Việt Nam Và Giấc Mơ World Cup / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Gdcn.edu.vn

Đt Việt Nam Và Giấc Mơ World Cup

Niềm tin nảy nở

Nếu cách đây vài năm khi được hỏi đến khát vọng World Cup với bóng đá Việt Nam thì đó dường như là sự hoang tưởng. Bởi khi danh vọng ở vùng trũng Đông Nam Á vẫn là cuộc vật lộn khốc liệt thì giấc mơ vượt khỏi lãnh địa châu Á là quá tầm đối với bóng đá Việt Nam. Nhưng chiến thắng trước UAE (1-0) đã manh nha cho người xem một cách nghĩ khác. Đâu đó đã phủ định câu “World Cup chỉ là giấc mơ” thành “World Cup không còn là giấc mơ” để mạnh dạn hơn về cơ hội đến sân chơi thế giới của ĐT Việt Nam.

World Cup 2022 đối với thầy trò ông Park Hang Seo vẫn là hành trình gian truân. Nhưng không phải vô cớ mà đã có sự thay đổi tích cực ở cách nhìn nhận về ĐT Việt Nam. Chiến thắng trước UAE với sự chủ động trong cách triển khai lối chơi, qua đó, phá vỡ chiến thuật của đối thủ trên cơ (trước giờ bóng lăn) bằng lối chơi lạnh lùng, tự tin cho thấy, đoàn quân ông Park Hang Seo đã có sự lớn mạnh trên mọi phương diện.

Niềm tin ở ĐT Việt Nam sinh sôi không chỉ 1 trận mà là hành trình ấn tượng trong suốt 2 năm qua. Như đã nói, World Cup 2022 vẫn còn xa nhưng nếu vẫn giữ được phong thái như vừa qua, chiếc vé lọt vào vòng loại cuối cùng hoàn toàn nằm trong tầm tay của ĐT Việt Nam.

Cần bao nhiêu điểm để đi tiếp?

Sau 4 trận, ĐT Việt Nam đứng đầu bảng G với 10 điểm, hơn 3 đội xếp sau từ 3-4 điểm. Theo điều lệ, 8 đội đứng đầu 8 bảng và 4 đội đứng thứ nhì xuất sắc nhất (có thể là 5 đội tùy theo vị trí của chủ nhà World Cup 2022 Qatar) sẽ giành vé vào vòng loại cuối cùng.

Thế nên nếu giữ vững vị trí số 1 như hiện tại khi vòng loại thứ 2 kết thúc, thầy trò ông Park Hang Seo chắc chắn vào vòng đấu loại cuối cùng, đồng thời chính thức có vé dự VCK Asian Cup 2023. Còn nếu không may rơi xuống vị trí nhì bảng sau khi kết thúc vòng loại, ĐT Việt Nam cũng nhiều khả năng giành vé đi tiếp nếu kiếm thêm được 6 điểm/4 trận còn lại.

Cụ thể, Theo BXH 8 đội đứng thứ nhì xuất sắc hiện tại, Oman (bảng E) đang đứng đầu với 9 điểm, tiếp theo là Bahrain (C, 8 điểm). Kuwait (B), Trung Quốc (A), Thái Lan (G) và Lebanon (H) đang có cùng 7 điểm. Hai đội Kyrgyzstan (F) và Uzbekistan (D) cùng có 6 điểm.

Trên lý thuyết, số điểm tối đa mà các đội giành được trong 4 trận còn lại là 12 điểm, nhưng thực tế, điều đó khó xảy ra bởi các đội dự vòng loại đều quyết tâm rất cao. Theo đánh giá, các đội ở nhóm này có thể giành tối đa khoảng 7-8 điểm/4 trận còn lại. Như vậy, sẽ có ít nhất 6 đội ở nhóm nhì bảng chỉ giành tối đa 15 điểm. Thế nên, nếu ĐT Việt Nam bỏ túi thêm ít nhất 6 điểm nữa thì khả năng cao sẽ có vé vào vòng loại cuối cùng.

