Việt Cộng Là Người Tốt Hay Xấu / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Gdcn.edu.vn

Tiếng Việt Của Việt Cộng? Tiếng Việt Của Cộng Hòa?

Cách đây mấy năm, anh bạn tôi là một nhà báo người Việt, đang làm ở một tờ báo tiếng Việt tại Mỹ than thở: “Khó quá đi trời đất ơi! Các cụ bắt bẻ từng từ một. “Sân bay” không được, phải gọi “phi trường”. “Đường băng” không được, phải xài “phi đạo”. “Tài khoản” (ngân hàng) không được, phải xài “trương mục”… Các cụ bảo “sân bay”, “đường băng”, “tài khoản” là từ của Việt Cộng, cấm xài. Phải xài từ của Cộng hòa mới được!

Mà nói hay viết theo mấy cụ thì mình cũng chịu. Mình chưa đến 35 tuổi, các cụ thì sáu mươi bảy mươi cả, từ ngữ các cụ dùng chẳng còn trong sách vở hay giao tiếp thời này, chẳng mấy ai còn nói hay viết như thế. Giới trẻ làm sao hiểu? Mà không xài thì các cụ giận, các cụ bảo mình là cộng sản, rồi các cụ tẩy chay báo”.

Tôi cười lăn cười bò. Cười xong, tôi nổi cái tật tò mò táy máy, đi kiếm thử coi chuyện ảnh nói có thiệt không.

Hóa ra là thiệt.

Hóa ra có cả một nhóm người sống ở hải ngoại luôn muốn tẩy chay tiếng Việt đang được dùng trong nước. Họ bảo đó là tiếng Việt của Việt cộng, do một bọn ngu dốt nghĩ ra hoặc chế chữ nên không được dùng. Tôi không rõ hàng ngày khi giao tiếp với người khác thì họ ăn nói thế nào, nhưng trong các diễn đàn về tiếng Việt thời Cộng hòa, nhóm người này yêu cầu chỉ dùng những từ ngữ được sử dụng dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Để xác định được từ đó có đúng là được dùng trong thời Việt Nam Cộng hòa hay không thì chỉ được dùng hai cuốn từ điển tiếng Việt xuất bản dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Đó là Việt Nam từ điển của Hội Khai trí Tiến Đức, xuất bản năm 1954 và từ điển Hán-Việt của Nguyễn Văn Khôn, cũng xuất bản trước 1975.

Số từ mà nhóm người này tẩy chay khá nhiều. Tôi xin liệt kê một ít.

Tôi chỉ liệt kê một ít từ ngữ phổ biến. Chứ nếu kê đủ chắc ngồi hết nhiều đêm.

Khách quan mà nói, có những từ ngữ đang phổ biến trong báo chí, văn bản tiếng Việt trong nước đúng là rườm rà, màu mè, sai nghĩa, hoặc không phù hợp ngữ cảnh, hoặc khô khan, hình thức. Thí dụ như “đẩy mạnh”, “tăng cường” “nâng cao” “tiến lên một bước”… áp dụng trong hầu hết các báo cáo của nhà nước Việt Nam và các bản tin mang tính thông tấn.

Để giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt, chắc chắn cần nhiều người dùng tiếng Việt ở khắp nơi cùng nhau soi chiếu và chọn lọc.

Nhưng việc tẩy chay những từ ngữ mới trước đây mình chưa từng dùng, chỉ vì ám thị “ghét cộng sản, ghét Tàu” dẫn đến phủ nhận toàn bộ những gì đang được sử dụng trong nước, mới sinh ra trong nước hoặc “có hơi hám Trung Cộng” thì thật cực đoan và trẻ con.

Việc có những người lớn tuổi nuối tiếc chế độ Việt Nam Cộng hòa xong cương quyết quay lưng với ngôn ngữ trong nước như trong bảng kê nêu trên cũng y chang như việc quy kết “Hán nô” với ông Tưởng Năng Tiến, chỉ vì cái bút danh của ông nghe không giống tên người Việt thuần.

Những vị này đòi hỏi chỉ được dùng những từ ngữ đã được dùng trong thời Việt Nam Cộng hòa. Nhưng có lẽ các vị cũng quên mất, ngay cả trong thời Việt Nam Cộng hòa thì tiếng Việt tự nó cũng đã sinh ra và mất đi vô vàn từ ngữ mới, lối nói mới.

Thí dụ cụm từ “Bỏ đi Tám”. Theo tác giả Nguyễn Thị Hậu, nó sinh ra ở khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn vào thời Pháp thuộc, vào đầu thế kỷ 20. Tám là vị trí của người lao động bình dân trong hệ thống thứ bậc trong xã hội (chắc do một nhóm anh Hai nào đó trà dư tửu hậu mà thành). Ở đó quan quyền xếp thứ nhứt, dân công chức xếp thứ hai (thầy Hai thông ngôn, thầy Hai thơ ký…), thương gia Hoa kiều xếp thứ ba (chú Ba mại bản), dân giang hồ dao búa xếp thứ tư. Cũng là giang hồ nhưng thuộc loại đá cá lăn dưa hạ cấp hơn thì xếp thứ năm (thằng Năm móc túi giựt giỏ), thứ sáu là các thầy phú-lít (cảnh sát, police), mã tà. Thứ bảy là giới cho vay (anh Bảy Chà Và). Thứ tám, giới lao động bình dân đông đảo và nghèo nhứt. Thứ chín là giới “chị em”.

“Tám” nghèo và yếu tiếng nói nhứt trong giai tầng xã hội nên chuyện gì tranh chấp xảy ra thì Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy vẫn giành phần hơn. “Tám” thì lãnh đủ. Vậy nên phải ráng nhẫn nhịn, bỏ qua mà sống. “Bỏ qua đi Tám”! Hay tuyệt trần đời!

