Uống Nước Ấm Tốt Hay Xấu / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Gdcn.edu.vn

Uống Nước Chanh Ấm Khi Bụng Đói, Tốt Hay Xấu?

Thức dậy vào mùa lạnh không phải là điều dễ dàng và nhiều người thường bắt đầu bằng ly cà phê hoặc tách trà để bắt đầu ngày mới!

Nước chanh ẢNH: SHUTTERSTOCK

Không có gì ngạc nhiên khi ngụm đầu tiên có thể cung cấp cho bạn năng lượng ngay lập tức, nhưng nó có cung cấp cho bạn lượng dinh dưỡng cần thiết không?

Cách tốt nhất cho điều này là uống một ly nước chanh đơn giản khi bụng đói. Loại nước tự làm lành mạnh này sẽ không chỉ thải độc tố ra khỏi cơ thể, mà vô số lợi ích sức khỏe của thức uống này có thể tăng cường khả năng miễn dịch và giúp kiểm soát cân nặng một cách tự nhiên.

Theo một nghiên cứu được công bố tại Thư viện Y khoa Quốc gia, thực phẩm giàu vitamin C có thể có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch. Một quả chanh có tới 31 mg vitamin C, có thể đáp ứng tốt tới 51% nhu cầu hằng ngày của cơ thể về vitamin C. Điều này giúp ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch và lắng đọng chất béo trong cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh tiểu đường, theo Times of India.

Uống nước chanh có thể giúp giải độc và làm sạch hệ thống, cải thiện tiêu hóa bằng cách tăng tỷ lệ trao đổi chất và a xít citric trong chanh có thể giúp làm tan sỏi thận.

1. Giữ cho bạn đủ nước trong mùa lạnh

Nước chanh không chỉ là giải khát mà còn có lợi cho sức khỏe SHUTTERSTOCK

Thời tiết lạnh giá có thể làm giảm lượng nước của bạn và khiến cơ thể mất nước. Uống nước chanh ấm khi bụng đói có thể giữ cho bạn đủ nước và bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất cho cơ thể.

Để làm nổi bật hương vị và chỉ số sức khỏe của thức uống nhanh vào buổi sáng, bạn có thể thêm một thìa cà phê mật ong. Điều này sẽ tăng cường khả năng miễn dịch của bạn và sự hiện diện của vitamin C trong chanh giúp tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng chống lại các bệnh theo mùa và chữa viêm họng một cách tự nhiên.

2. Hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh

Nước chanh giúp tăng cường sức khỏe của gan và dẫn đến sản xuất nước mật, chất cần thiết cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Ngoài ra, sự kết hợp của nước ấm và chanh giúp làm sạch hệ thống và sự hiện diện của pectin, một chất xơ hòa tan trong chanh giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Pectin làm chậm sự hấp thu đường từ thức ăn và có thể giúp giảm lượng đường huyết trong cơ thể.

3. Uống để giảm ho và cảm cúm

Nhấm nháp một ly nước chanh ấm vào sáng sớm có thể tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên. Sự hiện diện của vitamin C và các thành phần sắt trong chanh cùng với các khoáng chất có trong nước có thể tăng cường miễn dịch một cách tự nhiên.

Trên thực tế, uống nước chanh ấm vào mùa đông có thể giúp giảm nghẹt mũi, xoang và đau họng. Nó tiếp tục xây dựng sức đề kháng để chống lại dị ứng và cúm theo mùa trong mùa này.

4. Cách giảm cân tuyệt vời

Uống một ly nước chanh ấm vào buổi sáng có thể giải độc cơ thể và sự hiện diện của pectin giúp cải thiện sự trao đổi chất và sức khỏe đường ruột, giúp cải thiện tiêu hóa.

Thức uống này cũng giúp thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo trong cơ thể. Tuy nhiên, nó hoạt động tốt nếu bạn thích nghi với lối sống lành mạnh.

5. Tăng chỉ số sức khỏe của bạn khi uống chanh

Để làm thức uống nhanh chóng này, bạn cần ½ quả chanh. Cho vào một ly nước ấm là nước ép của ½ quả chanh, thêm một chút quế và 1 thìa cà phê mật ong để tăng chỉ số sức khỏe của đồ uống.

Sự có mặt của quế và mật ong sẽ giúp bạn giữ ấm trong thời tiết lạnh giá, theo Times of India.

Uống Nước Nhiều Đi Tiểu Nhiều Tốt Hay Xấu

Thông thường, mỗi người sẽ uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, vì thế lượng nước tiểu thải ra sẽ khoảng từ 1,2 – 1,7 lít.