ĐT Việt Nam gây ấn tượng mạnh Sau một nửa chặng đường của vòng loại, ĐT Việt Nam đang gây ấn tượng mạnh khi có điểm số nhiều thứ hai ở nhóm 8 đội đầu bảng. Cụ thể sau 4 trận, chỉ có Syria (bảng A), Australia (B) và Nhật (D) là toàn thắng (12 điểm). ĐT Việt Nam có 10 điểm như Iraq (C) và Qatar (E). Còn Hàn Quốc (H) và Saudi Arabia (D) cũng chỉ có 8 điểm. ĐT Việt Nam có hàng thủ chắc thứ nhì với chỉ 1 bàn thua, bằng với Australia và Qatar, chỉ kém Nhật Bản và Hàn Quốc (vẫn sạch lưới). Tuy vậy, hàng công của ĐT Việt Nam lại kém nhất trong 8 đội đứng đầu khi mới chỉ ghi được 5 bàn thắng. Một phần là do các đối thủ của đoàn quân ông Park Hang Seo ở bảng G đều có trình độ cao.

Tuyển Việt Nam Với Giấc Mơ World Cup

HLV Park Hang Seo cùng ekip Hàn Quốc vẫn đang tạo nên “phép màu” có cơ sở cho đội tuyển Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Nguyễn Ngọc Thiện lại tin tưởng Việt Nam sẽ giành quyền vào vòng loại cuối cùng World Cup. Điều mà chúng ta chưa bao giờ làm được trong lịch sử. Nhưng vào vòng loại cuối cùng World Cup không có nghĩa rằng thế hệ này của đội tuyển Việt Nam sẽ giành quyền tham dự VCK World Cup 2022.

Với việc FIFA vẫn giới hạn 4 suất rưỡi cho giải đấu diễn ra sau đây 2 năm, những người dù mơ mộng nhất cũng hiểu rằng nó vẫn là câu chuyện của nhóm “ngũ hổ” Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Iran và Saudi Arabia. Cũng chính vì vậy, những người làm bóng đá Việt Nam phải hướng đến mục tiêu sau đây 6 năm nữa. Bởi lẽ khi ấy, FIFA sẽ mở rộng từ 4,5 suất lên 8,5 suất. Có nghĩa, cánh cửa đến World Cup của Việt Nam đã rộng mở hơn nhiều.

Nhưng. Xin được nhấn mạnh là cánh cửa ấy không chỉ rộng mở cho mỗi Việt Nam. HLV Philippe Troussier, người từng có công rất lớn nâng tầm bóng đá Nhật Bản ở những năm đầu thế kỷ này khẳng định giấc mơ ấy không chỉ dành riêng cho mỗi Việt Nam. Thái Lan, Indonesia, Malaysia – những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam có đủ tiềm lực để “chạy đua vũ trang” cho World Cup 2026.

Chân đế chỉ là… niềm tin

Và vũ trang ở đây chính là dàn đội ngũ chuyên gia. HLV Park Hang Seo từng than thở Việt Nam vẫn còn thiếu quá nhiều chuyên gia chung tay với mình. “Thứ nhất là chuyên gia về kỹ thuật. Thứ hai là chuyên gia về dinh dưỡng, thể lực. Thứ ba là chuyên gia phân tích. Thứ tư là chuyên gia tâm lý. Tôi, với tư cách HLV trưởng tiếp nhận sự hỗ trợ đó để giúp cầu thủ trở nên hoàn thiện. Còn Việt Nam hiện tại thì chưa thể có đầy đủ các chuyên gia như vậy. Trong tương lai, chúng ta phải xây dựng một đội ngũ các chuyên gia thì mới hy vọng thi đấu ở Olympic hay World Cup”…

6 năm nữa, thế hệ 1995 – 1997 của Công phượng, Xuân Trường đã 31 tuổi. Lứa Quang Hải cũng nhiều người bước sang tuổi 29 – 30. Với thể chất cầu thủ Việt, đó cũng là khởi điểm cho sườn dốc bên kia sự nghiệp. “Tôi nói 50% lứa cầu thủ từ 1999 – 2004 sẽ là nòng cốt cho ĐT Việt Nam hướng đến chiến dịch World Cup 2026 là bởi họ khi đó 25-27 tuổi. Đó là độ tuổi đảm bảo điểm rơi phong độ tốt nhất. Tôi hy vọng Quang Hải hay một số cầu thủ khác trước đó vẫn có thể thi đấu. Nhưng quyết định vẫn là lứa cầu thủ sau đó của Việt Nam”.