Ngoài ra, còn có “sức mấy”, “áp phe”, “âm binh”, “cô hồn các đảng”, “cà chớn chống xâm lăng” “cù lần ra khói lửa”, “cà na xí muội”, “cha chả”, “dân chơi Cầu ba cẳng”, “bận đồ khính” “một ly ông cụ”… Tiếng lóng bình dân còn có “bề hội đồng”(ăn hiếp tập thể, một nhóm người xúm nhau trị một người, dùng được trong rất nhiều hoàn cảnh, hay được dùng để chỉ vụ hiếp dâm tập thể)… Nhiều từ lắm, và nhiều từ hay lắm, thế nhưng bây giờ chính những người Việt lớn tuổi ở hải ngoại có còn dùng không?

Ngay ở trong nước, có những từ/lối nói chỉ cách đây một năm gần như thành câu cửa miệng, như “không phải dạng vừa đâu” “không phải đậu vừa rang”, thì sau một thời gian ngắn cũng đã “dạt trôi”, biến mất tăm mất tích, không ai còn nói nữa.

Ở miền Bắc Việt Nam, cách đây độ hai chục năm, muốn khen ai thật độc đáo, cá tính, giỏi giang xuất sắc trong lĩnh vực nào đó, giới trẻ trầm trồ “Nó tanh lắm”, “Khét mù”, “Khét lèn lẹt”, mặc dù người ấy rất thơm tho chứ chẳng tanh với khét gì cả.

Bây giờ, vẫn nội dung ấy thì gọi là “siêu” “chất” “chất vãi” “chất vãi chưởng”, hoặc mạnh mẽ hơn: “trất’ssssss”. “Trất” với dấu sở hữu cách tiếng Anh biến thể đằng sau chẳng có ý nghĩa gì cả, nhưng đó lại là sắc thái biểu thị rằng anh/cô/đứa ấy nó xuất sắc, độc đáo, cá tính đến tột đỉnh, “đỉnh của đỉnh”.

“Đỉnh của đỉnh” về ngữ nghĩa là không chính xác. Đã đỉnh thì chỉ có một chứ lấy đâu ra hai? Nhưng về sắc thái thì nó hết sức thú vị, vì biểu thị thái độ khâm phục, khen ngợi, công nhận… đến mức tột cùng, không thể chê bai một tí tẹo nào nữa.

Cái tươi mới, tung tẩy, biến hóa, sinh động của một sinh ngữ chính là ở những biến thể như vậy. Bởi vì ngoài ngữ nghĩa, nó còn thể hiện một cách tinh vi các cung bậc của thái độ và cảm xúc.

Khi trực tiếp gặp mặt, ngoài tiếng nói, còn có ánh mắt, nụ cười, ngôn ngữ hình thể bổ sung và làm rõ ý nghĩa của từ ngữ. Thí dụ cùng hai chữ “Thấy ghét” nhưng nói với cái nguýt mắt âu yếm, cái phát nhẹ vào vai, đôi môi hơi bĩu ra nũng nịu, chữ “ghét” kéo dài, âm điệu lên xuống trầm bổng… thì nội dung chính xác của nó lại là “Thương rồi á nha”. Còn nếu cộc lốc “Thấy ghét” kèm cái lườm hay cái nhìn trừng trừng khó chịu, thì phải xách quần chạy cho mau chớ xáp xáp vô là ăn tát.

Khi chỉ giao tiếp qua chữ viết, những “ý tại ngôn ngoại” biểu cảm qua ánh mắt, nụ cười, sự ngúng nguẩy của đôi chúng tôi những điều thú vị như thế đều gần như mất hết. Do vậy mà các hãng sở hữu mạng xã hội phải luôn luôn vẽ ra thật nhiều icon (biểu tượng) sống động, để mà khi chữ viết thất bại, thì người ta gõ thêm một cái icon bổ sung hoặc thay thế. Thậm chí còn phải dùng cả những hình ảnh động để biểu cảm và chính xác hơn.

Thí dụ một cô gái chat với chàng trai “Anh giúp em nha” và “Anh giúp em nhaaaaaaa”. Nội dung y chang nhau, nhưng chữ “nha” kéo dài ở câu sau cũng y như khi cô kéo dài giọng nói với chàng trai vậy. Nó thể hiện sự thân mật, nài nỉ, nhõng nhẽo… mà câu trước không có, hoặc không thể hiện ra được.

Hay, hai ông đang cãi nhau kịch liệt trên mạng, mà một ông chốt: “Vâng, của nhà bác tất. Chào bác em ngược” thì không phải ông nọ đang nhường của cải cho ông kia, mà là bỏ cuộc, tuyệt vọng vì thấy bên kia bướng quá không thể thuyết phục được, hoặc không chấp nữa, cóc quan tâm nữa, “mày muốn nói gì cũng được, bố dí vào”.

Bởi vì ngôn ngữ là sinh ngữ, có sinh ra và mất đi, có chuyển đổi, lai ghép, có trào lưu và thoái trào. Những thay đổi này diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ ở cộng đồng có nhiều người cùng nói thứ tiếng đó. Nó có thể được sinh ra bất thần trong một câu nói, một cuộc trò chuyện giữa bất cứ ai, ở bất cứ đâu, từ đường phố đến “triều đình”, hay trong một tác phẩm được thai nghén nhiều năm. Chỉ cần nó giàu biểu cảm, mới lạ, hài hước hoặc thông minh, hoặc chỉ ngồ ngộ, vui tai… là đã đủ để phổ biến.

Gượng ép gán thái độ chính trị vào cho những từ ngữ mà trước giờ mình chưa từng thấy, như “từ ngữ của Việt cộng”, “từ ngữ của Tàu cộng” là công việc rất trái tự nhiên, rất mệt mỏi và khiên cưỡng. Nó chỉ khiến người ta xơ cứng, quẩn quanh, già cỗi, lạc hậu và tự cô lập với cộng đồng.

