Bạn đang xem bài viết Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng – Chac được cập nhật mới nhất trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngủ là nhu cầu của tất cả mọi người, bạn không thể tỉnh táo và khỏe mạnh nếu không ngủ dù ít hay nhiều. Không còn gì thoải mái hơn sau một ngày làm việc vất vả bạn được đặt lưng trên chiếc giường êm ái và ngủ một giấc. Nhưng không phải ai cũng có được một giấc ngủ ngon như vậy, nhiều người phải đối mặt với chứng rối loạn giấc ngủ kỳ lạ.
Hội chứng không ngủ 24 giờ
Đây là một trong những hội chứng hiếm gặp nhất trên thế giới các bác sĩ từng chứng kiến. Đối với người bình thường, vòng quay đồng hồ sinh học thường là 24 giờ/ngày trong đó thời gian dành cho giấc ngủ khoảng 8 giờ và tạo thành chu kỳ thức ngủ. Với người mắc hội chứng này, đồng hồ sinh học của họ kéo dài hơn 26 giờ hoặc thậm chí 72 giờ. Với người có đồng hồ sinh học 26 giờ, thời gian tỉnh táo của họ sẽ là 16 tiếng và người có đồng hồ sinh học 72 giờ, thời gian tỉnh táo của họ là 48 tiếng tức là trong vòng 48 tiếng họ sinh hoạt, làm việc bình thường và 48 tiếng còn lại dành cho việc ngủ. Người mù có tỷ lệ mắc hội chứng này cao hơn người bình thường.
Hội chứng thiếu ngủ do đồng hồ sinh học kéo dài hơn 26 giờ.
Chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ là một rối loạn giấc ngủ mạn tính đặc trưng bởi trạng thái buồn ngủ ban ngày quá nhiều và các cuộc tấn công bất ngờ của giấc ngủ. Người mắc chứng ngủ rũ thường rơi vào giấc ngủ mà không có bất cứ cảnh báo nào, có thể ngủ ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, có thể ngủ ngay trong lúc đang nói chuyện với bạn bè hoặc đang trong lúc làm việc. Có thể ngủ trong vài phút đến nửa giờ trước khi thức dậy. Chứng ngủ rũ vào ban ngày thường làm người bệnh gặp nhiều phiền toái, mệt mỏi. Các bác sĩ cho rằng, hóa chất trong não đặc biệt là hypocretin đóng một vai trò rất lớn trong việc gây chứng ngủ rũ. Trên thế giới, tỷ lệ mắc chứng bệnh này là 1/2.000 người.
Hội chứng chân không yên (RLS)
Hội chứng này là tình trạng đôi chân cảm thấy rất khó chịu khi đang ngồi hay nằm xuống. Chứng bệnh này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào và thường nặng hơn khi về già, phụ nữ có nhiều khả năng mắc chứng RLS hơn nam giới. Hội chứng RLS có thể phá vỡ giấc ngủ dẫn đến buồn ngủ ban ngày và khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Người mắc chứng bệnh này thường mô tả cảm giác như nhói đau, ngứa ran…
Hội chứng Hypersomnia
Hypersomnia là một rối loạn giấc ngủ rất hiếm gặp, trên thế giới chỉ ghi nhận 200 trường hợp mắc hội chứng này. Rối loạn Hypersomnia khiến giấc ngủ có thể kéo dài tới 18 tiếng/ngày và kéo dài từ ngày này sang ngày khác, thậm chí cả tuần. Trước khi mắc chứng bệnh này, người bệnh thường có triệu chứng như cúm, đau đầu kéo dài.
Rối loạn hành vi giấc ngủ (RBD)
40% người có biểu hiện rối loạn hành vi giấc ngủ ở giai đoạn REM là giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ, người mắc chứng RBD có thể la hét, đấm đá hoặc nghiến răng trong khi ngủ. Nếu không được điều trị RBD có thể nghiêm trọng hơn và có xu hướng bạo lực nặng nề hơn. Rối loạn này chủ yếu thường gặp ở nam giới gắn liền với bệnh Parkinson.