Tiểu nhiều lần là tình trạng số lượng nước tiểu thải ra mỗi ngày nhiều hơn số lượng nước được nạp vào trong cơ thể. Thường nhiều hơn 2 lít mặc dù chế độ ăn uống, nghỉ ngơi vẫn bình thường và không sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc lợi tiểu hay thục phẩm chức năng nào.

Không những thế, tiểu nhiều lần còn là hiện tượng số lần đi tiểu trong 1 ngày nhiều, không kể là ban ngày hay ban đêm. Bạn lúc nào cũng trong tình trạng buồn tiểu hay cảm thấy tiểu không hết.

Giải đáp thắc mắc uống nước nhiều đi tiểu nhiều tốt hay xấu, các bác sĩ phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết: Việc tiểu nhiều do uống nhiều nước là tốt đối với cơ thể. Khi uống nhiều nước đi vệ sinh nhiều sẽ giúp:

Đào thải hết các chất thừa, cặn sạn trong thận ra khỏi cơ thể.

Giúp cơ thể luôn giữ được một lượng nước đầy đủ để đáp ứng các hoạt động hàng ngày.

Phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm về thận như: suy thận, thận hư, thận yếu,…

Hấp thụ vào các tế bào da giúp tăng tính đàn hồi và độ ẩm cho da.

Tăng cường chuyển hóa thức ăn ở trong cơ thể cùng như giúp ngăn chặn tình trạng táo bón.

Duy trì các tế bào được sạch sẽ, đồng thời chống lại một số bệnh ung thư nguy hiểm.

Thường một người đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày thì được xem là bình thường và tiểu nhiều. Các chuyên gia cho biết, sô lượng nước tiểu của một người bình thường trong một ngày đó là:

Với nam giới: Từ 1,2 – 1,7 lít nước tiểu/ ngày.

Với nữ giới: Từ 1,1 – 1,5 lít nước/ ngày.

Vì thế, một người bình thường sẽ đi tiểu khoảng từ 7 – 8 lần/ ngày (trong đó 7 lần vào ban ngày và 1 lần ban đêm). Nếu số lượng nước tiểu vượt quá 2 lít/ ngày và số lần đi tiểu trên 8 lần mặc dù không uống nhiều nước thì đó được xem là tiểu nhiều lần.

Đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là vào ban đêm là điều không tốt. Hiện tượng đi tiểu nhiều có thể do các nguyên nhân xấu hay do bạn đang mắc phải bệnh lý về thận, như:

Nguyên nhân khách quan

Do bạn uống nhiều nước, uống sữa và uống bia rượu, ăn các lại thực phẩm chứa nhiều nước hay sử dụng thuốc lợi tiểu.

Mắc bệnh lý về thận

Khi thận gặp vấn đề, tự khắc tình trạng tiểu tiện cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tiểu nhiều hay tiểu rắt, tiểu buốt có thể xảy ra do viêm bàng quang, viêm thận, thận hư,…

Nhìn chung, lượng nước tiểu đi nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lượng nước mà bạn cung cấp cho cơ thể, tổng lượng xuất ra sẽ gần bằng tổng lượng nhập vào.

Nước nhập vào cơ thể gồm nước uống hàng ngày, nước giải khát, thực phẩm,…Nước xuất ra có thể là mồ hôi, nước bọt, nước tiểu, nước mắt hay là nước trong phân nhưng chủ yếu nước tiểu là nhiều nhất.

Để đánh giá một cách chính xác nhất, tốt nhất bạn nên tới gặp bác sĩ, thực hiện xét nghiệm và kiểm tra để được tư vấn và hỗ trợ điều trị phù hợp, hiệu quả. Đặc biệt, bạn cần thăm khám ngay nếu tiểu nhiều kèm biểu hiện tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu rát, nước tiểu đục màu, cơ thể mệt mỏi, sốt, buồn nôn,…

Mặc dù, nước đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết. Nhưng, việc uống quá nhiều nước có thể khiến cơ thể bị quá tải, thậm chí gây hại cho cơ thể. Hơn nữa, một số trường hợp cần cân nhắc thật kỹ tới lượng nước được cung cấp vào cơ thể như: người bị cao huyết áp, tim mạch, thận,…

Ngoài ra, việc lựa chọn một số loại nước uống không phù hợp, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới cơ thể như: đồ uống có ga làm hại men răng, ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa, đồ uống chứa chất kích thích có thể gây mất ngủ,…

Ngay cả khi sức khỏe của bạn bình thường thì việc uống nước cũng sẽ khiến cơ thể phải đào thải nhiều, có thể gây ra tình trạng gián đoạn, thậm chí ảnh hưởng tới chất lượng sống, hiệu quả công việc, học tập, gây mất ngủ vì thường xuyên phải thức giấc khi đi tiểu tiện.