Nếu thực tâm muốn giữ tiếng Việt cho trong sáng và giàu có, trước nhất phải giữ cái đầu cởi mở, chọn lọc, tinh tế và thông minh. Không thể bắt nó đóng băng, làm một cái xác sống, sống bằng hoài niệm cổ hủ. Đó là một việc vô nghĩa chẳng khác gì muốn cái cây tươi tốt nhưng lại chặt hết rễ của nó.

*Bài viết không thể hiện quan điểm của RFA

Đảng Cộng Sản Việt Nam

Chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam là mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt của các thế lực thù địch. Chúng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, tiến hành tác động, phá hoại nội bộ Đảng, làm giảm uy tín, nhằm đi đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, dù có sử dụng “trăm phương nghìn kế”, các thế lực thù địch cũng không thể phủ nhận được sự thật hiển nhiên về niềm tin của toàn dân ta đối với Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với những thành tựu to lớn đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận cả trên phương diện lý luận, thực tiễn và lịch sử.

THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Mục đích và thủ đoạn của các thế lực thù địch là gì khi chúng tung ra luận điệu “Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết vai trò lịch sử, không đủ khả năng để lãnh đạo đất nước”?

Về chính trị, chúng cho rằng “Ở Việt Nam, công nghiệp chưa phát triển, số lượng, chất lượng công nhân giai cấp công nhân bị hạn chế. Đảng Cộng sản Việt Nam không thể gọi là Đảng của giai cấp công nhân được, nó có rất ít tính công nhân mà mang đậm tính nông dân, chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa phong kiến”. Vì thế, “giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản không thể lãnh đạo, xây dựng được chủ nghĩa xã hội đích thực ở Việt Nam” (!). “Đảng không nên giữ vai trò lãnh đạo chính trị, không nên và không thể lãnh đạo tuyệt đối”. Chúng xuyên tạc Đảng ta đã sai lầm về chính trị khi “vội vàng xóa bỏ” đảng Dân chủ và đảng Xã hội, “tạo điều kiện cho Đảng Cộng sản độc đoán, chuyên quyền, bóp nghẹt tự do, dân chủ”. Chúng kêu gào: “Từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản vì đó là then chốt của chế độ dân chủ. Đảng cho mình cái quyền đứng trên dân tộc, cái đó không ai chịu chấp nhận”; đòi “xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng”.

Về tư tưởng, chúng cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng là sai lầm”, vì rằng “chủ nghĩa Mác – Lênin là ngoại lai, bắt nguồn từ phương Tây, nên không còn phù hợp với Việt Nam”; rằng “Học thuyết Mác là sản phẩm của thế kỷ XIX, do vậy, đem đặt nó trong bối cảnh thế kỷ XXI nếu không lạc hậu, thì cũng chẳng thể là khoa học” (!); “chủ nghĩa Mác đã đóng góp khá nhiều cho lịch sử, đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử rồi, nó không còn phù hợp với thời đại ngày nay”; v.v.

Đối với tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng cho rằng, Hồ Chí Minh là nhà “dân tộc chủ nghĩa chứ không phải là nhà mác-xít”; “không thể lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” vì không phù hợp với điều kiện mới của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đảng Cộng sản Việt Nam đề cao tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, là để “an dân” chứ thực chất không theo Hồ Chí Minh (!?).

Về phương diện tổ chức, chúng tập trung đánh vào các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ. Chúng cho rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ đã lỗi thời, nó chỉ thích hợp với hoạt động của Đảng khi chưa giành được chính quyền, còn hoạt động bí mật hoặc lãnh đạo trong chiến tranh; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên nhân gây ra độc đoán, chuyên quyền trong Đảng và trong xã hội, không có nhân đạo.

Chúng còn cho rằng, trong Đảng có nhiều phe phái: phe cải cách và phe bảo thủ; trong Đảng còn có các nhóm lợi ích, v.v.

Về đạo đức, chúng bịa đặt, bôi nhọ, nói xấu cán bộ Đảng và Nhà nước, đánh vào sinh hoạt, đạo đức, lối sống các đồng chí lãnh đạo; tung ra nhiều chuyện giật gân trong sinh hoạt của lãnh đạo. Chúng cho rằng, Đảng và đảng viên ngày càng suy thoái, biến chất; tham nhũng, tham ô, lãng phí là căn bệnh trầm kha không thể chữa trị được. Từ đó chúng suy diễn thành “Đảng tham nhũng”, “Nhà nước tham nhũng”…

Thực chất, những “lập luận” trên là thủ đoạn dọn đường cho sự hình thành tư tưởng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập hòng vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LUÔN ĐỦ KHẢ NĂNG ĐỂ LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC

Giả định rằng, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết vai trò lịch sử, không đủ khả năng để lãnh đạo đất nước thì lực lượng nào sẽ có đủ khả năng để thay thế vai trò đó? Các thế lực thù địch thừa hiểu về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam là như thế nào, và ở Việt Nam hiện nay không một tổ chức nào có thể thay thế và làm tốt vai trò lãnh đạo như Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, việc nói là cứ nói, “đòi” là cứ đòi, dù biết là “nói lấy được”, mà đòi thì không được! Vì thế, trong các luận điệu chúng tung ra, rất ít thấy xuất hiện một lực lượng cụ thể, một gương mặt “sáng giá” khả dĩ có thể thay thế vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Với lực lượng chính trị như vậy thì chắc chắn con đường mà họ lựa chọn cho đất nước ta sẽ là con đường tư bản chủ nghĩa (TBCN). Khi nắm được quyền lãnh đạo, họ sẽ từ bỏ mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH), xóa bỏ thành tựu mà nhân dân ta đã hy sinh bao xương máu mới giành được, sớm đưa đất nước đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản (CNTB).

