Uống Nước Nhiều Đi Tiểu Nhiều Tốt Hay Xấu / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Gdcn.edu.vn

Uống Nước Nhiều Đi Tiểu Nhiều Tốt Hay Xấu

Thông thường, mỗi người sẽ uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, vì thế lượng nước tiểu thải ra sẽ khoảng từ 1,2 – 1,7 lít.

Tiểu nhiều lần là tình trạng số lượng nước tiểu thải ra mỗi ngày nhiều hơn số lượng nước được nạp vào trong cơ thể. Thường nhiều hơn 2 lít mặc dù chế độ ăn uống, nghỉ ngơi vẫn bình thường và không sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc lợi tiểu hay thục phẩm chức năng nào.

Không những thế, tiểu nhiều lần còn là hiện tượng số lần đi tiểu trong 1 ngày nhiều, không kể là ban ngày hay ban đêm. Bạn lúc nào cũng trong tình trạng buồn tiểu hay cảm thấy tiểu không hết.

Giải đáp thắc mắc uống nước nhiều đi tiểu nhiều tốt hay xấu, các bác sĩ phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết: Việc tiểu nhiều do uống nhiều nước là tốt đối với cơ thể. Khi uống nhiều nước đi vệ sinh nhiều sẽ giúp:

Đào thải hết các chất thừa, cặn sạn trong thận ra khỏi cơ thể.

Giúp cơ thể luôn giữ được một lượng nước đầy đủ để đáp ứng các hoạt động hàng ngày.

Phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm về thận như: suy thận, thận hư, thận yếu,…

Hấp thụ vào các tế bào da giúp tăng tính đàn hồi và độ ẩm cho da.

Tăng cường chuyển hóa thức ăn ở trong cơ thể cùng như giúp ngăn chặn tình trạng táo bón.

Duy trì các tế bào được sạch sẽ, đồng thời chống lại một số bệnh ung thư nguy hiểm.

Thường một người đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày thì được xem là bình thường và tiểu nhiều. Các chuyên gia cho biết, sô lượng nước tiểu của một người bình thường trong một ngày đó là:

Với nam giới: Từ 1,2 – 1,7 lít nước tiểu/ ngày.

Với nữ giới: Từ 1,1 – 1,5 lít nước/ ngày.

Vì thế, một người bình thường sẽ đi tiểu khoảng từ 7 – 8 lần/ ngày (trong đó 7 lần vào ban ngày và 1 lần ban đêm). Nếu số lượng nước tiểu vượt quá 2 lít/ ngày và số lần đi tiểu trên 8 lần mặc dù không uống nhiều nước thì đó được xem là tiểu nhiều lần.

Đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là vào ban đêm là điều không tốt. Hiện tượng đi tiểu nhiều có thể do các nguyên nhân xấu hay do bạn đang mắc phải bệnh lý về thận, như:

Nguyên nhân khách quan

Do bạn uống nhiều nước, uống sữa và uống bia rượu, ăn các lại thực phẩm chứa nhiều nước hay sử dụng thuốc lợi tiểu.

Mắc bệnh lý về thận

Khi thận gặp vấn đề, tự khắc tình trạng tiểu tiện cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tiểu nhiều hay tiểu rắt, tiểu buốt có thể xảy ra do viêm bàng quang, viêm thận, thận hư,…

Nhìn chung, lượng nước tiểu đi nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lượng nước mà bạn cung cấp cho cơ thể, tổng lượng xuất ra sẽ gần bằng tổng lượng nhập vào.

Nước nhập vào cơ thể gồm nước uống hàng ngày, nước giải khát, thực phẩm,…Nước xuất ra có thể là mồ hôi, nước bọt, nước tiểu, nước mắt hay là nước trong phân nhưng chủ yếu nước tiểu là nhiều nhất.

