên Hư Ở Cung Mệnh Là Tốt Hay Xấu?

Sao Thiên Hư trong tử vi có đặc tính: Thường hay phiền não, bi quan, ưu tư, thích phá tán và xui xẻo

Tên gọi tắt thường gặp của sao Thiên Hư là Hư

Đây là một phụ Tinh. Là một trong 2 sao trong bộ đôi sao Thiên HưThiên Khốc. Và được gọi tắt với tên gọi là Khốc Hư. Một trong 6 sao này thuộc bộ Lục Bại Tinh sẽ bao gồm các sao đó là Tiểu Hao, Tang Môn, Đại Hao, Bạch Hổ, Thiên Khốc hay Thiên Hư (được gọi tắt với tên gọi là Song Hao Tang Hổ Khốc Hư).

Thiên Hư là một sao ưa sự ưu tư, thích âu sầu, vì vậy khi tọa thủ Mệnh thì có màu da xanh, phần mắt có quầng đen, với diện mạo buồn tẻ, và khuôn mặt rất thiếu khí sắc, với ánh mắt kém thần, và thường hay trông xuống, và không trông xa.

Vì Sao Thiên Hư trong tử vi là bại tinh và là một ngôi sao âu sầu, Thiên Hư thường có nghĩa:

Thể hiện sự u buồn, hay ủy mị và rất phiền muộn, đa sầu.

Hay bi quan và bị yếm thế.

Dễ đãng trí, thường nghĩ đây quên đó.

Hay hốt hoảng và hoang mang.

Thường ăn nói sai ngoa.

Sao Thiên Hư ở mệnhlà tượng trưng cho những giọt nước mắt, ưa lo buồn, dễ gặp xui xẻo. Chỉ khi ở riêng hai vị trí đó là Tý và Ngọ thì sẽ có ý nghĩa tốt:

Sẽ có chí lớn, lòng quyết tâm cao độ.

Có tài chương lỗi lạc, đặc biệt nhất đó là là tài hùng biện, khả năng ăn nói năng đanh thép và rất hùng hồn.

Có năng khiếu hoạt động chính trị sâu sắc.

Ý nghĩa này sẽ càng rõ rệt hơn khi sao này khi đi kèm với cát tinh.

Khi Thiên Hư ở hãm địa, Thiên Hư sẽ chủ về sự khốn khổ, và sự đau buồn trong tâm hồn, cũng như sự xui xẻo dưới nhiều hình thức và sự yểu.

Khi nằm ở tại Thìn, Tuất thì thường hay mắc nạn và khá vắn số.

Thiên Hư khi đi cùng với các sao như Kiếp, Phù, Cự, Khách, Nhật cuộc đời sẽ gặp nhiều sự bi ai, lúc nào cũng cảm thấy đau buồn, thường hay than khóc, và có sự tiếc thương bởi các bệnh tật, và tang tóc.

Hư, Khốc, Sát hoặc Phá khi được đắc địa đồng cung: Sẽ có được chức vụ, quyền cao chức trọng, có uy danh lừng lẫy, và sẽ được thiên hạ bái phục bởi sự uy nghi và tài năng.

Bại tinh, sao Thiên Hư dù ở đâu cũng sẽ đều làm xấu đi chính cung đó, khi trừ phi Thiên Hư nằm ở đắc địa.

Khi xa nhau rồi sẽ lấy nhau được.

Con đường nhân duyên gặp nhiều trắc trở ở buổi đầu.

Vợ chồng thường ăn ở với nhau trong nước mắt.

Cặp vợ chồng dễ xung khắc nếu như có thêm Kình hay Đà.

Sao Thiên Hư trong tử vi chỉ có đắc lợi nếu như nằm ở đắc địa, nhưng sẽ chỉ thịnh trong vòng 5 năm sau (nếu như là đại hạn) hoặc trong nửa năm sau (nếu là tiểu hạn) mà thôi.

Thiên Hư khi gặp Tang Môn: Sẽ có tang chế, hoặc sẽ gặp phải những chuyện buồn thấm thía hoặc vì gặp tang khó hoặc vì tình phụ.

Vì Sao Mùng 4 Tết Kỷ Hợi 2023 Là Ngày Tốt Nhất Để Khai Trương, Mở Hàng?

Xem, chọn ngày xuất hành, khai trương mở hàng đầu năm là việc được nhiều người quan tâm. Năm nay, mùng 4 Tết Kỷ Hợi được coi là một trong những ngày tốt nhất để xuất hành, khai trương mở hàng.

Ngày mùng 4 Tết Kỷ Hợi năm nay là ngày Bính Tý rơi vào thứ 6 ngày 8.2.2023. Theo các chuyên gia phong thủy ứng dụng, đây là ngày Thanh long – Hoàng đạo, ngày tốt nhất trong dịp Tết Kỷ Hợi, có lợi cho việc tiến tới, làm việc gì cũng thành, cầu gì được đó.

Đây cũng là ngày Trực Khai, mà “Khai” nghĩa là mở cửa. Vì vậy, ngày này nên tổ chức những công việc mới, có tính mở đầu như kết hôn, bắt đầu kinh doanh hay khai trương, mở hàng, xuất hành đều tốt.

Ngày mùng 4 Tết Kỷ Hợi được coi là ngày tốt để khai trương, mở hàng, xuất hành đầu năm. IT

Chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho hay, việc mở cửa hàng, khai xuân làm việc cho công ty cũng nên chọn ngày tốt để “đầu xuôi đuôi lọt” may mắn trong cả năm.

“Trong 10 ngày đầu năm mới, các ngày tốt nhất để mở hàng, khai xuân làm việc là ngày mùng 4 hoặc ngày mùng 10 tháng Giêng“, chuyên gia phong thủy Phạm Cương nói.

Đồng quan điểm, chuyên gia nghiên cứu tâm linh Tâm Thiên (Hà Nội) cho rằng, nếu xét trong 10 ngày đầu năm mới, các ngày tốt nhất để mở hàng, khai xuân làm việc là ngày mùng 4 hoặc ngày mùng 10 tháng Giêng.

Trong ngày này, giờ tốt để khai trương, xuất hành là từ 5-7h, từ 11-13h, từ 15-17h.

Hướng tốt: Muốn cầu tình duyên, đi về hướng Tây Nam. Muốn cầu công danh tài lộc, xuất hành về hướng Đông.

Lưu ý, các tuổi xung ngày gồm Mậu Ngọ và Canh Ngọ. Vì thế, những tuổi này nên hạn chế đi xa hoặc làm việc lớn.

* Bài viết xuất hành, khai trương, mở hàng ngày mùng 4 Tết Kỷ Hợi 2023 mang tính chất tham khảo.