Về thực chất, cái gọi là “lực lượng chính trị mới” không phải là lực lượng vì dân vì nước, mà chủ yếu là vì quyền lợi giai cấp, vì mục tiêu chính trị phản động. Do đó, một khi lực lượng này lãnh đạo đất nước thì hệ quả tất yếu sẽ là: lái đất nước đi theo con đường TBCN. Theo đó, thì cái lợi trước hết không phải cho nhân dân lao động, cho dân tộc ta mà cho giai cấp bóc lột, cho các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia. Còn nhân dân ta phải đổ bao xương máu mới giành được độc lập, mới thoát khỏi kiếp nô lệ, là người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình, thì sẽ phải quay lại địa vị cũ, đất nước lại rơi vào vòng lệ thuộc của các nước tư bản, đế quốc.

Thực tế lịch sử đã chứng minh, sau khi lãnh đạo nhân dân giành được những thành tựu vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám, trong các cuộc kháng chiến giành lại độc lập, thống nhất cho non sông đất nước, Đảng ta tiếp tục lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới – thời kỳ cả nước thống nhất cùng đi lên CNXH. Đất nước chuyển sang giai đoạn mới, vừa có hòa bình vừa có chiến tranh; vừa phải đối phó với kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động quốc tế, vừa chống lại sự bao vây, cấm vận và cô lập tứ phía. Khó khăn chồng chất khó khăn. Kinh nghiệm lãnh đạo đất nước xây dựng CNXH được tích lũy trong những năm lãnh đạo miền Bắc xây dựng CNXH trong điều kiện đất nước có chiến tranh trước đây tuy rất quý báu, nhưng chừng đó là chưa đủ cho việc lãnh đạo, tổ chức xây dựng và quản lý phát triển đất nước trong điều kiện mới với quy mô và tầm vóc mới. Mọi việc dường như phải làm lại từ đầu, để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, vừa mới giành được độc lập và vừa bước ra khỏi các cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài 30 năm.

Các chiến sỹ Vùng 2 Hải quân với công tác trang trí, tuyên truyền, cổ động Đại hội XIII bằng panô, khẩu hiệu, bảng ảnh trong đơn vị. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Chưa hết, CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng và sụp đổ đã giáng một đòn mạnh vào hệ thống XHCN làm nó tan rã. Đất nước rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng chưa từng có và đang đứng trước nguy cơ của sự sụp đổ. Trong hoàn cảnh lịch sử ngặt nghèo ấy, bản lĩnh, trí tuệ và năng lực lãnh đạo của Đảng được phát huy và thể hiện trong điều kiện thực tiễn mới. “Đổi mới hay là chết” đó không chỉ là khẩu hiệu mà còn là mệnh lệnh của những con tim và khối óc có đủ sự nhiệt huyết và sự tỉnh táo để đưa đất nước thoát khỏi sự hiểm nguy.

Đảng Cộng sản luôn là người lãnh đạo tiên phong, “đứng mũi chịu sào” chèo lái con thuyền dân tộc vượt qua mọi thác ghềnh hiểm nguy. Trớ trêu thay, trong những lúc đất nước khó khăn và lâm nguy như vậy, đã không có một lực lượng nào, một tổ chức nào đồng lòng cùng chung tay gánh vác trách nhiệm trước non sông, đất nước, dân tộc và nhân dân. Trái lại, chỉ thấy nhưng tiếng kêu la, oán thán, những điều chỉ trích, gây chia rẽ phân tâm, làm ngã lòng người từ phía các thế lực thù địch và cơ hội… Thực tiễn lịch sử lại cho thấy một lần nữa, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo xứng đáng và tin cậy của dân tộc và nhân dân Việt Nam; lịch sử và nhân dân Việt Nam lại một lần nữa tin tưởng trao cho Đảng sứ mệnh lãnh đạo dân tộc, dẫn dắt giống nòi tiến bước cùng thời đại. Đó là sự thật hiển nhiên không phải bàn cãi.

LUẬN CỨ PHÊ PHÁN

Cơ sở lý luận

Thứ nhất, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội là cần thiết, tất yếu, khách quan.

Vấn đề Đảng Cộng sản cầm quyền là một trong những nội dung quan trọng được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đề cập. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: giai cấp công nhân là giai cấp cách mạng nhất, tiên tiến nhất, giai cấp có sứ mệnh lịch sử đào huyệt chôn CNTB. Nhưng muốn thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình thì giai cấp công nhân phải có “đội tiên phong với lý luận tiên phong và hành động tiên phong” để lãnh đạo. Đội tiên phong chính là Đảng Cộng sản – bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh, chính đảng của giai cấp công nhân ra đời là một đòi hỏi tất yếu khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp cần có lực lượng lãnh đạo giai cấp thực hiện sứ mệnh lịch sử thế giới của mình. Ph.Ăngghen cho rằng, Đảng Cộng sản ra đời là điều kiện tiên quyết để bảo đảm cho cách mạng XHCN giành thắng lợi và thực hiện được mục tiêu cuối cùng của nó là thủ tiêu giai cấp.

Kế thừa tư tưởng trên của Mác – Ăngghen, Lênin khẳng định: “Về nguyên tắc, Đảng Cộng sản phải giữ vai trò lãnh đạo, đó là điều không còn phải nghi ngờ gì nữa”(1). Bởi Đảng Cộng sản là đội tiên phong giác ngộ có tổ chức, và là tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chỉ có Đảng Cộng sản mới có đủ phẩm chất chính trị và năng lực, xứng đáng là người lãnh đạo xã hội mới. Lênin cũng chỉ rõ: “Đảng Cộng sản…. cầm quyền tức là Đảng không chỉ lãnh đạo Nhà nước mà là lãnh đạo cả xã hội”(2). Và trong điều kiện cầm quyền đó, Đảng phải là “trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại”(3).

