Uống Rượu Mặt Tái Tốt Hay Xấu / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Gdcn.edu.vn

Uống Rượu Mặt Tái Có Nguy Hiểm?

Rượu có thành phần chính là ethanol ở những người có thể trạng tốt có gen phân giải rượu mạnh ADH và ALDH2 nhóm GG giúp nhanh chóng phân giải ethanol.

Người có mặt tái khi uống rượu thường có tửu lượng cao hơn người mặt đỏ nhưng khả năng phân giải rượu lại bình thường, họ thường thuộc nhóm gen ADH rất yếu và ALDH2 GL hoặc LL nên khi rượu được Enzyme tạo thành từ ADH phân giải thành acetaldehyde thì ngay sau đó acetaldehyde phân giải ngay thành Acetat dẫn đến mặt không đỏ.

Nhưng ở những người này tốc độ phân giải ethanol lại chậm, trong khi đó khi uống rượu Ethanol ngấm trực tiếp vào máu dẫn tới nồng độ ethanol trong máu tăng dần.

Ở đây được coi như là ngộ độc rượu thông thường “ngộ độc ethanol”

Các triệu trứng thường phụ thuộc vào nồng độ ethanol trong huyết thanh (mg/dl)

Nồng độ từ 20-50 thường có các triệu chứng như cảm xúc thất thường thích nói nhiều hưng phấn, 50 – 100 loạn ngôn ngữ phản ứng chậm mất khả năng phân tích , 100 – 200 thích bạo lực không cảm xúc không định hướng, trên 200 thường là giảm thân nhiệt tụt huyết áp hôn mê trụy tim mạch tử vong.

Khác với người tửu lượng kém do khả năng phân giải acetaldehyde kém làm nồng độ acetaldehyde trong máu cao gây các triệu chứng buồn ngủ nhanh say mặt đỏ, người uống rượu mặt tái nguy hiểm hơn nhiều thường lâu say hơn người mặt đỏ nhưng dễ bị ngộ độc ethanol dẫn tới nói nhiều lảm nhảm không buồn ngủ dễ kích động và có các hành vi bạo lực.

Qua đây bạn có thể hiểu tại sao có những người uống rượu say ngoan ngoãn đi ngủ lại có những người uống say đi đập phá làng xóm :)).

Lưu ý những người say kiểu này rất khỏe do Ethanol vào máu nhiều nhưng không được phân giải “quá trình phân giải tốn nhiều năng lượng” nhưng lại kích thích thần kinh mạnh không cảm giác đau hay sợ hãi. Còn những người say do acetaldehyde cao thì thường bị ức chế thần kinh vận động và rút năng lượng do phân giải rượu mạnh dẫn tới người mềm nhũn và thường là ngủ luôn tại chỗ.

Uống Rượu Mặt Đỏ Tốt Hay Xấu? Giải Pháp Nào Là Tối Ưu?

Nếu bạn bị đỏ bừng mặt chỉ sau 1 đến 2 chén rượu đầu thì bạn không hề đơn độc, có rất nhiều người cũng bị như vậy. Có hai luồng ý kiến trái chiều về hiện tượng này, có người cho rằng đó là biểu hiện tốt, nhưng cũng có những người khẳng định đó là biểu của vấn đề lớn trên sức khỏe. Vậy, ý kiến nào là đúng? Uống rượu mặt đỏ tốt hay xấu? Mời bạn đọc bài viết ngay sau đây để có cho mình đáp án chính xác nhất!

Uống rượu mặt đỏ tốt hay xấu?

Uống rượu mặt đỏ tốt hay xấu?

Người uống rượu dễ bị đỏ mặt là do cơ thể họ thiếu hụt aldehyde dehydrogenase 2 (ALDH2). Đây là một loại enzym trong cơ thể bạn giúp làm giảm chất chuyển hóa của rượu là acetaldehyde. Chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế chuyển hóa rượu trong cơ thể và vai trò của ALDH2 trong quá trình chuyển hóa đó ngay sau đây.