Để đánh giá một cách chính xác nhất, tốt nhất bạn nên tới gặp bác sĩ, thực hiện xét nghiệm và kiểm tra để được tư vấn và hỗ trợ điều trị phù hợp, hiệu quả. Đặc biệt, bạn cần thăm khám ngay nếu tiểu nhiều kèm biểu hiện tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu rát, nước tiểu đục màu, cơ thể mệt mỏi, sốt, buồn nôn,…

Mặc dù, nước đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết. Nhưng, việc uống quá nhiều nước có thể khiến cơ thể bị quá tải, thậm chí gây hại cho cơ thể. Hơn nữa, một số trường hợp cần cân nhắc thật kỹ tới lượng nước được cung cấp vào cơ thể như: người bị cao huyết áp, tim mạch, thận,…

Ngoài ra, việc lựa chọn một số loại nước uống không phù hợp, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới cơ thể như: đồ uống có ga làm hại men răng, ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa, đồ uống chứa chất kích thích có thể gây mất ngủ,…

Ngay cả khi sức khỏe của bạn bình thường thì việc uống nước cũng sẽ khiến cơ thể phải đào thải nhiều, có thể gây ra tình trạng gián đoạn, thậm chí ảnh hưởng tới chất lượng sống, hiệu quả công việc, học tập, gây mất ngủ vì thường xuyên phải thức giấc khi đi tiểu tiện.

Theo nghiên cứu, thường sau khi uống xong 1 cốc nước trong vòng 15 phút thì tỷ lệ nam giới đi vệ sinh là 7,08%, nữ là 5,51%. Và trong 30 phút là nam 22,49%, nữ là 11,76%. 1 tiếng là nam 19,74% và nữ là 9,64%.

Thời gian mà nước lưu lại ở cơ thể mỗi người phần lớn phụ thuộc vào những yếu tố như: mức độ ăn mặn, nhạt, nhiều hay ít. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường nóng, lạnh cũng ảnh hưởng tới việc đi tiểu.

Các trường hợp nam giới tiểu nhiều, tiểu lâu, nhỏ giọt, tiểu khó hay tiểu nhiều về đêm khi đã có tuổi thì nguy cơ cao là do bệnh tuyến tiền liệt.

Qua đây mong rằng bạn đã trả lời được uống nước nhiều đi tiểu nhiều tốt hay xấu. Mọi băn khoăn cần các chuyên gia y tế đầu ngành giải đáp, bạn hãy đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.

Uống Bia Đi Tiểu Nhiều Tốt Hay Xấu?

Đi tiểu nhiều khi uống bia là tình trạng tưởng như rất bình thường, nhưng việc đi tiểu nhiều thường xuyên thì lại là cảnh báo hàng loạt vấn đề về sức khỏe như viêm tuyến tụy, xơ gan, sỏi thận…

Tại sao bị đi tiểu nhiều khi uống bia?

Bia là loại đồ uống được ưa chuộng trên thế giới, nhất là vào mùa hè và nam giới chính là 1 “fan cuồng” của loại nước giải khát này. Tuy rất thích loại đồ uống này nhưng nhiều người lại ái ngại về việc phải đi tiểu nhiều khi uống bia.

Vậy tại sao khi cánh mày râu uống bia số lần đi tiểu lại tăng lên?

Sở dĩ bạn bị đi tiểu nhiều sau khi uống bia là do cơ chế đào thải của cơ thể, trong đó cơ quan đảm nhận vai trò cân bằng lượng nước cho cơ thể chính là thận.

Khi các bạn uống bia, lượng nước nạp vào cơ thể lớn nên thận sẽ hoạt động liên tục để đào thải lượng nước thừa ra ngoài cơ thể.

Trong bia còn có chứa chất lợi tiểu nên càng uống nhiều bia thì tần suất đi tiểu càng tăng.

Ngoài uống bia thì các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang… cũng sẽ gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều.

Tuy nhiên, nếu tiểu nhiều do bệnh lý thì các bạn sẽ thấy có các triệu chứng bất thường khác kèm theo như tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có màu đục…

Làm thế nào để không bị đi tiểu nhiều sau khi uống bia?

Không còn cách nào khác đó là các bạn cần hạn chế tối đa lượng bia nạp vào cơ thể.

Việc hạn chế uống bia là điều hết sức cần thiết bởi chứng đi tiểu nhiều khi uống bia không chỉ gây phiền toái đến đời sống sinh hoạt, rối loạn giấc ngủ mà còn khiến tinh thần mệt mỏi sau khi uống bia.