Hội chứng nổ đầu
Hội chứng nổ đầu là một dạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh nghe thấy một tiếng nổ lớn trong đầu mình. “Tiếng nổ” thường xảy ra ngay sau khi người mắc bệnh ngủ và nghe như một tiếng gầm, tiếng súng, tiếng la hét, tiếng chuông hay chập điện. Mặc dù người mắc triệu chứng này không bị tổn thương về thể chất nhưng họ phải trải qua cảm giác sợ hãi và lo lắng như bị tấn công. Hiện các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị triệu chứng này, mặc dù nó có liên hệ với sự căng thẳng và thường biến mất mà không cần điều trị.
Hội chứng cười là ngủ
Triệu chứng hiếm gặp này khiến người bị bệnh có thể ngủ gục bất kỳ lúc nào khi cười. Ngoài ra, người bệnh cũng bị kích thích mạnh với những cảm xúc khác như sợ hãi, tức giận hay ngạc nhiên. Điển hình của người gặp triệu chứng này là cô Claire Allen ở Anh. Nếu không được điều trị, Allen có thể gặp những cơn buồn ngủ 100 lần mỗi ngày, mỗi lần thường kéo dài từ 30 giây đến 5 phút. Ngay cả khi được ai đó vẫy chào trên phố cũng có thể khiến cô gặp vấn đề với cơn buồn ngủ bất ngờ ập đến.
Hội chứng cười là ngủ.
Chứng nghiến răng
Nghiến răng là hiện tượng siết chặt quá mức răng ở hai hàm trên và dưới và thường diễn ra khi ngủ. Thông thường, người bệnh không ý thức được hiện tượng này. Sự nghiến răng giữa hai hàm với nhau gây ra những âm thanh khó chịu. Hiện tượng này có thể không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu kéo dài, mức độ mạnh có thể làm gãy răng, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn cơ, khớp thái dương hàm, gây khó khăn cho việc nhai hay nói chuyện.
Chứng nghiến răng khi ngủ là dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp, đứng sau nói mơ và ngáy. Người ta tin rằng những người bị tật này lúc ngủ có nguy cơ ngáy và ngưng thở cao hơn bình thường. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của chứng nghiến răng là do áp lực, công việc stress, các rối loạn chức năng ở hệ thần kinh trung ương, uống rượu và hút thuốc lá.
Chứng ngừng thở
Đây là một hội chứng thường gặp, gây nhiều biến chứng nguy hiểm và khó tự phát hiện vì dấu hiệu ngừng thở chỉ xảy ra khi ngủ. Hội chứng ngưng thở khi ngủ là rối loạn đặc trưng bởi sự ngưng thở hoàn toàn khoảng 10 – 30 giây trong khi ngủ và nhiều hơn 30 lần/đêm dẫn đến tình trạng thiếu ôxy máu. Nguyên nhân do ở vùng hầu họng có các tổ chức phần mềm xung quanh đường thở gồm: lưỡi, amidan, vòm miệng mềm, lưỡi gà. Các phần mềm này được các cơ vận động vùng hầu họng nâng đỡ. Khi ngủ say, các cơ này giãn ra làm hẹp đường thở gây ra tiếng ngáy, cũng có khi làm tắc đường thở gây ra chứng ngừng thở. Chứng ngừng thở khi ngủ có thể do thừa cân, tăng huyết áp, hút thuốc lá hoặc có tiền sử rối loạn.
Chứng mộng du
Có tới 40% trẻ em từ 3-7 tuổi mộng du vào một thời gian nào đó. Mộng du là hiện tượng người đang ngủ, ngồi dậy, mở mắt, đi vòng quanh phòng hoặc đi về phía có ánh sáng, trẻ đi về phòng ngủ của bố mẹ hoặc đi đến cửa sổ, trèo lên cửa sổ, mở cửa phòng đi ra ngoài hoặc tiến hành các hoạt động khác. Mộng du có thể đột ngột kết thúc, người bệnh có thể trở lại giường và tiếp tục ngủ. Mộng du thường xuất hiện 1-2 giờ sau khi ngủ, giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ sâu và kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Khi ngủ dậy, người bệnh không nhớ gì về sự việc đã xảy ra. Nguyên nhân được xác định do tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, hoảng sợ, ốm, đau triền miên, thiếu magiê, trào ngược dạ dày thực quản.