Thế nhưng có một thực tế là, lứa cầu thủ 1999 – 2004 không có được thành công cần thiết ở các giải trẻ khu vực và châu lục. Khoảng trống thế hệ giữa họ và lứa đàn anh đủ rộng để khiến người ta lo lắng.

Năm 2019, 7 đợt tập trung với hơn 50 cái tên được triệu tập diễn ra, HLV Park Hang Seo vẫn chưa tìm được tinh hoa thực sự để sát cánh với lứa Quang Hải. Rồi ở đợt tập trung giữa tháng 8 vừa rồi,

Trong danh sách 48 cầu thủ được gọi lên tuyển U22 đợt này, có đến 19 người đang đá tại giải hạng Nhất. Trong số 29 cầu thủ còn lại đến từ các đội V-League, phân nửa chỉ ngồi dự bị ở CLB. Số cầu thủ đá chính, chẳng ai khác, đều là những người từng dự SEA Games và vòng chung kết U23 châu Á 2020. Nói cách khác, không thể kỳ vọng gì từ những nhân tố mới.

6 năm nữa, chẳng ai biết HLV Park Hang Seo có còn dẫn dắt ĐT Việt Nam, khi hợp đồng của ông chỉ đến năm 2023. 6 năm nữa, cũng chẳng ai biết bóng đá Việt Nam có thực sự thay đổi với hệ thống giải mở rộng cho lứa cận chuyên nghiệp hay sự xuất hiện nghiêm túc của các chuyên gia hay không? Và 6 năm nữa, nếu cứ cưỡi ngựa xem hoa thì thứ duy nhất giúp Việt Nam mạnh dạn nghĩ về World Cup 2026 chỉ là niềm tin.

Việt Nam Và 8 Năm Chuẩn Bị Cho Giấc Mơ World Cup 2026

Châu Á sẽ có 8 suất dự Cúp thế giới khi World Cup nâng lên 48 đội vào năm 2026. Đó là cơ hội lớn mà bóng đá Việt Nam không thể bỏ lỡ. Thời gian 8 năm liệu có đủ để chúng ta vượt vượt vũ môn cá chép hóa rồng?

Vậy Việt Nam cần chuẩn bị gì để sẵn sàng giành cơ hội tham dự World Cup 2026?

World Cup 2026 và cơ hội cho bóng đá Việt Nam

World Cup 2026 tại Bắc Mỹ sẽ là Cúp thế giới đầu tiên có 48 đội tham dự. Khu vực châu Á sẽ được trao 8 suất dự vòng chung kết, gần gấp đôi so với 4,5 suất hiện tại. Đây là cơ hội lớn cho những nền bóng đá tầm trung của khu vực, trong đó có Việt Nam. Nếu tuyển Việt Nam muốn có vé dự vòng chung kết World Cup 2026, chúng ta phải lọt vào top 8 châu Á trong 8 năm tới.

Thành tích ấy là kết quả tốt nhất của tuyển Việt Nam trong lịch sử tham dự các vòng loại World Cup. Kết quả ấy cho thấy bóng đá Việt Nam đang tiến bộ không ngừng ở sân chơi châu lục và hoàn toàn có thể vươn tới các mục tiêu cao hơn trong tương lai.

Hiện tại, tuyển Việt Nam xếp hạng 102 thế giới, nằm trong khoảng top 15 tới 20 châu Á.

Nếu muốn dự World Cup, tuyển Việt Nam cần tiến vào và giữ một vị trí ổn định trong top 100 FIFA. Về mặt thành tích, đội tuyển cần góp mặt ở vòng loại cuối World Cup 2022, giành quyền chơi ở tứ kết Asian Cup 2019 và xa hơn là 2023. Những trải nghiệm đỉnh cao ấy sẽ là nền tảng cho giấc mơ World Cup 2026.

Đào tạo trẻ là điều kiện tiên quyết

Nếu lấy năm 2007 – thời điểm Học viện bóng đá HAGL JMG ra đời, là mốc khởi đầu, bóng đá Việt Nam đã trải qua hơn một thập kỷ dưới cuộc cách mạng đào tạo trẻ. Trong 10 năm ấy, một hệ thống những trung tâm đào tạo mới như HAGL, PVF, Viettel, Hải Dương, CLB Hà Nội… đã liên tục ra đời.