Uống nhiều chất chứa cồn như bia rượu: Ngoài việc tăng số lần đi tiểu, còn có nguy cơ cao bị viêm tụy cấp tính, xơ gan, đường trong máu thấp, sỏi thận…

Không uống dồn dập trong 1 thời điểm, không uống nhiều nước vào buổi tối: Nhiều người không biết uống bia đi tiểu nhiều tốt hay xấu nên đã tùy tiện uống loại nước này với số lượng lớn.

Hãy giữ vệ sinh bộ phận sinh dục, không nhịn tiểu tiện.

Thay vì uống nhiều bia, hãy cung cấp đủ 8 – 10 cốc nước mỗi ngày, tăng cường ăn rau xanh và trái cây tươi.

Nếu bạn còn băn khoăn về việc “uống bia đi tiểu nhiều tốt hay xấu”, hãy nhấp chuột vào khung tư vấn bên dưới để trao đổi trực tiếp với phòng khám nam khoa.

Lưu ý: Nếu bạn không uống bia, không uống nhiều nước mà vẫn bị đi tiểu nhiều, đặc biệt là bị tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, nước tiểu đục… thì nên nhanh chóng đi kiêm tra bởi tình trạng này chính là dấu hiệu bị mắc bệnh nam khoa.

Để KHÔNG MẤT CHI PHÍ cước điện thoại trong thời gian tư vấn:

Bạn nên để TÊN và SỐ ĐIỆN THOẠI vào KHUNG CHAT, các bác sĩ sẽ gọi điện trực tiếp và TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn.

Cách nhanh nhất là bạn trao đổi trực tiếp với bác sĩ qua KHUNG CHAT ngay bên dưới để nhận TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY BÂY GIỜ.

Uống Nước Nhiều Đi Tiểu Nhiều Tốt Hay Xấu? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia Dành Cho Bạn

Như thế nào là uống nhiều nước?

Nhu cầu nước của cơ thể

Không thể phủ nhận nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể của chúng ta.

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương,

Nước tham gia vào các quá trình chuyển hóa của cơ thể, giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ thải trừ độc tố.

Nước giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng

Đặc biệt nước là thành phần quan trọng cấu tạo não bộ.

Do đó việc cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Theo các nghiên cứu cho thấy một người trưởng thành mỗi ngày cần 40g nước cho 1 kg cân nặng, tương đương với khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

Tuy nhiên nhu cầu nước của cơ thể còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (trời nóng nhu cầu nước tăng, trời lạnh nhu cầu nước giảm), điều kiện sinh hoạt lao động (ví dụ: luyện tập thể thao nhu cầu nước tăng, lao động làm việc ngoài trời nhu cầu nước tăng,…)

Tổng lượng nước đưa vào cơ thể một ngày không từ lượng nước uống vào mà cơ thể còn hấp thu nước qua thức ăn như canh, súp,… các loại hoa quả như dưa hấu, cam,…

Biểu hiện và ảnh hưởng của uống nhiều nước

Nhiều người lầm tưởng cư uống thật nhiều nước là có ích cho cơ thể mà không biết cơ thể chúng ta luôn chỉ cần một lượng nước đủ để cung cấp cho các hoạt động cần thiết của cơ thể.

Khi uống quá nhiều nước bạn sẽ có biểu hiện:

Đi tiểu liên tục, nhiều lần trong ngày

Nước tiểu không có màu vàng trong mà gần như không có màu.

Uống quá nhiều nước gây dư thừa nước có thể gây các ảnh hưởng xấu tới cơ thể như:

Sưng các tế bào, tổn thương não: Khi lượng nước trong cơ thể quá nhiều làm giảm nồng độ chất diện giải, nước có thể từ máu vào trong tế bào làm sưng các tế bào kể cả các tế bào não gây nguy hiểm tới cơ thể.

Hiện tương chuột rút: xảy ra do sự mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể gây co thắt cơ, chuột rút.