Huệ Minh
(Tổng hợp theo Health, Wikipedia, TTz, 8/2013)
Chăm Sóc Phụ Nữ Sau Sinh
I. NHỮNG BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA THỜI KÌ HẬU SẢN
1.1. Sự co hồi tử cung
– Quá trình co hồi tử cung: sau đẻ, chiều cao tử cung giảm xuống còn một nửa so với trước khi chuyển dạ (tử cung cao trên vệ khoảng 13 cm). Sau đó trung bình mỗi ngày tử cung co hồi được 1cm, riêng ngày đầu co nhanh hơn có thể được 2 – 3 cm. Sau 13 – 15 ngày thường không sờ được tử cung ở trên khớp vệ nữa.
– Hiện tượng kèm theo: cơn đau bụng vùng tử cung xuất hiện trong những ngày đầu sau đẻ do tử cung có những cơn co bóp mạnh để tống máu cục và sản dịch ra ngoài. Mức độ đau: tuỳ thuộc cảm giác của từng người. Thường đẻ càng nhiều lần thì càng đau vì chất lượng cơ tử cung yếu dần, tử cung càng cần phải co bóp mạnh hơn các lần trước để đẩy máu cục và sản dịch ra ngoài.
– Trong những ngày đầu sau đẻ cần theo dõi sự co hồi tử cung bằng cách đo chiều cao tử cung hàng ngày cho sản phụ: đo từ điểm giữa bờ trên xương mu tới đáy tử cung.
– Quá trình co hồi tử cung diễn ra không giống nhau giữa các sản phụ. Người ta nhận thấy:
+ Ở người con so, tử cung co hồi nhanh hơn ở người con rạ.
+ Ở người đẻ thường, tử cung co hồi nhanh hơn ở người mổ đẻ.
+ Người cho con bú, tử cung co hồi nhanh hơn người không cho con bú.
+ Trường hợp bí đái, táo bón, thân tử cung bị đẩy lên cao, sự co hồi tử cung sẽ bị chậm lại.
Trên lâm sàng nếu thấy tử cung co hồi chậm, tử cung ấn đau, sốt, sản dịch có mùi hôi thì phải nghĩ tới nhiễm khuẩn hậu sản để điều trị kịp thời.
1.2. Sản dịch
– Sản dịch là chất dịch từ tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu của thời kỳ hậu sản.
– Thành phần của sản dịch: gồm máu cục và máu loãng chảy ra từ niêm mạc tử cung, chủ yếu là vùng rau bám, các mảnh niêm mạc tử cung, các tế bào ở cổ tử cung, tế bào âm đạo bị thoái hóa bong ra.
– Thời gian ra sản dịch: thường chỉ ra trong 15 ngày đầu sau đẻ. Ở người đẻ con so, người cho con bú, sản dịch hết nhanh hơn vì tử cung co hồi nhanh hơn.
– Số lượng sản dịch: nhiều hay ít thay đổi tùy theo từng sản phụ. Trong 10 ngày đầu, trung bình sản dịch có thể ra tới 1500 ml, ra nhiều vào 2 ngày đầu (ngày đầu tiên không quá 300 ml).
– Tính chất:
+ Màu sắc:
Trong 3 ngày đầu, sản dịch gồm toàn máu loãng và máu cục nhỏ nên có màu đỏ sẫm.
Từ ngày thứ 4 tới ngày thứ 8, sản dịch loãng hơn, chỉ còn là một chất nhầy có lẫn ít máu nên có màu lờ lờ máu cá.
Từ ngày thứ 9 trở đi, sản dịch không có màu, chỉ là một chất dịch trong.
Nếu sản dịch ra kéo dài hoặc đã hết máu đỏ sẫm, lại ra máu đỏ trở lại và kéo dài phải theo dõi sót rau sau đẻ.
+ Mùi: sản dịch có mùi tanh nồng của máu, pH kiềm. Nếu bị nhiễm khuẩn, sản dịch có mùi hôi và có thể có mủ.
Trên lâm sàng, khoảng 18-20 ngày sau đẻ, sản phụ có thể ra một ít máu qua đường âm đạo, đó có thể là kinh non, do niêm mạc tử cung phục hồi sớm.