Giải đáp vấn đề “Cách mệnh trước hết phải có cái gì?”, Hồ Chí Minh chỉ rõ “trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững mạnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”(4). Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đây là một bước ngoặt lịch sử trọng đại, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về tổ chức và đường lối của cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. “Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”(5).

Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là chính danh, hợp hiến và hợp pháp.

Trên thế giới, việc quy định về đảng chính trị trong Hiến pháp mang tính phổ biến. Chẳng hạn: Hiến pháp của Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc có 1 điều; Hiến pháp của Thổ Nhĩ Kỳ, Ucraina, Ba Lan có 2 điều; Hiến pháp Udơbêkixtan có 3 điều,… quy định về đảng chính trị(6).

Các bản Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1980, năm 1992 và năm 2013 đều có 1 điều quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”(7), là phù hợp với xu hướng chung của thế giới hiện nay, không phải là cá biệt.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam”(8). Điều lệ Đảng quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền… Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy”.

Thứ ba, Đảng đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”(9). Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Trên thực tế, Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công CNXH và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

Cơ sở thực tiễn

Thứ nhất, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được khẳng định trong thực tế tiến hành cách mạng và được nhân dân thừa nhận.

Thực tiễn Việt Nam đã từng có thời kỳ đa đảng. Năm 1946, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn tồn tại hai đảng đối lập là Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội. Hai đảng này không đại diện cho lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân, mà bám gót ngoại bang, nên không được nhân dân chấp nhận.

Có thời kỳ, bên cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam còn có Đảng Dân chủ Việt Nam (1944 – 1988) và Đảng Xã hội Việt Nam (1946 – 1988), nhưng các đảng ấy cũng không được đa số nhân dân giao cho sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng. Các đảng ấy, đều tuân thủ đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân giao phó, ủy thác. Sau đó hai đảng này tuyên bố tự giải thể và chỉ còn lại Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là hiển nhiên, là sự lựa chọn và giao phó của lịch sử, của nhân dân và dân tộc Việt Nam, Đảng không tranh giành vai trò lãnh đạo với bất kỳ đảng phái nào.

Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, Đảng ta là đảng cầm quyền chính là thông qua việc nắm quyền, Đảng thực hiện sứ mệnh lãnh đạo xã hội, lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo nhân dân, để đạt được mục tiêu cách mạng mà Đảng và dân tộc đều đồng thuận.

Thứ hai, vai trò lãnh đạo lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thực tế kiểm nghiệm, nhất là vào những bước ngoặt của lịch sử.

Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, đưa cả nước đi lên CNXH.

Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đã thu được nhiều thắng lợi: đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới; quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên; đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt; đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.

Tuy nhiên, trong lãnh đạo, Đảng có lúc phạm sai lầm, khuyết điểm, có những sai lầm nghiêm trọng. Đảng đã nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh đốn để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên. Nhưng, một số kẻ thù địch, cơ hội chính trị lại không thấy hoặc cố tình lờ đi điều ấy, hơn thế, họ còn thổi phồng những khuyết điểm, sai lầm của Đảng và quy kết Đảng không đủ năng lực lãnh đạo trong điều kiện mới của đất nước. Rõ ràng đây là một sự xuyên tạc, vu cáo Đảng ta, nhằm kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức thâm độc và nguy hiểm.

Thứ ba, nhân dân Việt Nam đã thừa nhận và ủy quyền Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng.

Quan hệ Đảng – dân là mối quan hệ bản chất và máu thịt của Đảng ta. Ngay từ khi ra đời Đảng luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, được nhân dân thương yêu, đùm bọc, che chở và xây dựng. Hơn 90 năm đi theo Đảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tầng lớp nhân dân Việt Nam nhận rõ hơn ai hết, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, không có một lực lượng, một tổ chức nào có thể đại diện chân chính cho lợi ích của mình. Vì thế, nhân dân tin tưởng ủy thác trao quyền lãnh đạo cho Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thực tế cách mạng Việt Nam cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng đối với đất nước là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, là ý nguyện của nhân dân. Vì thế, các tầng lớp nhân dân mong muốn Đảng luôn giữ vững vai trò lãnh đạo, không chia sẻ quyền lực với các lực lượng khác khác trong vai trò cầm quyền của mình. Bởi đó là nguyên tắc đã được được hiến định và là một kết quả tất yếu của lịch sử cách mạng Việt Nam, không thể thay đổi

Quan hệ Đảng – dân là mối quan hệ bản chất và máu thịt của Đảng ta. Thứ tư, ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước và xã hội.

Tuyệt đại đa số nhân dân mong muốn Đảng tự chỉnh đốn, khắc phục các khuyết điểm, yếu kém để hoàn thành sứ mệnh của mình là lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Để xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân, Đảng đã đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, làm tròn trách nhiệm là đội tiên phong, vai trò của Đảng cầm quyền và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới. Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã đề ra bốn nhóm giải pháp giải quyết những vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng, trong đó nhóm giải pháp thư tư nêu rõ việc phát huy vai trò, trách nhiệm của quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tóm lại, quan điểm cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết vai trò lịch sử, không còn đủ khả năng để lãnh đạo đất nước” là quan điểm sai lầm, phản khoa học, phi thực tế. Quan điểm này dựa trên những lập luận mang tính chủ quan, võ đoán, thiếu căn cứ khoa học, bất chấp đạo lý và lẽ phải thông thường, phiến diện và phi lôgic. Thực tiễn cách mạng Việt Nam và những thành quả mà nhân dân ta đạt được, dưới sự lãnh đạo của Đảng hơn 90 năm qua, đã hoàn toàn bác bỏ quan điểm sai trái, thù địch đó và chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất có đủ khả năng lãnh đạo đất nước thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân./.