Rượu được hấp thu vào máu, gần như toàn bộ trong số chúng được chuyển hóa tại gan. Tại đây, ethanol trong rượu được chuyển hóa thành acetaldehyde. Acetaldehyde là chất độc hại, gây say và là thủ phạm khiến người uống rượu bị đỏ mặt. Khi mặt đỏ và có triệu chứng say xỉn nghĩa là lượng chất này trong cơ thể đang tăng cao.

Acetaldehyde sau đó được ALDH2 và glutathione chuyển hóa thành acid acetic (giấm ăn) không độc hại, rồi chuyển hóa tiếp thành CO2 và nước, đào thải ra ngoài.

Quá trình chuyển hóa rượu tại gan

Ở những người thiếu hụt ALDH2, tốc độ chuyển hóa từ Acetaldehyde (độc hại) thành acetic acid (giấm ăn không độc hại) sẽ rất chậm. Từ đó, nồng độ Acetaldehyde tăng lên nhanh chóng. Đây chính là lý do vì sao, có những người mới chỉ uống được một vài chén đầu đã đỏ bừng mặt và say bí tỉ.

Người uống rượu bị đỏ mặt do tăng nồng độ acetaldehyde

Vậy, uống rượu mặt đỏ tốt hay xấu? Qua những thông tin trên, có thể khẳng định uống rượu dễ bị đỏ mặt là biểu hiện cơ thể của bạn “yếu” trước rượu, đây là hiện tượng không tốt.

Không chỉ vậy, người uống rượu bị đỏ mặt còn có nguy cơ mắc một số bệnh lý cao hơn so với người khác. Cụ thể sẽ được trình bày trong phần tiếp theo của bài viết.

Người uống rượu dễ bị đỏ mặt có nguy cơ gặp một số bệnh lý cao hơn những người khác

Một nghiên cứu tại Hàn quốc trên 1.763 người đàn ông đã chỉ ra rằng: Những người đàn ông đỏ bừng mặt sau khi uống rượu có nguy cơ cao huyết áp lớn hơn đáng kể khi họ sử dụng đồ uống chứa cồn từ 4 – 5 lần mỗi tuần. Ngược lại, những người có biểu hiện bình thường sau khi uống rượu vẫn ở trạng thái ổn định và không cho thấy huyết áp tiềm ẩn nguy cơ tăng lên. Huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Người uống rượu bị đỏ mặt cần làm những gì?

Cách tốt nhất bạn có thể làm đó là tránh uống rượu. Thế nhưng, một người đàn ông thực sự rất khó để làm được điều đó. Đám cưới, đám hỏi, đám giỗ, công việc, bạn bè hay những buổi tiệc cuối năm, tất cả đều khiến bạn phải uống rượu.

Có một sự thật cần chấp nhận rằng, không có phương pháp nào giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt ALDH2 của bạn. Cách khắc duy nhất và hiệu quả nhất đó là làm chậm tốc độ đưa rượu vào máu và ngăn chặn sự hình thành Acetaldehyde trong quá trình chuyển hóa rượu.

Làm chậm quá trình hấp thu rượu bằng cách nào?

Tốc độ hấp thu rượu phụ thuộc vào tốc độ uống và độ tháo rỗng dạ dày của bạn. Vì vậy, để làm chậm quá trình hấp thu rượu, bạn nên thực hiện các phương pháp sau đây:

– Uống rượu từ từ, không uống quá nhanh, không uống liên tục và nên hạn chế tình trạng uống cạn chén.

– Ăn lót dạ trước khi uống rượu: Dựa vào quá trình hấp thu rượu đã phân tích ở phần đầu bài viết, bạn nên ăn lót dạ bằng cơm, bún phở hoặc vài mẩu bánh mì nướng… trước khi uống rượu.

– Một ly sữa nóng sẽ tốt cho bạn: Uống một ly sữa tươi được hâm nóng sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu rượu. Nhờ đó, bạn nhậu sẽ lâu say hơn.

Ngăn chặn sự hình thành acetaldehyde bằng cách nào?

Với sự phát triển của y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra chất giúp rượu chuyển hóa trực tiếp thành acetic acid (giấm ăn) mà bỏ qua bước tạo thành acetaldehyde, đó là N-acetylcystein.