1.3. Sự xuống sữa
– Trong thời kỳ có thai và những ngày đầu sau đẻ, dưới tác dụng của prolactin, sữa được bài tiết, do đó sản phụ có sữa non, màu vàng nhạt. Số lượng sữa non ít nhưng thành phần dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các acid amin cần thiết, acid béo không no, vitamin và chứa nhiều kháng thể – rất phù hợp với bộ máy tiêu hoá của trẻ sơ sinh trong những ngày đầu.
– Cần tư vấn các bà mẹ cho trẻ bú sữa non: sau đẻ vài ngày (2 – 3 ngày đối với con rạ và 3 – 4 ngày đối với con so) sẽ có hiện tượng xuống sữa với các đặc điểm: vú căng tức và nóng, mạch nhanh, các tuyến sữa phát triển nhiều, phồng to, các tĩnh mạch dưới da vú nổi rõ. Có thể kèm theo “sốt xuống sữa” với đặc điểm: sốt nhẹ < 38°C, sốt không quá nửa ngày. Các hiện tượng này mất đi sau khi sữa được tiết ra. Nếu sữa đã xuống rồi mà vẫn sốt phải đề phòng nhiễm khuẩn ở tử cung hay nhiễm khuẩn vú.
1.4. Các hiện tượng khác
– Cơn rét run sau đẻ: ngay sau khi đẻ, sản phụ có thể lên cơn rét run, đó là cơn rét run sinh lý với đặc điểm: mạch, nhiệt độ, huyết áp vẫn ổn định. Cần phân biệt với cơn rét run do choáng mất máu.
– Bí đại tiểu tiện: do chuyển dạ kéo dài, ngôi thai đè vào bàng quang và trực tràng, do sang chấn phù nề niệu đạo, đau nhiều gây bí đại/ tiểu tiện sau đẻ.
– Các hiện tượng toàn thân: mạch thường chậm lại sau 5 – 6 ngày mới trở lại bình thường. Nhịp thở chậm và sâu hơn. Trọng lượng cơ thể giảm sút từ 3-5 kg do sự bài tiết mồ hôi, nước tiểu, sản dịch trong 10 ngày đầu.
– Kinh trở lại: nếu không cho con bú, sau đẻ 6 tuần bà mẹ có thể có kinh lại lần đầu tiên và đó là dấu hiệu chấm dứt thời kỳ hậu sản. Kỳ kinh nguyệt đầu thường nhiều và dài hơn kỳ kinh bình thường. Nếu cho con bú, kinh nguyệt có thể trở lại muộn hơn.
II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN CHÚ Ý 3.1. Chăm sóc ngay sau đẻ
– Trong 2 giờ đầu ngay sau khi đẻ, cần theo dõi tình trạng toàn thân của mẹ để phát hiện sớm tình trạng choáng sản khoa hoặc choáng mất máu. Theo dõi mạch, đo huyết áp, xoa đáy tử cung qua thành bụng để xác định khối an toàn của tử cung sau đẻ, đánh giá lượng máu chảy qua âm đạo 15 phút một lần, ít nhất trong thời gian 1 giờ sau đẻ.
– Cần phát hiện sớm đờ tử cung và chảy máu sau đẻ để xử trí kịp thời. Ngay sau khi đẻ, tử cung co chặt lại, đáy tử cung ở dưới rốn để tạo thành khối an toàn. Nếu khám thấy mất khối an toàn, tử cung mềm nhão, hoặc tử cung to ra, đáy tử cung cao dần lên trên rốn là có máu chảy đọng lại trong buồng tử cung.
– Cần đánh giá lượng máu chảy sau đẻ. Nguyên nhân chảy máu sau đẻ có thể do sót rau, đờ tử cung hoặc chấn thương đường sinh dục. Máu có thể chảy ra ngoài qua đường âm đạo hoặc đọng lại trong buồng tử cung mà không chảy ra ngoài.
– Đảm bảo những điều kiện vệ sinh tốt cho sản phụ: buồng điều trị phải sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát phù hợp với từng mùa. Phải có buồng điều trị cách ly cho những sản phụ bị các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh truyền nhiễm để tránh sự lây chéo giữa các sản phụ.
– Chăm sóc về tinh thần
+ Cuộc đẻ là một biến động lớn về giải phẫu và sinh lý, đồng thời cũng là một biến động về mặt tình cảm, cuộc sống của người phụ nữ, nhất là với những cuộc đẻ không theo ý muốn người mẹ. Vì vậy, chăm sóc hậu sản cần phải được quan tâm một cách chu đáo về mọi mặt.