Ảnh hưởng tới thận: lượng nước trong cơ thể dư thừa làm thận phải hoạt động nhiều để loại bie nước ra ngoài cơ thể, lâu ngày có thể dẫn tới suy giảm chức năng thận.

Đi tiểu nhiều là gì?

Mỗi ngày có khoảng 180l máu đi qua thận, thận có chức năng lọc máu loại bỏ các chất không cần thiết tạo thành nước tiểu. Bình thường một ngày thận sẽ tạo ra khoảng 1,5-2 lít nước tiểu. Nước tiểu tạo ra được dẫn từ thận qua niệu quản đến bàng quang. Khi bàng quang chứa khoảng 400ml nước tiểu ta sẽ có cảm giác muốn đi tiểu.

Một người trưởng thành bình thường khi uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày sẽ đi tiểu khoảng 6-8 lần, 2 lần liên tiếp sẽ cách nhau khoảng 3 giờ.

Nếu một ngày bạn đi tiểu nhiều hơn 8 lần, tình trạng này diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian nhất định thì có thể bạn đang mắc chứng tiểu nhiều lần.

Uống nước nhiều đi tiểu nhiều tốt hay xấu?

Khi bạn uống quá nhiều nước vượt qua như cầu cần thiết quả cơ thể thì để loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể thì thận sẽ tăng hoạt động để loại bỏ nước thông qua tăng bài tiết nước tiểu.

Do lượng nước tiểu được tiết ra nhiều hơn bình thường, bàng quang sẽ nhanh đầy hơn nên bạn sẽ thường xuyên có cảm giác mót tiểu và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Vậy uống nước nhiều đi tiểu nhiều tốt hay xấu? Đây hoàn toàn là một phản xạ sinh lý có lợi cho cơ thể giúp cho cơ thể loại bỏ lượng nước dư thừa có thể gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể bạn.

Tình trạng đi tiểu nhiều mà bạn gặp phải không phải là một biểu hiện bệnh lí mà chỉ là phản ứng sinh lý của cơ thể khi thận bài tiết nhiều nước tiểu hơn bình thường.

Một số bệnh gây tiểu nhiều lần

Tuy tình trạng tiểu nhiều của bạn có thể là do bạn uống nhiều nước gây ra nhưng chúng ta cũng chưa thể loại bỏ một số nguyên nhân khác gây chứng tiểu nhiều.

Thói quen ăn uống

Không chỉ uống quá nhiều nước gây đi tiểu nhiều, một số thói quen ăn uống của bạn cũng có thể là nguyên nhân gây đi tiểu nhiều:

Thói quen sử dụng rượu bia, đồ uống có ga, trà, cafe có thể gây kích thích làm tăng bài tiết nước tiểu gây chứng tiểu nhiều. Bên cạnh đó các loại đồ uống này có thể gây rối loạn thần kinh bàng quang gây kích thích bàng quang gây tình trạng thường xuyên mót tiểu.

Sử dụng quá nhiều một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, đồ ăn cay nóng cũng gây tăng tiết nước tiểu gây chứng tiểu nhiều.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là hội chứng bao gồm các triệu chứng tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu són, tiểu gấp. Gây ra bởi tình trạng bàng quang bị kích thích thường xuyên không dưới sự kiểm soát của cơ thể ngày cả khi bàng quang chưa đủ lượng nước tiểu để gây ra phản xạ mót tiểu bình thường. Do đó bạn sẽ thường xuyên phải đi tiểu hơn bình thường.

Phụ nữ mang thai

Đi tiểu nhiều là một triệu chứng mà phụ nữ mang thai rất hay gặp. Điều này xảy ra là do quá trình mang thai làm tăng áp lực buồng từ cũng lên bàng quang làm bàng quang kém co giãn, dễ bị kích thích hơn nên phụ nữ có thai thường hay mót tiểu và đi tiểu nhiều.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, làm lượng đường trong cơ thể (glucose) không được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể gây dư thừa đường trong máu và được thải ra ngoài qua nước tiểu.