N-acetylcystein giúp rượu chuyển hóa trực tiếp thành acetic acid

Khi đó, lượng chất acetaldehyde hình thành sẽ được hạn chế tối đa. Tình trạng đỏ mặt và những tác hại khi uống rượu sẽ được giảm thiểu tốt. Hiện nay, N-Acetylcystein cùng nhiều thành phần khác đã có mặt trong sản phẩm BoniAncol + giúp chống say rượu đến từ Mỹ.

Sản phẩm BoniAncol là giải pháp hoàn hảo giúp ngăn chặn sự hình thành chất độc hại acetaldehyde nhờ thành phần N-Acetylcystein. Từ đó BoniAncolgiúp giảm thiểu tình trạng uống rượu đỏ mặt cùng những tác hại khác của rượu trên cơ thể.

Ngoài ra, trong BoniAncol + còn có các thành phần như L-Glutamine, rễ cây Kava, Magie và vitamin B6. Thành phần L-Glutamine giúp kích thích não tăng tiết serotonin, kết hợp với rễ cây Kava và magie, vitamin B6 giúp tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện chức năng não, giúp cơ thể phục hồi về trạng thái bình thường.

Các thành phần trong BoniAncol + được tối ưu hóa tác dụng nhờ công nghệ bào chế Microfluidizer – Công nghệ siêu nano tiên tiến, hiện đại bậc nhất thế giới. Công nghệ bào chế này giúp tạo ra những phân tử có kích thước < 70nm, từ đó chúng dễ dàng được hấp thu vào cơ thể, sinh khả dụng có thể lên đến 100%. Nhờ vậy, sản phẩm sẽ phát huy được hiệu quả tối ưu.

Cơ chế giúp tăng tửu lượng, bảo vệ gan thận của BoniAncol +

Phản hồi của người dùng sản phẩm BoniAncol +

Anh Trần Trung Hùng (ở số nhà 26, ngõ 85 phố Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội, số điện thoại: 0917.596.469 ).

Anh Trần Trung Hùng (bên phải)

Anh Hùng chia sẻ: “Trước đây, chỉ cần uống một chút rượu là mặt anh đã đỏ bừng và không còn tỉnh táo. Điều đó làm công việc của anh bị ảnh hưởng rất nhiều. Mãi về sau anh mới biết đỏ mặt sau khi uống rượu là cực kỳ không tốt và cần hạn chế uống. Thế nhưng, tính chất công việc của anh phải tiếp khách nhiều, không thể tránh được”.

“Từ ngày có BoniAncol +, anh thấy mình uống đến chén thứ bảy, thứ tám mà vẫn thấy rất tỉnh táo, mặt cũng ít đỏ hơn. Nhiều khi vui, anh còn uống nhiều hơn mà không say, không nôn, vẫn tự bắt xe về nhà được. Về là anh lên giường đi ngủ, sáng hôm sau dậy đi làm như bình thường. Đặc biệt, dù uống rượu cũng khá thường xuyên đấy nhưng men gan của anh vẫn rất đẹp”.

Anh Hoàng Ngọc Quỳnh (32 tuổi, ở khu 7, xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ; điện thoại: 0326976276):

Anh Hoàng Ngọc Quỳnh (32 tuổi)

Anh Quỳnh chia sẻ: “Anh chỉ cần uống rượu vào là mặt đỏ bừng bừng, chân tay thì loạng quạng. Vì thế, mọi lời nói của anh khi đó đều được coi là của kẻ say, không có ý nghĩa. Với một người có công việc phải đi tiếp khách nhiều như anh thì đó là một bất lợi rất lớn”.

“Nhờ có sản phẩm BoniAncol + mà tửu lượng của anh đã tăng lên rất nhiều. Bây giờ, anh đã uống nhiệt tình và lâu say hơn, không bị say xỉn mất kiểm soát, mặt cũng ít bị đỏ hơn, anh cũng không hay nổi mẩn ngứa như trước nữa. Anh hài lòng lắm!”

1 lọ BoniAncol + 60 viên có giá 380.000đ.