+ Cần chú ý chăm sóc, động viên sản phụ, giải thích cho sản phụ yên tâm, không lo lắng sau cuộc đẻ, đặc biệt là ở những cuộc đẻ không phù hợp ý muốn của con người.
2.2. Theo dõi sản phụ trong thời kỳ hậu sản 2.2.1. Theo dõi tình trạng toàn thân
– Theo dõi sát mạch, nhiệt độ, huyết áp đặc biệt trong vòng 6 giờ đầu sau đẻ để phát hiện tình trạng chảy máu, tránh để diễn biến xấu cho sản phụ.
– Nói chung trong vòng 24 giờ đầu phải đặc biệt chú ý theo dõi sự chảy máu. Các ngày sau cần chú ý tới mạch, nhiệt độ để kịp thời phát hiện sớm các dấu hiệu của nhiễm khuẩn hậu sản.
2.2.2. Theo dõi sự co hồi tử cung
– Hàng ngày sờ, nắn, đo chiều cao tử cung trên khớp vệ để đánh giá:
+ Sự co hồi tử cung tốt hay xấu.
+ Mật độ tử cung chắc hay mềm.
+ Tử cung đau hay không đau khi sờ nắn.
– Nếu tử cung co hồi chậm, mật độ mềm, ấn đau là tử cung bị nhiễm khuẩn, cần phải được điều trị sớm.
2.2.3. Theo dõi sản dịch
– Hàng ngày theo dõi sản dịch bằng cách xem băng vệ sinh của sản phụ để đánh giá:
+ Số lượng sản dịch nhiều hay ít hoặc không có sản dịch (bế sản dịch).
+ Màu sắc: sản dịch đỏ trong 3 ngày đầu, từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8 có màu lờ lờ máu cá, sau đó hết máu mà chỉ có một chất dịch, đến ngày thứ 15 trở đi hầu như hết sản dịch.
+ Mùi sản dịch không hôi, nếu có mùi hôi là có nhiễm khuẩn ở tử cung.
2.2.4. Theo dõi đại, tiểu tiện
– Sau đẻ sản phụ thường bị bí tiểu, táo bón do tình trạng liệt ruột hoặc giảm nhu động ruột và liệt cơ bàng quang.
– Nếu sau đẻ 12 giờ mà sản phụ không tự đi tiểu được mặc dù đã được điều trị nội khoa như: xoa vùng bàng quang, chườm nóng, châm cứu… thì phải thông bàng quang, sau đó bơm vào bàng quang 5-10ml dung dịch Glycerin borat 5% để kích thích sự co bóp của bàng quang. Nếu vẫn chưa tự đi tiểu được thì các ngày sau phải rửa bàng quang, sau đó bơm Glycerin borat vào cho đến khi nào sản phụ tự đi tiểu được.
– Nếu sản phụ bị táo bón cần cho thuốc nhuận tràng, khuyên sản phụ nên vận động sớm. Sau 3 ngày không đi ngoài được phải thụt tháo phân hoặc bơm Microlax vào trực tràng. Chú ý, đối với sản phụ sau đẻ không được dùng thuốc tẩy mạnh.
2.3. Chăm sóc sản phụ trong thời kỳ hậu sản 2.3.1. Làm thuốc tầng sinh môn và vùng âm hộ hàng ngày
– Rửa sạch vùng âm hộ, tầng sinh môn và hậu môn cho sản phụ ít nhất 2 lần/ ngày bằng nước chín hoặc dung dịch sát khuẩn nhẹ (Betadin, Providine), sau đó lau khô, thay khố vô khuẩn.
– Không được thụt rửa âm đạo vì cổ tử cung trong những ngày đầu sau đẻ chưa đóng lại, nước có thể qua cổ tử cung vào buồng tử cung gây nhiễm khuẩn ngược dòng.
– Đối với những trường hợp có cắt, khâu tầng sinh môn, sau khi làm thuốc phải thấm khô, đóng khố sạch.
2.3.2. Chăm sóc vú
– Luôn luôn giữ cho vú và đầu vú sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn, nứt kẽ đầu vú.