PGS. TS. PHAN TRỌNG HÀO

Phong Thủy Việt: Mưa Trong Ngày Cưới Là Tốt Hay Xấu?

Một trong những điều cuối cùng mà một cô dâu hay chú rể muốn biết là điều gì sẽ xảy ra nếu có mưa trong đám cưới của họ.

Trong một số nền văn hóa, mưa vào ngày cưới tượng trưng cho khả năng sinh sản và làm sạch. Người ta tin rằng đó là điềm lành.

Nói chung, mưa được coi là một điềm lành đối với đám cưới. Mọi người có xu hướng lo lắng về việc liệu thời tiết trong ngày trọng đại của đời mình có khắc nghiệt không và luôn tìm kiếm những thông tin dự báo thời tiết.

Ngày cưới được xem là ngày hạnh phúc nhất của đời bạn, một ngày tràn đầy tình yêu, niềm vui, hy vọng, kỳ vọng và hứng thú. Nó đánh dấu sự khởi đầu của một chương mới trong cuộc sống. Do vậy người ta luôn mong muốn được phước đức, hạnh phúc và may mắn.

Cơn mưa mang đến nguồn nước cho những nơi khô cằn và khiến các loại cây trồng phát triển mạnh. Do đó, nó thường được xem như một phước lành và mang lại may mắn. Với ý nghĩa đó, người ta tin rằng mưa vào ngày cưới là một dấu hiệu của sự may mắn.

Trong một số nền văn hóa, mưa vào ngày cưới còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự sinh sôi. Do những ý nghĩa tích cực đó, một cơn mưa vào ngày cưới thường được xem là tốt.

Mưa cũng có nghĩa là sạch sẽ. Bạn đã bao giờ để ý rằng mọi thứ đều trông mới mẻ và sạch sẽ sau cơn mưa. Trong nghĩa bóng, cơn mưa cũng có nghĩa là rửa đi bụi bẩn và những vết nhơ trong quá khứ.

Sau cơn mưa, có một thân tâm trong sạch sẽ cho phép bạn bắt đầu lại từ đầu một lần nữa. Đối với những người đã kết hôn, một sự khởi đầu mới được hình dung là họ bắt tay vào cuộc sống mới với nhau.

Ngoài ra, mưa trong ngày cưới còn được coi là một dấu hiệu về khả năng sinh sản. Nước làm cho mọi thứ phát triển. Nhiều cặp vợ chồng có sự kỳ vọng rằng gia đình họ sẽ được ban phước với nhiều đứa trẻ. Mưa cũng được mở rộng ra như khả năng sinh sôi của cải vật chất. Đó có thể là điềm lành về sự sinh sôi nảy nở của tài lộc, mùa màng bội thu.

Mưa cũng được xem là một chất kết dính tượng trưng cho sự thắt chặt tình cảm vợ chồng. Thêm nữa, mưa cũng được coi là một dấu hiệu của sự phục hồi. Nó giúp cho những gì đã khô khan hoặc được coi là đã chết sẽ lấy lại sức mạnh và mang lại sự đổi m

Mưa trong ngày cưới là tốt hay xấu

Phong Trào “Tôi Không Thích Đảng Cộng Sản Việt Nam”

Chân Như, phóng viên RFA 2015-01-14

DDBT01142015.mp3

Bạn Bạch Hồng Quyền, hưởng ứng Phong trào: Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam.

Citizen photo

Your browser does not support the audio element.

“Tôi không thích đảng CSVN” là tên của một phong trào vừa dấy lên trên cộng đồng mạng. Đây là một hình thức đấu tranh mới do những nhà đấu tranh dân chủ trẻ Việt Nam khởi xướng để phản kháng lại vụ việc chính phủ Việt Nam ra quyết định sẽ xử phạt nặng những ai nói xấu đảng và nhà nước. Để biết thêm về phong trào này, mời quý vị cùng đến với Diễn Đàn Bạn Trẻ kỳ này cùng với sự tham gia của 4 bạn khách mời Lã Viêt Dũng, Bạch Hồng Quyền, Anthony Lê, và Thúy Nga.

Muốn thể hiện quan điểm của mình Chân Như: Xin chào các bạn, câu hỏi đầu tiên xin dành riêng cho anh Lã Việt Dũng. Để khởi xướng một phong trào, người ta cần phải có mục đích và phương hướng; Là một trong những người tham gia khởi xướng phong trào này, xin anh cho biết thêm chi tiết vì sao lại phát động chiến dịch này? ” Tôi quan niệm rằng vấn đề không phải là chúng ta nói xấu hay tốt mà là nói đúng hay sai? Nếu nói xấu mà đúng thì chính quyền phải nên lắng nghe chứ không nên đe doạ như vậy. -Lã Viêt Dũng” Chân Như: Còn các bạn, lý do vì sao các bạn tham gia phong trào này?

Lã Việt Dũng: Tôi muốn mọi người thể hiện thái độ quan điểm của mình. Nguyên nhân là hôm đấy tôi thấy trên VTV có một bài nói về việc chính quyền CSVN sẽ trừng trị, xử lý những người gọi là “nói xấu”. Tôi quan niệm rằng vấn đề không phải là chúng ta nói xấu hay tốt mà là nói đúng hay sai? Nếu nói xấu mà đúng thì chính quyền phải nên lắng nghe chứ không nên đe doạ như vậy. Tôi coi đấy là một thái độ mang tính đe doạ sự thật. Tôi nghĩ rằng vậy nếu chúng ta không thích, nhưng đấy là thật thì liệu đấy có phải là xấu không? Và liệu như vậy chính quyền có xử lý chúng ta hay không? Vì thế, tôi mạnh dạn tôi nêu quan điểm ấy trên mạng và tôi cũng muốn mọi người hưởng ứng để chứng tỏ rằng chúng ta không sợ những việc đe doạ như vậy.