Sản phẩm BoniAncol + được áp dụng chương trình tích điểm tặng quà: Mỗi một lọ bạn tích được 1 điểm, khi tích được 6 điểm bạn được tặng thêm một lọ BoniAncol +. Để nắm được chi tiết chương trình khuyến mại, bạn vui lòng đọc tờ hướng dẫn trong mỗi hộp sản phẩm hoặc gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp chi tiết.

Hội Chứng Đỏ Mặt Khi Uống Rượu Bia

Thứ tư, 08 Tháng 1 2020 18:29 Biên tập viên Số truy cập: 8676

Bs. Huỳnh Minh Nhật – Giới thiệu

Hội chứng đỏ mặt khi uống rượu bia (hay Asian Flush) là tình trạng xuất hiện mảng đỏ bừng hoặc ban đỏ trên mặt, cổ, vai, thậm chí toàn bộ cơ thể sau khi uống một lượng đồ uống có cồn kết hợp với các triệu chứng như nôn mửa, đau đầu, nhịp tim nhanh. Đây là một hội chứng phổ biến ở người châu Á, biểu hiện của việc chuyển hóa rượu không hiệu quả chủ yếu là do sự thiếu hụt của men aldehyde dehydrogenase 2 (ADLH2).

Vì biểu hiện đỏ mặt khá thường gặp nên nhiều người nghĩ đó là phản ứng bình thường khi uống bia rượu thậm chí cho rằng đó là biểu hiện của lưu thông máu tốt mà không biết rằng đây là nhóm người có nguy cơ cao mắc ung thư thực quản, một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất thế giới với tiên lượng sống ngắn ngủi (Chỉ có khoảng 20% ​​bệnh nhân sống sót sau ba năm kể từ khi chẩn đoán).

Nguyên nhân

Khi uống rượu bia chứa ethanol, cơ thể chúng ta hấp thu chủ yếu ở ruột non và trải qua hai bước chuyển hóa ở gan trước khi vào tuần hoàn chung đến các cơ quan khác. Bước thứ nhất, men ADH chuyển hóa ethanol thành acetaldehyde. Bước thứ hai, men ALDH2 chuyển hóa acetaldehyde thành acetate (hay là acid axetic, thành phần chủ yếu trong giấm ăn).

Trong ba chất: ethanol, acetaldehyde và acetate; acetaldehyde được xem là độc nhất, acetate gần như vô hại. Khi lượng acetaldehyde được sản sinh với một mức quá lớn sẽ không được chuyển hóa hết hoặc chuyển hóa không hiệu quả gây tích tụ acetaldehyde trong máu sẽ gây tình trạng đỏ mặt, nóng bừng, đau đầu, nôn mửa và nhịp tim nhanh. Về mặt lâu dài, acetaldehyde có khả năng gây đột biến DNA và thúc đẩy ung thư.

Nhiều khám phá trong những năm gần đây đã cho thấy quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể chịu ảnh hưởng của gen hay nói một cách khác tửu lượng của mỗi người chịu ảnh hưởng của di truyền, cụ thể là một gen có cùng tên với men là gen ALDH2.

Ở các quốc gia Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), trong dân số có hai biến thể chính của ALDH2, kết quả từ việc thay thế glutamate (Glam) ở vị trí 487 bằng lysine (Lys). Alen Glam mã hóa một protein có hoạt tính xúc tác bình thường trong khi đó các alen Lys mã hóa một protein không hoạt động. Do đó, đồng hợp tử Lys/Lys không có men ALDH2 hoạt động. Gen ALDH2 dị hợp tử Lys/Glam có men ALDH2 hoạt động thấp. Trên thực tế, men ALDH2 ở trường hợp dị hợp tử giảm hoạt động hơn 100 lần.

Nguy cơ ung thư thực quản

Từ lâu rượu bia được chứng minh là yếu tố nguy cơ của ung thư thực quản và nguy cơ này tăng tỉ lệ với mức độ sử dụng rượu bia. Với những người bị hội chứng đỏ mặt khi uống bia rượu nguy cơ này còn cao gấp nhiều lần.