Theo nghiên cứu, thường sau khi uống xong 1 cốc nước trong vòng 15 phút thì tỷ lệ nam giới đi vệ sinh là 7,08%, nữ là 5,51%. Và trong 30 phút là nam 22,49%, nữ là 11,76%. 1 tiếng là nam 19,74% và nữ là 9,64%.

Thời gian mà nước lưu lại ở cơ thể mỗi người phần lớn phụ thuộc vào những yếu tố như: mức độ ăn mặn, nhạt, nhiều hay ít. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường nóng, lạnh cũng ảnh hưởng tới việc đi tiểu.

Các trường hợp nam giới tiểu nhiều, tiểu lâu, nhỏ giọt, tiểu khó hay tiểu nhiều về đêm khi đã có tuổi thì nguy cơ cao là do bệnh tuyến tiền liệt.

Qua đây mong rằng bạn đã trả lời được uống nước nhiều đi tiểu nhiều tốt hay xấu. Mọi băn khoăn cần các chuyên gia y tế đầu ngành giải đáp, bạn hãy đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.

Uống Nước Nhiều Đi Tiểu Nhiều Tốt Hay Xấu, Có Sao Không ?

Uống nước nhiều đi tiểu nhiều tốt hay xấu, có sao không ? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân của tình trạng này.

Đi tiểu nhiều có tốt không ?

Có không ít người cảm thấy lo lắng vì bản thân uống nước nhiều đi tiểu nhiều; thậm chí là uống ít nước nhưng vẫn đi tiểu nhiều. Không biết đó có phải là dấu hiệu của bệnh gì không?

Việc bạn uống nhiều nước trong ngày, nên hôm đó mới đi tiểu nhiều; thì đơn giản đó chỉ là một hiện tượng bài tiết bình thường, không có gì lo ngại. Tuy nhiên, nếu như đi tiểu nhiều kèm theo những biểu hiện bất thường như:

Tiểu dắt

Đi tiểu kèm cảm giác đau, buốt

Xuất hiện máu hoặc bọt trong nước tiểu

Nước tiểu bốc mùi lạ…

Thì khả năng rất cao, đó là lời cảnh báo của cơ thể về một căn bệnh nào đó. Do đó bạn không được phép chủ quan.

Thông thường, một ngày ở người trưởng thành sẽ đi tiểu tầm 7 -8 lần khi uống đủ một lượng nước.

Đi tiểu nhiều ảnh hưởng bởi những yếu tố nào

Trong ngày bạn đi tiểu nhiều hay ít chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như sau:

Ngày hôm đó bạn uống nhiều hay ít nước.

Thực đơn ăn uống hôm đó có nhiều món mặn không; đồ ăn có nhiều muối hay đường không ?

Sử dụng nhiều đồ uống có ga; đồ ăn đóng hộp, đồ khô.

Uống nhiều bia cũng sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường; bởi bia có tính lợi tiểu mà.

Tiểu nhiều hay ít do mùa, thời tiết. Vào mùa đông chúng ta thường đi tiểu nhiều hơn mùa hè. Bởi thời tiết nóng bức của mùa hè sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi; dẫn đến số lần đi tiểu ít đi.

Sử dụng loại thuốc nào đó có tính lợi tiểu.

Như thế nào được gọi là đi tiểu nhiều

Mật độ đi tiểu trong ngày dày hơn

Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu gần nhau hơn

Lượng nước tiểu nhiều hơn lượng nước nạp vào cơ thể.

Uống nước nhiều đi tiểu nhiều tốt hay xấu ?

Ở trạng thái bình thường, chúng ta cần bổ sung 2 lít nước mỗi ngày là đủ để duy trì hoạt động của cơ thể. Lượng nước này cần chia nhỏ ra uống vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày; như vậy sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn. Đồng thời phòng tránh được nguy cơ thải trừ nhanh khi uống nhiều nước cùng 1 lúc.

Nếu cơ thể được nạp đủ 2 lít nước đúng cách; trung bình chúng ta sẽ đi tiểu 5 – 6 lần suốt cả ngày. Mỗi lần khoảng chừng 300ml nước tiểu; màu sắc hơi ngả vàng.

Bạn uống nhiều nước đi tiểu nhiều là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên nếu xuất hiện tình trạng đái dắt diễn ra nhiều hơn 10 lần trong ngày; hãy cẩn thận bởi có thể bạn đang mắc phải các bệnh sau:

Căn bệnh tiểu đường có liên hệ mật thiết tới quá trình chuyển hóa Glucose máu trong cơ thể. Làm cho hàm lượng Glucose trong máu tăng cao. Tuy nhiên thế vẫn là chưa đủ để cơ thể bổ sung đủ nguồn năng lượng cần thiết.

