Trans fat là gì ?
Trans fat có gây hại tim mạch không ?
Trans fat và bệnh tiểu đường
Trans fat có gây viêm nhiễm ?
Trans fat có gây ung thư ?
Trans fat có ở đâu ?
Cách tránh tiêu thụ trans fat
Hàm lượng trans fat nên ăn là bao nhiêu ?
Dầu chiên hoặc nóng có tạo ra trans fat không ?
Mì ăn liền là một loại thực phẩm đã quá quen thuộc đối với mỗi người trong số chúng ta, nhất là với các bạn trẻ sinh viên đang đi học xa nhà. Mặc dù được tiêu thụ nhiều như vậy…
Thế nhưng mì ăn liền thường được cho là không lành mạnh. Bởi vì một số loại mì ăn liền thường chứa trans fat trong thành phần. Thế nhưng trans fat là gì ? Liệu chúng có gây hại cho sức khỏe hay không ?
Trans fat là gì ?
Trans fat hay trans-fatty acid là một dạng chất béo không bão hòa (unsaturated fat). Trans fat tồn tại ở cả 2 dạng tự nhiên và nhân tạo. Trong đó, trans fat tự nhiên hay uminant trans fat có trong thịt và sữa của động vật nhai lại (gia súc, cừu, dê).
Uminant trans fat hình thành một cách tự nhiên khi vi khuẩn trong dạ dày của những loài động vật này tiêu hóa cỏ. Những loại trans fat này thường chiếm từ 2-6% lượng fat có trong các sản phẩm từ sữa…
Và chiếm từ 3-9% lượng fat trong các phần thịt cắt từ thịt bò và thịt cừu. Tuy nhiên, nếu là một người thích ăn / uống sữa và thịt thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng.
Bởi vì một số nghiên cứu đánh giá đã kết luận rằng, việc tiêu thụ một lượng vừa phải các loại fat này dường như không có hại. Loại ruminant trans fat được biết đến nhiều nhất là conjugated linoleic acid (CLA)…
Và chúng thường được tìm thấy trong chất béo từ sữa. Ruminant trans fat (trans fat tự nhiên) được cho là có lợi và được bán trên thị trường như một loại thực phẩm bổ sung cho chế độ ăn uống.
Trans fat tự nhiên
Trans fat nhân tạo
Tuy nhiên, đối với trans fat nhân tạo thì đây là loại fat rất nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta. Trans fat nhân tạo còn được gọi là trans fat công nghiệp hoặc chất béo hydro hóa một phần.
Trans fat nhân tạo được tạo ra khi các loại dầu thực vật bị thay đổi về mặt hóa học, để duy trì thể rắn ở nhiệt độ phòng. Từ đó, giúp chúng (trans fat nhân tạo) có thời hạn sử dụng lâu hơn.
Trans fat có gây hại tim mạch không ?
Trans fat nhân tạo có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Trong một loạt các nghiên cứu lâm sàng, những người tiêu thụ trans fat thay cho carb hoặc các loại fat khác đã gia tăng đáng kể nồng độ LDL cholesterol (xấu)…
Mà không có sự gia tăng tương ứng đối với lượng HDL cholesterol (tốt). Trong khi đó, hầu hết các loại fat khác đều có xu hướng làm tăng cả LDL và HDL cholesterol. Tương tự như vậy, việc thay thế các loại dietary fat khác bằng trans fat…
Làm gia tăng đáng kể tỷ lệ total cholesterol trên HDL cholesterol (tổng lượng cholesterol nhiều nhưng ít cholesterol tốt) và ảnh hưởng tiêu cực đến lipoprotein. Cả hai điều này đều là các yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh tim.
Nhiều nghiên cứu quan sát thậm chí đã liên kết trans fat với việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nói tóm lại, cả nghiên cứu quan sát và các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đều cho thấy rằng, trans fat làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.
Trans fat và bệnh tiểu đường
Mối quan hệ giữa trans fat và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không hoàn toàn rõ ràng. Một nghiên cứu lớn trên 84941 phụ nữ của trường Harvard School of Public Health (USA) ghi nhận rằng…
Những người tiêu thụ nhiều trans fat nhất có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 40%. Tuy nhiên, hai nghiên cứu tương tự lại không tìm thấy mối liên hệ giữa lượng trans fat tiêu thụ và bệnh tiểu đường.
Một số nghiên cứu có kiểm soát đã kiểm tra trans fat và các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường (ví dụ như kháng insulin và lượng đường trong máu). Và điều lạ lùng là các nghiên cứu này cho thấy kết quả không nhất quán.
Chế độ ăn nhiều trans fat (8% lượng calo) gây ra tình trạng kháng insulin, đồng thời làm gia tăng mỡ bụng và fructosamine (một dấu hiệu của lượng đường trong máu cao).
Nói tóm lại, trans fat có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng kết quả từ các nghiên cứu trên người là không giống nhau. Do đó chúng ta cần có nhiều nghiên cứu hơn để có thể kết luận một cách chắc chắn.
Trans fat có gây viêm nhiễm ?
Tình trạng viêm nhiễm quá mức được cho là nguyên nhân chính của nhiều căn bệnh mãn tính. Ví dụ như bệnh tim, hội chứng chuyển hóa, bệnh tiểu đường và viêm khớp.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trans fat làm tăng các dấu hiệu viêm nhiễm khi chúng được sử dụng để thay thế các chất dinh dưỡng khác trong chế độ ăn. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác…
Đặc biệt là ở những người có lượng body fat dư thừa. Nói tóm lại, các nghiên cứu cho thấy, trans fat có thể làm gia tăng tình trạng viêm, nhất là với những người thừa cân hoặc béo phì.
Trans fat có gây ung thư ?