Một loạt các nghiên cứu dịch tễ học tại Nhật Bản đã chỉ ra rằng những người có gen dị hợp tử ALDH2 Lys/Glam có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp 6-10 lần so với những người có enzyme ALDH2 hoạt động hoàn toàn. Đáng chú ý, các nghiên cứu này cho thấy những người có biến thể không hoạt động (Lys/Glam) uống tương đương 330g rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư thực quản tăng gấp 89 lần so với người không uống. Có một nghịch lý là những người mang gen đồng hợp tử Lys/Lys không có men ALDH2 nên hội chứng đỏ mặt khá dữ dội khiến họ hầu như như không thể uống rượu bia. Trong khi đó những người mang gen ALDH2 Lys/Glam có biểu hiện ít nghiêm trọng hơn do hoạt động của enzyme ALDH2 thấp. Kết quả là, một số người có thể phát triển khả năng chịu đựng và trở thành người nghiện rượu nặng theo thói quen dẫn đến có nguy cơ ung thư thực quản do uống rượu bia cao nhất.

Phát hiện và giáo dục sớm

Dựa vào con số khoảng 36% người Đông Á có hội chứng đỏ mặt khi uống rượu bia, các tác giả ước tính rằng có ít nhất 540 triệu cá nhân thiếu ALDH2 trên thế giới, chiếm khoảng 8% dân số. Trong con số khổng lồ này, chỉ cần giảm một chút nhỏ tỷ lệ mắc ung thư thực quản có thể giúp giảm đáng kể số ca tử vong do ung thư thực quản trên toàn thế giới.

Các bác sĩ lâm sàng điều trị bệnh nhân gốc Đông Á cần nhận thức được nguy cơ ung thư thực quản do uống rượu ở bệnh nhân thiếu ALDH2. Điều quan trọng là có thể xác định liệu cá nhân đó có bị thiếu ALDH2 hay không bằng cách dựa vào bộ câu hỏi Flushing Questionnaire gồm 2 câu hỏi

(A) Bạn có xu hướng phát triển đỏ bừng mặt ngay sau khi uống một ly bia (khoảng 180ml) không? (khoảng hai phần ba ly rượu thường hoặc một ly rượu mạnh).

(B) Bạn có xu hướng phát triển đỏ bừng mặt ngay khi uống một ly bia trong một hoặc hai năm đầu khi bạn bắt đầu uống?

Nếu một cá nhân trả lời Có cho câu hỏi A hoặc B, họ được coi là thiếu ALDH2. Việc bổ sung câu hỏi B rất quan trọng vì một số cá nhân có thể trở nên dễ dãi với phản ứng đỏ mặt. Khi bệnh nhân thiếu ALDH2 đã được xác định, họ cần được thông báo về nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản do uống rượu, Chú ý rằng bệnh nhân cũng nên được thông báo rằng hút thuốc làm tăng thêm nguy cơ ung thư thực quản theo cách hiệp đồng với rượu. Đối với những bệnh nhân có nguy cơ ung thư thực quản cao, các bác sĩ cũng nên xem xét nội soi để phát hiện sớm ung thư. Khi được phát hiện sớm, ung thư thực quản có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt niêm mạc nội soi, một thủ tục tiêu chuẩn và tương đối ít xâm lấn. Thông báo cho những người trẻ tuổi thiếu ALDH2 về nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản do uống rượu là cơ hội quý giá để phòng ngừa ung thư.

Kết luận

Hội chứng đỏ mặt khi uống rượu bia là biểu hiện của việc chuyển hóa rượu không hiệu quả do thiếu men ALDH2 từ đó gây tích tụ acetaldehyde làm tăng nguy cơ ung thư thực quản lên gấp nhiều lần. Các bác sĩ nên tư vấn cho những người mắc hội chứng này để hạn chế uống rượu và tốt nhất là không uống rượu bia để giảm nguy cơ phát triển ung thư thực quản.

Brooks PJ, Enoch M-A, Goldman D, Li T-K, and Yokoyama A. (2009) The Alcohol Flushing Response: An Unrecognized Risk Factor for Esophageal Cancer from Alcohol Consumption. PLoS Medicine. Vol.6 No.3.