Hiểu đơn giản là, lượng glucose này không thể chuyển hóa được mà sẽ tích tụ lại rồi gây bệnh. Những người mắc bệnh tiểu đường thường có 4 dấu hiệu chính, gồm: ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, tụt cân nhiều.

Căn bệnh này có tỉ lệ mắc bệnh cao; khi bị bệnh sẽ phải kiêng khem nhiều loại đồ ăn khác nhau.

Bệnh tiền liệt tuyến ở nam giới

Đàn ông trung niên, khi bước qua 40 tuổi có nguy cơ cao mắc phải chứng u xơ phụ đại tuyến tiền liệt; nhất là ở những người vẫn còn duy trì quan hệ tình dục đều đặn. Với những anh em ở độ tuổi trẻ hơn; có thể gặp phải các tình trạng khác như: viêm tuyến tiền liệt, ung thư tiền liệt tuyến…

Bên cạnh việc đi tiểu nhiều, thì bệnh tiền liệt tuyến ở nam giới còn có thể nhận biết qua những triệu chứng khác như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhỏ giọt, hoặc đi tiểu ra máu…

Tuổi càng cao thì chức năng thận càng suy giảm; dẫn đến việc người bệnh sẽ buồn tiểu nhiều hơn. Thế nhưng, mỗi lần chỉ ra được một lượng nước tiểu rất nhỏ; và đặc biệt là thường buồn tiểu về ban đêm.

Khả năng lọc và bài tiết nước tiểu của thận ở người cao tuổi là rất kém. Đồng thời thần kinh cũng chậm chạp hơn. Điều này đã dẫn đến việc truyền xung động kém, sai; khiến người già thường hay bị đi tiểu đêm, tiểu lắt dắt suốt cả ngày. Dù có uống nhiều nước, nhưng cơ thể hoàn toàn không hấp thụ được; và thải loại ra ngay sau đó.

Tình trạng thận yếu, thận hư còn là nguyên nhân gây ra những vấn đề khác như: đau lưng, giảm ham muốn, chán ăn…

Uống ít nước nhưng đi tiểu nhiều có sao không ?

Bạn uống nhiều nước đi tiểu nhiều phần lớn là do việc bài tiết của cơ thể; tỉ lệ do bệnh lý thấp hơn nhiều. Thế nhưng, nếu như bạn uống ít nước nhưng vẫn đi tiểu nhiều; thì khả năng cao chỉ có thể là bệnh lý mà thôi.

Ngoại trừ vấn đề thời tiết mùa đông, khiến việc thải trừ nước qua mồ hôi ít đi. Hoặc sử dụng những thực phẩm có tính lợi tiểu như: bia, cafe, nhân trần, thuốc lợi tiểu tim mạch, râu ngô, mã đề…

Nếu như đã loại trừ những tác nhân kể trên; thì việc uống ít nước nhưng đi tiểu nhiều chỉ có thể là do bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới hoặc thận hư, thận yếu gây ra.

Thực tế, việc chẩn đoán bệnh còn phải qua thăm khám kiểm tra mới kết luận được. Nếu chỉ thông qua duy nhất biểu hiện uống ít nước nhưng đi tiểu nhiều thì khó mà chính xác được.

Do đó, khi cảm thấy bản thân có những dấu hiệu khả nghi. Tốt nhất bạn cần sắp xếp đi thăm khám kiểm tra ngay; để nhận những lời khuyên hữu ích từ bác sĩ chuyên khoa.

Uống nước như thế nào thì tốt nhất ?

Uống nước theo nhu cầu: Mỗi người trưởng thành nên bổ sung vào cơ thể 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Vào mùa đông, lượng nước thoát ra qua da ít hơn; vì thế bạn có thể uống ít nước hơn mùa hè. Hoặc nếu trong ngày bạn hoạt động nhiều thì lượng nước cần uống cũng nhiều hơn.

Cân bằng lượng nước nạp vào tương đương với lượng nước thoát ra: Lượng nước nạp vào cơ thể này không chỉ qua việc uống nước; mà còn có cả nước trong thức ăn. Còn lượng nước thoát ra thông qua các con đường mồ hôi, nước tiểu và dịch.

Buổi sáng, nên uống 1 cốc nước 30 phút sau khi ngủ dậy.