Nếu bóng đá Việt Nam muốn có mặt ở World Cup 2026, đào tạo trẻ sẽ là điều kiện tiên quyết.

HLV Park Hang-seo từng nói nếu Việt Nam có 5 trung tâm PVF, chúng ta có thể mơ về World Cup trong tương lai. Một thập kỷ trước, sự ra đời của HAGL và các lò đào tạo mới đã giúp U23 Việt Nam giành ngôi Á quân châu Á. Hãy tưởng tượng xem, một thập kỷ sau, bóng đá Việt Nam sẽ thu được điều gì nếu tiếp tục đầu tư cho những người trẻ.

Cải tổ V.League, thay đổi hệ thống thi đấu

World Cup 2018 chứng kiến điều nghịch lý của bóng đá Việt khi Việt Nam là tuyển quốc gia hiếm hoi trong khu vực không tập trung còn V.League là giải quốc nội duy nhất tiếp tục thi đấu với cường độ cao. “Nhịp sinh học” của bóng đá Việt Nam hoàn toàn khác với thế giới. Nó là bằng chứng cho thấy bóng đá Việt Nam chưa từng sẵn sàng cho giấc mơ World Cup.

Để giấc mơ 2026 trở thành hiện thực, hệ thống ấy sẽ phải thay đổi.

V.League và các giải vô địch quốc gia phải vận hành ăn khớp với lịch hoạt động của FIFA. Các đội tuyển Việt Nam phải hướng tới những sân chơi châu lục như ASIAD hay Asian Cup. VFF phải cởi mở, tạo điều kiện cho cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu nhiều hơn.

Thực tế cho thấy, các đội tuyển tham dự World Cup đều được dẫn dắt bởi những cầu thủ đang thi đấu ở các giải lớn như Son Heung-min (Hàn Quốc) hay Mohamed Salah (Ai Cập).

Bản thân Bùi Tiến Dũng năm ấy vừa tròn 29 tuổi. Đó là độ tuổi đẹp nhất trong sự nghiệp của một thủ môn, là thời điểm Tiến Dũng đạt tới độ “chín” cả về trình độ, kinh nghiệm lẫn tâm lý thi đấu. Cùng với những đồng đội như Quang Hải, Duy Mạnh… họ sẽ là những người dẫn dắt các thế hệ đàn em tới giấc mơ World Cup 2026.

Với những sự chuẩn bị dài hạn, giấc mơ World Cup 2026 của bóng đá Việt Nam không hề xa vời.

Tag : Nhan dinh bong da, Nhà cái, Nha cai, Nhà cái bóng đá, Nhà cái bóng đá

CẬP NHẬT DIỄN BIẾN CÁC TRẬN ĐANG ĐÁ:

Bóng Đá Việt Với Giấc Mơ World Cup

Hy vọng vẫn ở phía trước.

Mấu chốt vẫn là đào tạo trẻ

Tham dự World Cup đối với bóng đá Việt Nam trước đây thường được sử dụng như một thứ gia vị trong các câu chuyện tiếu lâm. Cho đến bây giờ, dù tuyển Việt Nam đang đầy hy vọng lọt vào vòng loại cuối khu vực châu Á World Cup 2022 nhưng thực tế sân chơi World Cup vẫn là một thứ gì đó rất xa vời. Tuy nhiên, nó đã không còn mang yếu tố trào phúng như trước nữa. Nhờ sự đầu tư bài bản mà bóng đá Việt Nam đang có 1 thế hệ vàng với Quang Hải, Công Phượng, Văn Hậu, Xuân Trường, Đức Chinh…

Chúng ta đã ở vị thế mới, sẵn sàng đối đầu sòng phẳng với những đối thủ mạnh ở cấp châu lục. Những thành công của bóng đá Việt Nam thời gian qua khi giành hạng Tư tại ASIAD 2018, Vô địch AFF Cup 2018, Á quân U23 châu Á, lọt vào tứ kết Asian Cup, Vô địch SEA Games 30 và đang dẫn đầu bảng G khu vực châu Á ở vòng loại World Cup 2022 đã giúp một số người Việt có lẽ đã thấy giấc mơ World Cup gần hơn.