National Institutes of Health (2009), Alcohol Flush Signals Increased Cancer Risk among East Asians.

Uống Bia Rượu Đi Tiểu Nhiều Tốt Hay Xấu? Có Phải Thận Yếu?

Điểm trung bình: 4.7/5 Bài viết có ích: 898 lượt bình chọn

Uống bia rượu đi tiểu nhiều tốt hay xấu? Nhiều quý ông gặp phải tình trạng mỗi lần uống rượu bia lại đi tiểu. Thực tế, lạm dụng nhiều rượu bia ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và có thể gây ra nhiều chứng bệnh. Uống rượu bia đi tiểu liên tục không phải dạng bệnh lý. Tuy nhiên, đây là hiện tượng cảnh báo thận yếu và một số bệnh nguy hiểm, nam giới tuyệt đối không được chủ quan.

Đi tiểu nhiều khi uống rượu bia để lại hậu quả gì?

Trước khi giải đáp vấn đề uống bia rượu đi tiểu nhiều tốt hay xấu? Nam giới nên biết hậu quả của chứng đi tiểu nhiều lần khi lạm dụng rượu bia. Đi tiểu nhiều sau khi uống rượu bia không những cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Thậm chí còn gây ra hậu quả nặng nề như:

Uống bia rượu đi tiểu nhiều

Uống nhiều rượu bia sẽ khiến cho tình trạng đi tiểu nhiều lần ở nam giới ngày càng nặng hơn. Người lại, người mắc chứng tiểu không kiểm soát khi uống rượu bia cũng khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Do đó, đây vốn dĩ là một vòng luẩn quẩn. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh, gây ra sự tự ti, xấu hổ khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

Nam giới trung niên lạm dụng rượu bia quá mức không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh lý và còn ảnh hưởng chất lượng đến chất lượng của tinh trùng, nặng hơn thì sẽ khiến nam giới mắc phải bệnh vô sinh.

Đi tiểu đêm nhiều lần khiến cho người bệnh thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.

Tại sao đi tiểu nhiều lần khi uống rượu bia?

Uống bia rượu đi tiểu nhiều tốt hay xấu? Tại sao đi tiểu nhiều lần khi uống rượu bia? Nam giới được coi là đi tiểu nhiều lần khi số lần đi tiểu đạt ngưỡng 8 lần/ngày, lượng nước tiểu thải ra khoảng trên 2 lít.

Việc uống bia đi tiểu nhiều lần có thể xảy ra mỗi khi nam giới uống nhiều nước, uống bia hoặc do các bệnh nam khoa khác như u xơ tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, viêm niệu đạo…

Nếu thông thường nam giới không gặp phải tình trạng này, chỉ khi nào uống bia mới tiểu tiện nhiều lần thì không cần quá lo lắng bởi thực chất đây chỉ là cơ chế đào thải tự nhiên của thận.

Việc nam giới uống nhiều nước mỗi ngày cộng thêm việc uống bia sẽ khiến thận tăng cường hoạt động, lượng nước bị đào thải lớn dẫn đến tiểu tiện liên tục.

Ngoài ra, bia còn được coi là một chất lợi tiểu. Trong bia thường chứa chất diuretic, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ ngăn cản sự hoạt động của hormone giãn niệu. Đây là một loại hormone giúp thận cô đặc nước tiểu nhiều hơn nhờ việc hấp thụ và lọc nước kỹ hơn.

Mỗi khi uống bia, hormone này bị giảm sẽ làm cho thận lọc nước không được kỹ, nước trong cơ thể đi qua thận nhiều sẽ tạo ra nhiều nước thải hơn khiến cho nam giới bị đi tiểu nhiều lần khi uống bia.

Ngoài ra, đi tiểu nhiều lần khi uống bia còn có nguyên nhân từ việc bàng quang bị tăng sức chứa, dẫn đến cảm giác buồn tiểu liên tục, tiểu nhiều lần mà vẫn không hết.