Do sự có mặt của một lượng lớn glucose trong nước tiểu làm giảm quá trình tái hấp thu nước trong các ống thận, dẫn tới lượng nước tiểu được bài xuất ra nhiều hơn. Người bị tiểu đường thường có biểu hiện đi tiểu nhiều và hay khát nước.

Bệnh béo phì

Ở người béo phì do áp lực của lượng mỡ ổ bụng lên bàng quang làm bàng quang kém co giãn dẫn tới thể tích bàng quang giảm, thời gian làm bàng quang đầy giảm, bạn sẽ thường xuyên đi tiểu hơn. Bện cạnh đó các rối loạn tuần hoàn ở người béo phì có thể gây rối loạn nuôi dưỡng thần kinh bàng quang, làm bàng quang dễ bị kích thích gây tiểu nhiều lần.

Làm thế nào để phòng và cải thiện chứng tiểu nhiều?

Đi tiểu nhiều nếu kéo dài và xảy ra thường xuyên gây rất nhiều phiền phức cho cuộc sống của bạn, làm bạn thường xuyên phải tạm dừng công việc để đi tiểu gây ra không ít các tình huống xấu hổ, không những thế đi tiểu nhiều lần về đêm có thể gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Vậy nên phòng và cải thiện tiểu nhiều lần là rất cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.

Uống nước đủ và đúng cách

Trong điều kiện bình thường, không hoạt động thể lực mạnh, không hoạt động hay lao động ngoài trời, lượng nước cần uống mỗi ngày sẽ tình theo công thức: Lượng nước uống (lít) = [Cân nặng (kg) x 2,205] x 0,5 : 33,8

Trong trường hợp bạn tập luyện thể thao hàng ngày thì cần phải bổ sung thêm 0,7 lít nước cho mỗi giờ luyện tập.

Đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, ngoài lượng nước tính theo cân nặng thì cần bổ sung thêm khoảng 0,7-0,9 lít nước mỗi ngày.

Ngoài ra, trong những ngày trời nóng nực hay khi bị sốt, tiêu chảy cơ thể bạn sẽ bị mất rất nhiều nước do đó nên cung cấp thêm nước theo nhu cầu hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Uống nước đúng cách:

Bạn nên chia tổng lượng nước uống 1 ngày thành nhiều lần uống.

Bạn không nên uống quá nhiều nước một lần. Hãy rót sẵn nước ra cốc hay bình giữ nước và để gần mình để duy trì thói quen uống nước.

Khi uống nước nên uống thành các ngụm nhỏ và nuốt chậm để nước có thể thấm vào các lớp niêm mạc.

Không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ.

Thay đổi thói quen ăn uống

Như đã nói thói quen ăn không hợp lý gây tăng nguy cơ mắc tiểu nhiều lần do đó:

Bạn hãy hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có ga, trà, cafe để giảm bài tiết nước tiểu cải thiện chứng tiểu nhiều.

Sử dụng vừa phải các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, đò ăn cay nóng sẽ làm cải thiện tiểu nhiều giảm nguy cơ gây trầm trọng bệnh.

Đến gặp bác sĩ khi phát hiện mình mắc chứng tiểu nhiều

Nếu bạn đã thay đổi thói quen uống nước và ăn uống của mình trong một khoảng thời gian mà triệu chứng tiểu nhiều của bạn vẫn không được cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để được khám, tìm nguyên nhân gây tiểu nhiều. Nếu được điều trị theo đúng nguyên nhân thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.

Khi nguyên nhân gây tiểu nhiều như bệnh tiểu đường, béo phì, bàng quang tăng hoạt… đã được loại bỏ thì triệu chứng tiểu nhiều sẽ hết.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan

Hiện nay bàng quang tăng hoạt là một căn bệnh phổ biến gây tiểu nhiều ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người mắc.

Vương Niệu Đan là sản phẩm được nghiên cứu điều chế từ nhiều loại thảo dược quý hiếm như: cọ lùn, ô dược, cao nữ nang, cỏ đuôi chó, varuna an toàn và hiệu quả đối với người mắc tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són, người mắc bàng quang tăng hoạt.