Uống khi cảm thấy khát nước, trước, trong và sau khi vận động…

Đi tiểu nhiều lần trong ngày phải làm sao

Luyện bài tập kegel: Có tác dụng nâng cao khả năng hoạt động của cơ sàn chậu và bàng quang. Nhờ vậy mà hạn chế được việc đi tiểu nhiều và són tiểu.

Khi đi tiểu, bạn hãy thực hiện động tác thắt chặt cơ bụng và dừng tiểu khoảng 5 – 10s; tiếp đến thả lỏng trong 10s. Làm liêp tục 10 lần như thế trong một lần tập; và thực hiện 3 lần một ngày. Bạn sẽ nhanh chóng thấy sự khác biệt.

Hãy giữ tinh thần thật thoải mái, đừng để những căng thẳng ảnh hưởng đến bạn. Bởi khi bạn căng thẳng, bàng quang sẽ co bóp khiến bạn buồn tiểu nhiều hơn.

Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao. Điều này sẽ giúp các cơ hoạt động tốt hơn, từ đó hạn chế việc đi tiểu nhiều.

Bổ sung thêm nhiều chất xơ từ rau xanh.

Hạn chế sử dụng những gia vị cay nóng, ngọt. Ăn ít những món có vị chua, các loại thức uống có ga, có cồn…

Đừng nhịn đái quá lâu, điều này không giúp bạn đi tiểu ít hơn; mà còn khiến chức năng của bàng quang kém đi. Lâu dần gây tình trạng tiểu són, tiểu không kiểm soát.

Uống nước nhiều đi tiểu nhiều chưa chắc đã tốt. Quan trọng là bạn cần hiểu được cơ thể bạn cần bao nhiêu nước; và bổ sung lượng nước cần thiết là được.

Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,… Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

Uống Rượu Mặt Đỏ Tốt Hay Xấu

Tại sao một số người uống rượu mặt lại đỏ?

Muốn biết uống rượu mặt đỏ hay xấu chúng ta hãy đi tìm nguyên nhân tại sao ở những người khác nhau có người mặt đỏ và có người mặt tái hay bình thường.

Có thể hiểu sơ bộ như sau ngoài vấn đề thể chất da mặt đỏ còn do tác động của hệ thần kinh, ví dụ chúng ta tập chạy bộ hay lúc tức giận ngượng ngùng cũng kích thích mạch máu ngoại vi giãn nở làm cho da mặt đỏ.

Dưới tác động của rượu da mặt cũng chuyển sang đỏ, nguyên nhân do khi chúng ta chuẩn bị uống rượu có Alcohol cơ thể tự bắn tín hiệu chuẩn bị tiếp nhận rượu và tác động tới gan sản sinh enzyme ADH chạy đến khắp cơ thể. Enzyme ADH này thậm chí còn có trong nước bọt, nó giúp phân giải Alcohol thành Acetaldehyde, là một chất có hại nhiều tới cơ thể. Acetaldehyde tác động hệ thần kinh và hệ tuần hoàn làm cho mạch máu giãn nở tim đập nhanh hơn tăng hô hấp trong đó có mạch máu ngoại vi.

Con người là 1 hệ thống hoàn hảo có khả năng thích nghi cao với các thay đổi có hại, trải qua quá trình tiến hóa hàng nghìn năm, trong cơ thể chúng ta có sẵn các gen giúp tạo ra các enzyme phân giải rượu. Đó là ALDH2 có ở gan giúp tạo các enzyme giúp phân giải Acetaldehyde thành acetat một hợp chất ít có hại hơn.

Tuy nhiên do di truyền ALDH2 có 3 nhóm GG, GL, LL, những người thuộc nhóm LL việc tạo thành enzyme phân giải Aceldehyde rất kém dẫn tới nồng độ của nó trong máu cao hơn nhiều so với người nhóm GL và GG.

Qua một số thông tin trên bạn có thể nắm được phần nào uống rượu mặt đỏ là tốt hay xấu.

Uống rượu mặt đỏ tốt hay xấu

Những người uống rượu mặt nhanh đỏ tức ngay lập tức chịu tác động Aceldehyde một loại chất gây hại nên cơ thể sẽ chịu nhiều ảnh hưởng hơn người uống không đỏ và tất nhiên là không tốt đặc biệt với gan.

Bù lại thường những người mặt đỏ khi uống rượu có tửu lượng kém và họ rời cuộc chơi sớm hơn so với người uống mặt không đổi sắc, họ cũng ít uống rượu hơn nên không bị hại dạ dày nhiều. Việc uống 1 tí rượu cũng đỏ mặt giúp lưu thông máu dưới da kích thích trao đổi chất, nếu sử dụng điều độ cũng có lợi cho sức khỏe.