Việc sử dụng uống bia đi tiểu nhiều tốt hay xấu là một cách phù hợp sẽ không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí còn mang lại một số lợi ích tích cực. Tuy nhiên, nếu thường xuyên làm dụng rượu bia sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy và tác động xấu tới sức khỏe của người dùng, là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý nguy hiểm khác.

Đi tiểu nhiều lần do những nguyên nhân khác

Uống bia rượu đi tiểu nhiều tốt hay xấu? Đi tiểu nhiều lần còn do những nguyên nhân khác. Những nguyên nhân như:

Viêm bàng quang kẽ : Đây là một trong những nguyên nhân gây tiểu tiện nhiều lần. Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện cảm giác đau ở bàng quang, xương chậu khiến cho việc đi tiểu khó khăn hơn.

Bệnh viêm tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt bị viêm nhiễm có thể khiến nam giới bị , tiểu són, tiểu tiện nhiều lần trong ngày. Bệnh bao gồm 2 dạng cấp tính và mãn tính, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Đi tiểu nhiều lần do các bệnh lý nội tiết

Uống bia rượu đi tiểu nhiều tốt hay xấu? Chắc chắn là xấu vì triệu chứng này cảnh báo một số bệnh lý nội tiết nguy hiểm như:

Tình trạng đi tiểu nhiều lần khi uống bia thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, liên tục thì rất có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh viêm nhiễm nam khoa khác.

Trong nước tiểu chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Việc vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ, đúng cách sẽ khiến cho các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập, lây lan dẫn đến viêm nhiễm bộ phận sinh dục.

Cách chữa đi tiểu nhiều lần mà bạn nên biết?

Cách chữa đi tiểu nhiều lần mà bạn nên biết? Để phòng ngừa và chữa bệnh đi tiểu đêm nhiều lần ở nam giới trung niên, thì hãy tham khảo một số cách sau đây:

Mặc dù đi tiểu nhiều lần khi uống bia không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên vẫn phải đặc biệt lưu ý vì trong bia có những chất không hề “thân thiện” với sức khỏe. Với chức năng gan, dạ dày, hệ thần kinh,… Vì thế, chỉ nên uống một lượng vừa đủ, tránh sử dụng thường xuyên hoặc quá đà dẫn đến say xỉn.

Nếu chỉ đi tiểu nhiều lần khi uống bia thì điều chỉnh thói quen một chút là hệ bài tiết lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu triệu chứng tiểu nhiều lần kéo dài cần thu xếp đến gặp bác sĩ chuyên khoa vì rất có thể khi này bạn đang phải đối mặt với một bệnh lý nào đó mà chỉ có can thiệp y khoa mới xác định được.

Trong nước tiểu có chứa rất nhiều vi khuẩn, tạp chất vì vậy sau mỗi lần đi tiểu cần phải dùng giấy vệ sinh chất lượng lau chùi sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục để các mầm bệnh không có cơ hội tấn công gây viêm nhiễm nam khoa, đe dọa chức năng sinh sản.

CHÚ Ý: Đây là một bài cẩm nang, mang tính chất tham khảo, chia sẻ đến bạn đọc, giúp mọi người có thêm kiến thức về bệnh. Hiện tại, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chuyên về các bệnh Hậu môn trực tràng , Nam khoa, Phụ khoa. Vì vậy, chúng tôi không thể tư vấn những dấu hiệu bệnh mà bạn đang gặp phải. Bạn nên chủ động đến cở sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả. Rất xin lỗi về sự bất tiện này! Xin cám ơn

PGS.TS chúng tôi Nguyễn Mạnh Nhâm

Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Chủ tịch hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam.

Hội viên Hội Phẫu thuật Đại Trực tràng Mỹ (ASCRS) và Hội Phẫu thuật Tiêu hoá Pháp (SFCD)..

Hà Nội

Chuyên khoa: Ngoại khoa

Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 1978

Có hơn 30 năm công tác trong quân đội, đạt được nhiều thành tích trongg điều trị các bệnh Hậu Môn Trực Tràng.

Hà Nội

TS.BÁC SĨ CK II TRỊNH TÙNG

Chuyên khoa: Ngoại khoa

Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn

Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW

Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng

Hà Nội