Thúy Nga: Bản thân tôi thứ nhất tôi là nạn nhân. Thứ hai tôi là người đi đấu tranh trực tiếp để giúp đỡ những người gặp vấn nạn do ĐCSVN gây nên. Do đó, hằng ngày tôi thường phải tiếp xúc, thường phải chứng kiến những cảnh đảng viên của đảng CSVN họ đàn áp cũng như gây nên hoạn nạn cho người dân. Đó là lý do tôi không thích ĐCSVN.

Chân Như: Các Bạn trẻ hưởng ứng Phong trào: Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam. Citizen photo. Có vẻ như từ “không thích” dùng để lên án một nhân vật hoặc một đảng nào đó ngoài đảng CSVN thì được chấp nhận và tán dương. Tuy nhiên, khi nói đến câu “Tôi không thích đảng CSVN” thì nó lại khiến cho một số thành phần ở Việt Nam xem đó là phản động, tại sao vậy? Anh Lã Việt Dũng có thể chia sẻ về vấn đề này?

Anthony Lê: Đơn giản là khi mình thấy trên internet có một số bạn nêu lên tiếng nói của mình “họ không thích đảng CS” thì riêng đối với bản thân tôi tôi thấy việc làm của họ là hợp lý hoàn toàn xác đáng thì tôi cũng hưởng ứng phong trào. Cụ thể đối với bản thân tôi thì tôi thấy ở trong thời kỳ chế độ CS này có quá nhiều vấn nạn. Vấn nạn được quan tâm nhất là vấn nạn về tham nhũng. Nên tôi nêu lên khẩu hiệu của tôi là “tôi không thích ĐCSVN” bởi vì có quá nhiều kẻ tham nhũng là đảng viên của ĐCS, và tôi nghĩ đây là quyền của tôi được phép nói lên điều tôi không thích.

Tâm lý sợ nhà cầm quyền? Chân Như: Như anh Lã Việt Dũng chia sẻ thì người dân ở Việt Nam từ bé đã bị chỉ bảo là phải tôn thờ đảng CSVN rồi, còn anh Anthonly thì cho rằng người dân vẫn có cái tâm lý sợ sệt nhà cầm quyền. Nếu như thế thì phải chăng Việt Nam sẽ khó có thể có sự thay đổi vì còn khá nhiều các bạn trẻ vẫn có lối suy nghĩ là phải yêu đảng vì không có đảng cộng sản thì người dân không có được cuộc sống như ngày hôm nay; Hoặc nếu muốn thay đổi thể chế liệu thể chế mới sẽ tốt đẹp hơn thế chế hiện tại vân vân. Nhận xét của mọi người?

Bạch Hồng Quyền: Em là một người đấu tranh cho nhân quyền và tự do ngôn luận ở Việt Nam. Những điều ĐCSVN làm cho quyền con người của em không được tôn trọng và tự do ngôn luận. Khi phát biểu một điều gì đó thì họ tìm cách trù dập hoặc đàn áp thì đấy là lý do em không thích ĐCSVN.

Các Bạn trẻ hưởng ứng Phong trào: Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam. Citizen photo.

Lã Việt Dũng: Tôi cho rằng từ bé đến lớn, lâu lắm rồi, chúng ta những người dân ở Việt Nam được dạy, được chỉ bảo với thói quen là phải tôn thờ ĐCS. Và như anh thấy tất cả những thông tin chỉ cần trái ý với họ thôi thì bị cho là nói xấu, và với nói xấu thì họ có thể dọa và bắt người ta. Họ không quan tâm đến sự thật mà chỉ quan tâm đến cái đấy là xấu hoặc tốt cho họ thôi. Đó là một phản xạ rất tự nhiên của con người VN khi sống dưới chế độ CS hiện tại. Các anh có thể nói tôi không thích Bắc Hàn, có thể không thích ông Obama; Nhưng nếu chúng anh nói tới tôi- không thích ĐCS thì khi đó nhiều người đặc biệt là DLV họ cho rằng đây là nói xấu chế độ. Thậm chí còn cho rằng “chúng mày đang âm mưu lật đổ chế độ” hay “đe dọa sự lãnh đạo của ĐCS” . Riêng tôi, tôi không cho là như vậy, tôi chỉ cho rằng đơn giản chúng tôi có quyền được phát biểu quan điểm thích hay không thích. Và khi chúng tôi đã không thích thì chúng tôi sẽ sẵn sàng nói ra và không sợ bất cứ gì cả.

Anthony Lê: Ở Việt Nam có câu “có yêu thì nói rằng yêu, có ghét thì nói rằng ghét” phải nói thẳng để mọi người cùng biết rõ. Bản thân tôi thì thấy luật pháp Việt Nam cũng không có một điều nào quy định vấn đề về quyền mình nói yêu, ghét cả. Vốn dĩ ở Việt Nam người dân có tâm lý sợ sệt, mà đặc biệt là sợ sệt với nhà cầm quyền, nên lắm lúc họ không có được dũng khí, không có được khả năng dám nói lên quan điểm của mình. Riêng với bản thân tôi tôi thấy một số anh chị em làm như vậy tôi thấy là điều tất nhiên mình có quyền nói lên chuyện đó, và tôi sẵn sàng nói lên tâm tư của mình. Mình không thích thì mình nói không thích, ghét thì nói ghét.