Mới nhất là tại vòng loại World Cup 2022, thầy trò HLV Park Hang Seo vẫn đang dẫn đầu bảng đấu và có màn khởi đầu tốt nhất trong những lần vòng loại đã qua. Tại thời điểm này, giấc mơ World Cup quả thật vẫn còn rất đỗi xa vời. Bởi kể cả có vượt qua vòng loại thứ 2, Việt Nam vẫn còn phải thi đấu nốt vòng loại cuối cùng – nơi thường tập trung những đội tuyển cực mạnh của châu Á – mới có vé dự vòng chung kết World Cup. World Cup dù chưa phải trong tầm tay, nhưng đó không còn là nhiệm vụ bất khả thi. Giấc mơ đó có thể khó thành hiện thực tại World Cup 2022, nhưng với sự khởi đầu ấn tượng, liệu chúng ta có thể mơ về một World Cup 2026 hay 2030, để lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên những khán đài ở sân chơi đỉnh cao của bóng đá thế giới?

Những gì có được trong những năm gần đây là tiền đề để bóng đá Việt tự tin phấn đấu có thể chạm vào giấc mơ này. Tiền đề để vươn tới giấc mơ World Cup đến từ những thành công trong thời gian gần đây, sau quá trình đầu tư cho đào tạo trẻ của nhiều CLB, nhiều Trung tâm và nhất là tâm huyết của nhiều ông bầu. Các chiến tích gần đây của bóng đá Việt Nam đều là thành quả từ công tác đào tạo trẻ từ khoảng 10 năm trước. Nhưng đây chỉ là bước khởi đầu của một chặng đường rất dài phía trước. Từ giấc mơ, chúng ta đang thực hiện “kế hoạch World Cup”.

Kế hoạch này chỉ gói gọn trong 3 chữ “đào tạo trẻ”. Đó là mô hình kết hợp phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ của các doanh nghiệp giàu tiềm năng, khát vọng hướng tới đẳng cấp thế giới. Thành công của bóng đá Việt những năm qua mang đậm dấu ấn thành công đến từ công tác đào tạo trẻ. Những học viện bóng đá như HAGL, VPF đã đặt những dấu ấn thành công ban đầu của phong cách đào tạo bài bản theo mô hình quốc tế kết hợp với truyền thống đào tạo trẻ của những lò bóng đá giàu truyền thống từ trước đến nay. Đã qua thời các ông bầu vung tiền mua ngôi sao để nhận “trái đắng”, bóng đá Việt Nam nhận ra tầm quan trọng của việc “xây nhà từ móng” – muốn phát triển bóng đá phải đi lên từ việc đào tạo trẻ.

Tiến đến giấc mơ

Những năm trước đây, đội tuyển Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội cạnh tranh ở những vòng loại đầu tiên của World Cup chứ chưa nói đến việc giành vé tới vòng loại cuối cùng. Giới chuyên gia cho rằng giải khu vực còn chưa xong thì sao dám mơ đến tầm thế giới.

Tuy nhiên, với những chiến công liên tiếp, người hâm mộ có quyền đặt niềm tin vào những thành tích cao hơn của bóng đá Việt Nam – bỏ qua “ao làng” để vươn ra biển lớn. Để giành vé dự World Cup, bóng đá Việt còn nhiều điều phải làm nhưng quan trọng nhất những người làm bóng đá, người hâm mộ Việt Nam đã có thể xác định đó là mục tiêu có thể vươn tới chứ không còn là thứ quá xa xỉ dẫu rằng để đạt được điều đó vẫn còn là cả chặng đường dài. World Cup đang là cái đích mà nhiều người Việt Nam nhắm tới sau những thành công liên tục ở sân chơi châu lục của đội tuyển và U23 quốc gia.

Nhưng, ngay chính HLV Park Hang Seo cũng đã lên tiếng khẳng định bóng đá Việt Nam còn thiếu nhiều điều kiện để hướng tới mục tiêu giành vé dự vòng chung kết World Cup trong tương lai. “Tôi xin nói thật, chúng ta chưa chuẩn bị sẵn sàng cho mục tiêu World Cup đâu. Để tham dự World Cup, ta phải có kế hoạch dài hạn. Tôi nghĩ cái này đừng để mình tôi chuẩn bị, không được đâu. Liên đoàn chắc cũng đang có kế hoạch chuẩn bị rồi. Nhiệm vụ của tôi chỉ là làm đúng theo kế hoạch đó thôi. Tôi nghĩ ta phải thật nhanh với mục tiêu này”.