Vương Niệu Đan tác dụng thông qua cơ chế:

Giảm kích thích bàng quang, tăng thể tích chứa của bàng quang

Tăng sức khỏe cơ sàn chậu

Cải thiện giấc ngủ

Các nghiên cứu cho thấy chỉ sau 2 tuần sử dụng Vương Niệu Đan đã cho thấy giảm đáng kể các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són. Đây thực sự là một sản phẩm an toàn và hiệu quả dành cho người mắc chứng tiểu nhiều.

Lời kết

Uống nước nhiều đi tiểu nhiều là một phản ứng sinh lý bình thường có lợi cho cơ thể nhằm giúp loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên bạn vẫn cần theo dõi kỹ triệu chứng tiểu nhiều này sau khi đã cải thiện chế độ uống nước vì có thể nó được gây ra bởi một bệnh lý khác.

https://www.emedicinehealth.com/frequent_urination/article_em.htm

https://www.aboutuganda.com/health/urinate-pee-water

Tiểu Nhiều Thận Tốt Hay Xấu?

Tiểu nhiều là một trong những tình trạng bất thường về đường tiểu, khiến người bệnh bị bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống. Nhiều người cho rằng tiểu nhiều lần do thận quá khỏe, lọc máu tốt giúp cơ thể đào thải độc tố nên gây tiểu nhiều. Liệu thông tin đó có chính xác. Vậy tiểu nhiều do những nguyên nhân nào gây ra? Tiểu nhiều là thận tốt hay xấu?

Thế nào gọi là đi tiểu nhiều?

Thông thường một người trưởng thành sẽ thải 1 – 1,7 lít nước tiểu/ ngày, nam giới là 1,2-1,7 lít, nữ giới là 1,1-1,5 lít, đi tiểu tối đa 8 lần/ ngày trong đó có 1 lần vào rạng sáng là tốt nhất. Còn những người không uống nhiều nước, không dùng thuốc lợi tiểu mà lượng nước tiểu nhiều (trên 2 lít/ ngày) hoặc đi tiểu nhiều lần (trên 8 lần/ ngày) nhưng mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu rất ít đều được gọi là tiểu nhiều.

Tiểu nhiều là thận tốt hay xấu?

Thận là một cơ quan quan trọng trong hệ bài tiết, gồm 2 quả có hình hạt đậu, nằm trong khoang bụng. Đây là nơi lọc máu và chất lỏng trong cơ thể để sản xuất nước tiểu đầu sau đó tái hấp thu nước, glucose, axit amin đồng thời đưa các chất độc hại, cặn bã theo nước tiểu chính thức bài tiết ra ngoài.

Nhiều người cho rằng đi tiểu nhiều là một tín hiệu tốt của một cơ thể khỏe mạnh. Vì tiểu nhiều thì độc tố, chất cặn bã trong cơ thể cũng theo đó mà thải ra nhiều. Nhưng trên thực tế, tiểu nhiều lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có bệnh về thận.

Theo Tây y, tiểu nhiều có nhiều nguyên nhân gây ra như: uống nhiều nước, lạm dụng nước ngọt, đồ uống có gas, uống thuốc lợi tiểu… hoặc do các bệnh lý như viêm bàng quang, hội chứng kích thích bàng quang… trong đó có nguyên nhân do chức năng thận suy giảm: suy thận, viêm cầu thận, viêm bể thận, sỏi thận… Còn trong Y học cổ truyền, tiểu nhiều đều do chức năng thận, bàng quang suy yếu.

Vì vậy có thể nói, tiểu nhiều có nguyên nhân do thận xấu gây nên. Các bệnh về thận có thể làm giảm khả năng lọc máu, chất lỏng để tạo nước tiểu đầu (viêm cầu thận, thận hư), cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tái hấp thu khiến lượng nước tiểu lớn, thất thoát các chất có lợi cho cơ thể (suy thận) hoặc ngăn cản quá trình nước tiểu chuyển đến bể thận, bàng quang (sỏi thận)…

Tư vấn online miễn phí là cách nhanh nhất mà bạn có thể hiểu rõ về tình hình sức khỏe mà không cần đọc nhiều tài liệu. Hãy nhấp vào khung bên dưới để được tư vấn và giải đáp miễn phí.