Wibu là một trong những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng mạng Việt Nam, nhưng để hiểu được ý nghĩa của Wibu là gì là điều không phải ai cũng làm được.
Wibu là gì?
Sự ra đời của Wibu
Wibu hay Weeaboo có xuất phát điểm từ chữ Wapanese có nghĩa là người Nhật ra trắng xuất hiện từ năm 2002 và phổ biến từ năm 2005. Từ này được tạo thành từ 2 từ là “wannabe” và “white”. Ban đầu, Wapanese có nghĩa chỉ những người da trắng bị ám ảnh bởi văn hóa Nhật như Manga, Anime… Sau một thời gian thì việc thay thế bằng từ Wibu cắt nghĩa từ bộ truyện tranh có tên là Perry Bible do tác giả Nicholas Gurewitch tạo nên.
Dù xuất hiện sau, nhưng thuật ngữ Weeaboo lại trở nên phổ biến và nhanh chóng thay thế từ Wapanese. Về cơ bản thuật ngữ này cũng chỉ những người bị ám ảnh bởi nền văn hóa Nhật Bản đến mức coi trọng nền văn hóa Nhật hơn cả nền văn hóa bản xứ hoặc các nền văn hóa khác. Hầu hết những người biết đến văn hóa Nhật và tiếng Nhật đều dựa vào Anime và Manga.
Weeaboo chỉ những người hâm mộ quá cuồng nhiệt nền văn hóa Nhật Bản. Họ thậm chí còn phá vỡ khá nhiều những ranh giới của xã hội, lạm dụng quá nhiều từ ngữ Nhật.
Sự ra đời của Wibu khiến nhiều cuộc tranh cãi nổ ra khi mà nhiều người thắc mắc liệu Wibu có ý nghĩa tương tự như Otaku chỉ những người chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Nhật Bản. Trên thực tế, nhiều phát biểu cho rằng Wibu tương tự như Otaku dùng để ám chỉ một Otaku bị cản trở bởi sự chiếm dụng về văn hóa. Người phương Tây nghĩ rằng, Otaku chỉ dùng mô tả một người Nhật có sự cuồng nhiệt với chính nền văn hóa của đất nước mình.
Wibu hiện nay đang bị lên án một cách thường xuyên do một số thành phần thích thể hiện sự thượng đẳng cũng như coi bản thân mình là số 1. Họ yêu thích văn hóa Nhật Bản đến mức sẵn sàng ném đá bất cứ ai lên tiếng phê bình hoặc đánh giá không hay về những tác anime hoặc manga bất chấp nó truyền tải thông điệp tốt hay xấu tới người đọc. Thậm chí, họ tôn thờ văn hóa Nhật đến nỗi xem thường và chê bai văn hóa các quốc gia khác, kể cả văn hóa của nước họ. Đó là lý do mà Wibu đang không được chào đón ở nhiều quốc gia và bị không ít người chỉ trích về thái độ này.
Hiểu thế nào là đúng về Wibu?
Với cộng đồng người Việt, bất cứ đối tượng nào chỉ cần quá cuồng Anime hoặc Manga, hay các văn hóa Nhật Bản thì đều bị cho là Wibu. Trên thực tế Wibu tại Việt Nam không có nghĩa giống với thuật ngữ Weeaboo gốc. Wibu mang tính miệt thị nặng nề hơn với những người cuồng văn hóa Nhật Bản, kiểu trẻ trâu tự nhận mình là Otaku… Trên thực tế thuật ngữ weeaboo chỉ dùng để ám chỉ những người phương Tây và xuất phát của thuật ngữ này là chỉ những người Nhật da vàng.
Thực tế thì người Việt đã sử dụng sai thuật ngữ này về hình thức, nhưng về bản chất thì nó vẫn đúng. Thuật ngữ Weeaboo về hình thức là ám chỉ những người phương Tây và khi sử dụng rộng rãi thì nhiều người quên mất xuất phát điểm này. Về bản chất thì Wibu mỉa mai những thành phần quá khích.
ở thời điểm hiện tại, Wibu được sử dụng cực kỳ rộng rãi tại Việt Nam, nhưng không phải ai cũng hiểu về bản chất cũng như quá trình ra đời của thuật ngữ này. Điều này khiến nhiều người sử dụng chúng một cách vô tội vạ.
Nếu có ý định gắn mác ai là Wibu thì hãy dựa vào ý nghĩa của từ này cũng như quá trình hình thành của chúng rồi hãy suy xét kỹ mà sử dụng. Hãy lưu ý từ này chỉ dùng trong cộng đồng người Việt, còn nếu như nói với những người khác thì nên sử dụng từ Weeaboo thì sẽ chính xác hơn.
Dù chọn cách nói nào đi nữa thì từ này cũng có ý chỉ mỉa mai người khác và nó mang tính chất tiêu cực. Wibu là một thuật ngữ được cộng đồng Việt Nam sáng tạo ra và nhằm ám chỉ những người hâm mộ Anime, Manga hay văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam một cách quá cuồng nhiệt.
Sự khác biệt giữa Wibu vs người tự nhận là fan Anime
Từ khi cụm từ Wibu xuất hiện cũng là lúc cụm từ fan Anime được biết đến nhiều hơn. Fan Anime được hiểu đơn giản là những người đã xem kha khá các bộ Anime và có được lượng kiến thức nhất định về thể loại này. Thực tế, fan anime là cách mà những người này tôn vinh bản thân họ và hạ thấp những người tự nhận là Wibu hay những Otaku thật sự.
Các fan anime thường sẽ xem kiểu để lấy thông tin và tua nhanh để đẩy tiến độ. Họ sẽ không dành quá nhiều thời gian để cảm nhận xem bộ phim đó có gì hay, có gì dở. Mục đích cuối cùng khi xem Anime là soi sét những lỗi nhỏ và nhặt sạn trong phim. Sau đó, họ sẽ đi ngược với số đông để nêu lỗi và chê bai những bộ anime được nhiều người ưa thích.