Mục tiêu tham dự World Cup cũng đã được lãnh đạo VFF không ngại ngần thể hiện lúc này. Phó Chủ tịch thường trực VFF Trần Quốc Tuấn đã không ngại ngần cho biết mục tiêu phát huy những thành công vừa qua, định hướng phát triển bóng đá trẻ, bóng đá phong trào. Với hai kỳ tích: ĐT Futsal đi World Cup, ĐT U20 đi World Cup, các ĐTQG cũng thường xuyên có mặt ở VCK Châu Á – đó là những thay đổi của bóng đá Việt Nam. Thời gian tới, VFF tiếp tục đầu tư hơn nữa cho đào tạo trẻ, nâng cao hơn nữa chất lượng các giải chuyên nghiệp. Tình cảm người hâm mộ dành cho bóng đá, sự quan tâm của Nhà nước với bóng đá sẽ là động lực và VFF có trách nhiệm cố gắng để gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Để phát triển bóng đá trẻ cần nhiều giải pháp đồng bộ. Bên cạnh nâng cao giải trẻ trong nước, VFF cũng khuyến khích các CLB dầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo, hợp tác với các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ quốc tế. Mặt khác, VFF cần nâng cao quan hệ quốc tế, đây là chìa khoá cho bóng đá trẻ. Bởi thông qua quan hệ, hợp tác sẽ có cơ hội đưa các ĐTQG đi tập huấn và tham dự các giải giao hữu chất lượng. Chỉ có thể làm bóng đá trẻ tốt thì chúng ta mới có được thành công trong tương lai.

Thực tế đã chứng minh, lứa cầu thủ dự U20 World Cup đã có được sự tự tin, trưởng thành hơn thông qua giải đấu được cọ xát, và là lực lượng chính đóng góp cho ĐTQG. “Ước mơ của tôi và những người làm bóng đá là mong Việt Nam sẽ được tham dự sân chơi World Cup một ngày gần nhất”- ông Tuấn cho biết.

Muốn hiện thực hóa giấc mơ World Cup, thì ngay từ hôm nay, chúng ta phải không ngừng phát hiện, đào tạo để có được nhiều thế hệ cầu thủ đủ năng lực thi đấu ở trình độ cao. Xác định rõ mục tiêu, đề ra những tiêu chí rõ ràng nhưng cần thực hiện xuyên suốt, bài bản và đầu tư lớn rộng rãi cho công tác đào tạo trẻ sẽ là những việc mà bóng đá Việt phấn đấu thực hiện. Bên cạnh đó, cũng cần sự chung tay của cả xã hội để tiến những bước chắc chắn chứ nếu vẫn chỉ là những sự manh mún của một vài nơi thì bất chấp những khoản đầu tư lớn và đưa về những tên tuổi lớn, World Cup vẫn có thể là một giấc mơ xa vời cho Việt Nam.

HLV Park Hang Seo.“Trong suốt thời gian qua, nhiều người đã hỏi tôi rằng, đến khi nào bóng đá Việt Nam mới có thể tham dự một vòng chung kết World Cup. Hôm nay, tôi muốn nói rằng, Việt Nam đã sẵn sàng nghĩ đến giải đấu này. Để hoàn thành mục tiêu đó, việc phát triển và nuôi dưỡng các tài năng trẻ là điều quan trọng nhất. Nếu có một lộ trình đào tạo bài bản để phát triển lứa cầu thủ trẻ và lập được một kế hoạch rõ ràng, tôi nghĩ Việt Nam sẽ giành vé tham dự World Cup trong khoảng 10 – 20 năm nữa”- theo HLV Park Hang Seo. Còn theo Phó Chủ tịch thường trực VFF Trần Quốc Tuấn, World Cup 2026 diễn ra tại Bắc Mỹ sẽ tăng số đội từ 32 lên 48. Đó là cơ hội rất lớn cho đội tuyển Việt Nam và các đội tuyển Đông Nam Á có thể giành vé tham dự. Dù biết cơ hội rất khó khăn nhưng chúng ta phải nỗ lực hết khả năng. Do đó, chúng tôi đặc biệt đầu tư cho lứa U18 Việt Nam để hướng đến World Cup 2026.