Lã Việt Dũng: Tôi nghĩ rằng sự thay đổi của xã hội Việt Nam sẽ xuất phát từ hai chiều. Thứ nhất xuất phát từ chính người dân. Cái đó có thể sẽ chậm nhưng thật ra tôi nghĩ đây là ngọn lửa âm ỉ vì rất nhiều người không thích như chúng tôi nhưng họ không nói ra thôi. Họ sợ nhưng đến một lúc nào đó họ sẽ không sợ nữa. Nhưng cái mà tôi thấy rõ hơn nhiều khả năng thay đổi lớn hơn, theo tôi, sẽ phải thay đổi từ phía trên. Bởi phía trên của họ bây giờ loạn quá rồi. Họ có quá nhiều vấn đề mà thậm chí cả đấu đá nội bộ hay vấn đề tham nhũng, vấn đề lệ thuộc Trung Quốc cũng như vấn đề về điều hành quản lý đất nước họ quá yếu kém. Chính những việc đấy sẽ làm cho sự cai trị của họ, sẽ làm cho chế độ của họ bị thay đổi thôi. (Mặc dù họ cứ nói rằng họ là đạo đức là văn minh là sự lựa chọn của nhân dân.)

Chân Như: Xin cám ơn bốn bạn khách mời đã dành thời gian cho chương trình kỳ này, cầu chúc luôn bình an. Chân Như cũng cám ơn quý thính giả đã lắng nghe, hẹn lại tuần sau. Mến chào.

Anthony Lê: Tôi cũng có góc nhìn như anh Lã Việt Dũng. Thực tế, ngày nay, người dân Việt Nam họ cũng biết rõ được sự thật về mặt yếu kém của chế độ cộng sản và đâu đó trong những cuộc gặp gỡ bạn bè tôi cũng thường thấy họ rất không hài lòng và không ưa thể chế CS. Tất nhiên, họ còn cái tâm lý sợ sệt như mình có nói. Khi người dân bắt đầu ý thức được vấn đề yếu kém của chế độ cầm quyền hiện tại, càng ngày càng hiểu rõ bản chất thật của CS và với mong muốn là phải có một xã hội tốt hơn thì chắc chắn họ sẽ có những hành động biểu đạt. Tuy vậy, theo tôi, vấn đề xác thực nhất là từ nội bộ của chính quyền. Khi họ đã ý thức được họ theo chủ nghĩa này một cách mơ hồ và không đưa được xã hội phát triển, thì chính bản thân chế độ sẽ phải tự chuyển mình và tự thay đổi theo hướng dân chủ và văn minh.

Bạch Hồng Quyền: Khi đã dấn thân đấu tranh cho quyền con người và tự do ngôn luận thì việc hưởng ứng phong trào này cho dù có đàn áp hay bắt bớ thì bất chấp mọi tình huống xấu xảy ra, mình sẵn sàng nhận lấy những cái xấu mà chính quyền này hoặc ĐCS này dành cho mình khi mình tham gia phong trào.

Thúy Nga: Tôi có xem một bộ phim, có một người nói sẽ đấu tranh đến hơi thở cuối cùng để đến khi nào công lý được thực thi và tôi tin tôi cũng sẽ làm điều đó. Trong bất cứ một cuộc đấu tranh nào cũng có sự mất mát hy sinh và đây là cuộc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận cũng như nhân phẩm, nhân quyền của mình phải được thực hiện, thì nếu có bị áp bức hay bị gì đó do nhà cầm quyền CS họ gây nên thì tôi cũng sẵn sàng đón nhận thôi. Đó chính là cái kinh nghiệm để cho tôi vươn lên đấu tranh cho mạnh mẽ hơn và tôi không những đòi quyền cho con người, tự do ngôn luận của bản thân mình mà còn đòi cho đời con đời cháu của mình nữa.

Lã Việt Dũng: Tất nhiên khi mình làm bất cứ một ý gì mà ngược ý chính quyền hay không thì sống trong chế độ này chắc anh cũng sẽ biết là sẽ chẳng nói trước được điều gì sẽ xảy ra bởi vì họ là một chế độ toàn trị và họ muốn mọi thứ phải theo ý họ. Thậm chí, bên Trung Quốc có phong trào chỉ tập luyện như Pháp Luân Công nhưng khi lúc lớn mạnh chính quyền thấy không kiểm soát được họ cũng dập. Hay như ở Việt Nam có rất nhiều các tôn giáo không muốn sự kiểm soát của chính quyền, họ theo ý của họ thì chính quyền cũng dập. Nên tôi phải khẳng định là theo quan điểm của tôi, tôi thấy rằng không có gì mình có thể nói chắc chắn là không sao cả. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta làm đúng với lương tâm, đúng với lẽ phải thì cũng vẫn nên mạnh dạn làm trong thời điểm này bởi vì nếu chúng ta không làm thì sẽ không bao giờ thay đổi được gì cả.

Anthony Lê: Riêng bản thân tôi với câu nói “tôi không thích ĐCSVN”, tôi hoàn toàn không có lo ngại gì về vấn đề bị nhà cầm quyền đối xử bất công với tôi hay có hành động gì tại vì cái này là cái quyền của tôi và tôi cảm nhận ra được vấn đề là chính bản thân người cộng sản họ cũng ý thức được vấn đề đó. Đây là quyền của tôi thích hay không tôi, có quyền phát biểu. Tất nhiên, sống trong xã hội này, như anh Lã Việt Dũng nói, có nhiều điều có thể xảy ra vì nếu như là những người có suy nghĩ thì họ phải công nhận câu nói của chúng tôi là đúng và họ phải chấp nhận câu nói này; Nhưng cũng có những con người cực đoan và có những thành phần xấu trong nội bộ ĐCS thì chưa biết chừng họ sẽ có những manh động hoặc có những hành vi mà mình khó lường được. Tất nhiên, tôi thiên về ý là tôi sẽ không có chuyện gì xảy ra khi tôi nói câu “tôi không thích ĐCSVN”.