Trans fat được tin là có thể làm hỏng lớp niêm mạc bên trong mạch máu của chúng ta, hay còn được gọi là lớp nội mạc (endothelium). Trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần của trường Wageningen University (Hà Lan)…
Trans fat được sử dụng để thay thế saturated fat. Và kết quả của nghiên cứu này cho thấy, nồng độ HDL cholesterol (tốt) giảm 21% và kha năng giãn nở của động mạch bị suy giảm 29%.
Không chỉ vậy, trong một nghiên cứu khác, các dấu hiệu rối loạn chức năng nội mạc cũng tăng lên với một chế độ ăn chứa nhiều trans-fat. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu đã kiểm tra tác dụng của trans fat đối với bệnh ung thư.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đánh giá cho thấy, mối liên kết giữa trans fat và ung thư là rất yếu. Do đó, chúng ta cần thêm các nghiên cứu để kết luận về mức độ ảnh hưởng của trans fat đối với nguy cơ ung thư.
Nói tóm lại, trans fat có thể làm hỏng lớp niêm mạc bên trong của mạch máu (nội mạc) của chúng ta. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chúng đối với nguy cơ ung thư là không rõ ràng.
Trans fat có ở đâu ?
Dầu thực vật hydro hóa một phần là nguồn cung cấp trans fat lớn nhất trong chế độ ăn uống của chúng ta. Nguyên nhân của điều này là bởi vì chúng có giá thành khá rẻ để sản xuất và có thời hạn sử dụng lâu.
Mặc dù dầu thực vật hydro hóa một phần được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm đã qua xử lý / chế biến, thế nhưng chính phủ Hoa Kỳ đã chuyển sang hạn chế trans fat.
Năm 2018, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA / Food and Drug Administration) đã cấm sử dụng dầu hydro hóa một phần trong hầu hết các loại thực phẩm đã qua xử lý (chế biến).
Tuy nhiên, lệnh cấm này vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, nên nhiều loại thực phẩm đã qua xử lý (chế biến) vẫn còn chứa trans fat trong thành phần. Nhiều quốc gia khác cũng đã thực hiện các bước tương tự để làm giảm hàm lượng trans fat.
Trans fat có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Bao gồm các loại thực phẩm chiên như: bánh rán (doughnut / donut), khoai tây chiên, gà rán. Các loại thực phẩm nướng.
Ví dụ như bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng, pizza đông lạnh (frozen pizza). Ngoài ra, trans fat còn có trong shortening, bắp rang bơ làm bằng lò vi sóng (microwave popcorn), kem cà phê (coffee creamer), bơ thực vật dạng thanh.
Cách tránh tiêu thụ trans fat
Sẽ rất khó để chúng ta có thể tránh hoàn toàn trans fat. Tại Hoa Kỳ, các nhà sản xuất có thể dán nhãn sản phẩm của họ là “không có trans fat” (trans-fat free) nếu các sản phẩm đó có ít hơn 0,5 grams trans-fat trong mỗi khẩu phần.
Do đó, một ít bánh quy “không có trans fat” có thể nhanh chóng làm gia tăng loại chất béo này đến ngưỡng có hại. Để tránh trans fat, chúng ta cần phải đọc bao bì sản phẩm một cách cẩn thận.
Trong đó, chúng ta không nên ăn các loại thực phẩm có chứa bất kỳ thành phần nào đã được hydro hóa một phần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc chỉ đọc nhãn mác sản phẩm thôi là chưa đủ.
Một số loại thực phẩm đã qua chế biến / xử lý (ví dụ như các loại dầu thực vật) có chứa trans fat, nhưng lại không ghi tên loại chất béo này lên nhãn hoặc danh sách thành phần.
Một nghiên cứu của Hoa Kỳ về dầu đậu nành và dầu canola oil mua ở cửa hàng cho thấy, khoảng 0,56 đến 4,2% lượng fat là trans fat. Thế nhưng lượng chất béo này lại không có bất kỳ dấu hiệu nào trên bao bì.
Như vậy, mặc dù việc đọc bao bì / nhãn mác là một bước hữu ích để đảm bảo rằng bạn đang giảm thiểu lượng trans fat nạp vào cơ thể. Nhưng lựa chọn tối ưu nhất là cắt giảm hoàn toàn thực phẩm chế biến (xử lý) ra khỏi chế độ ăn của bạn.
Hàm lượng trans fat nên ăn là bao nhiêu ?
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mức tiêu thụ trans fat trung bình trên toàn cầu được ước tính là 1,4% tổng năng lượng (calo) vào năm 2010. Con số này có thể dao động từ 0,2 đến 6,5% tổng mức năng lượng giữa các quốc gia.
Tương đương với khoảng 0,13 đến 4,3 grams mỗi ngày cho một chế độ ăn cung cấp 2000 calo. Trong đó, lượng tiêu thụ cao nhất là ở Bắc Mỹ, Mỹ Latinh và Bắc Phi / Trung Đông.
Và hàm lượng tiêu thụ thường cao hơn ở những người trẻ tuổi. Từ năm 1990 đến 2010, lượng trans fat tiêu thụ trên toàn cầu được cho là vẫn ổn định. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên giữ lượng trans fat tiêu thụ càng thấp càng tốt.
Dầu chiên hoặc nóng có tạo ra trans fat không ?
Có bằng chứng cho thấy rằng, việc đun nóng và chiên dầu ở nhiệt độ cao sẽ dẫn đến sự gia tăng nhẹ nồng độ trans fat. Trung bình, mức độ trans fat được phát hiện là tăng khoảng 3,67g / 100g sau khi đun nóng và 3,57g / 100g sau khi chiên.
Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy các phương pháp nấu ăn khác (ví dụ như nướng trong lò, luộc và nướng than), dẫn đến sự gia tăng nồng độ của chất béo trans fat.