– Khuyên sản phụ cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ để kích thích bài tiết sữa và làm cho tử cung co hồi tốt hơn (do phản xạ đầu vú – tuyến yên).
– Nếu có hiện tượng tắc tia sữa, cần phải dùng mọi cách để thông ngay như: day, vắt sữa hoặc hút sữa để đề phòng tắc tia sữa dẫn đến áp xe vú.
– Nếu có nứt kẽ đầu vú: ngừng cho bú bên đó, rửa sạch đầu vú, thấm khô và bôi Glycerin borat 5%.
2.3.3. Tắm rửa cho sản phụ
– Lau mình bằng nước ấm từ ngày thứ 2 sau đẻ hoặc có thể tắm vào ngày thứ 3 sau đẻ bằng cách dội nước.
– Không tắm ở nơi có gió lùa, ngâm mình trong bồn nước vì cổ tử cung còn mở.
2.4.Tư vấn cho sản phụ trong thời kỳ hậu sản 2.4.1. Nuôi con bằng sữa mẹ
– Cần nêu lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ:
+ Lợi ích cho trẻ khi được bú sữa mẹ:
Luôn là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, thích hợp cho trẻ nhất là sữa non sau sinh.
Dễ tiêu hóa và ít gây dị ứng
Chứa nhiều chất kháng thể để giúp trẻ kháng lại nhiều bệnh tật nhất là trong những ngày tháng đầu đời.
Sữa mẹ thay đổi trong từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và phát triển của trẻ sơ sinh.
+ Lợi ích cho mẹ khi cho con bú:
Giúp tử cung trở lại kích thước và hình dạng bình thường như trước khi mang thai.
Cho con bú cũng có thể giúp tử cung co bóp và đào thải các sản phẩm còn sót lại như nhau thai và màng nhầy, và giúp sớm chấm dứt hiện tượng chảy máu âm đạo sau sinh.
Làm giảm khả năng phát triển ung thư buồng trứng và ung thư vú giai đoạn tiền mãn kinh.
+ Lợi ích cho cả mẹ và con: cho con bú giúp tạo ra sự kết nối tình cảm giữa mẹ và bé.
Chỉ người mẹ mới có thể làm công việc cho con bú và đây thực sự là một mối liên kết thiêng liêng mà không ai có thể chia sẻ được.
– Hướng dẫn cho bà mẹ:
+ Cho bú sớm sau sinh trong vòng 1h sau đẻ để tận dụng nguồn sữa non.
+ Cho con bú đúng tư thế.
+ Cho trẻ bú theo nhu cầu.
+ Cai sữa khi trẻ 24 tháng trở lên, không được cai khi trẻ đang ốm. Trong trường hợp cần cai sớm thì cũng chỉ nên cai sữa khi trẻ được 12 tháng.
+ Trong vòng 6 tháng đầu cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không cho trẻ ăn thêm thức ăn khác, không cần cho trẻ uống nước.
+ Vệ sinh núm vú trước và sau khi cho bú.
2.4.2. Chủ động tránh thai
– Cần nêu tác hại của việc có thai trở lại sớm sau đẻ:
+ Sức khoẻ bà mẹ chưa hồi phục đã phải mang thai tiếp theo.
+ Con đẻ trước và thai nhi trong bụng mẹ lần này đều không được nuôi dưỡng chăm sóc tốt.
+ Khoảng cách hai lần đẻ dưới 24 tháng thì tỷ lệ tử vong trẻ em sẽ tăng lên.
+ Nếu phá thai cũng nguy hiểm hơn vì dễ có tai biến và lâu lại sức, ảnh hưởng đến chăm sóc nuôi dưỡng con còn bé.
– Hướng dẫn cho bà mẹ một số biện pháp tránh thai thích hợp trong thời gian ngay sau đẻ và đang nuôi con bú:
+ Biện pháp cho bú vô kinh: cho con bú sữa mẹ có thể kéo dài thời gian xuất hiện trở lại kinh nguyệt, do đó có thể chủ động tránh thai an toàn và hiệu quả.
+ Dùng bao cao su.
+ Viên thuốc tránh thai chỉ có progestin.
+ Các loại thuốc tránh thai tiêm hay cấy dưới da.
+ Đặt dụng cụ tử cung từ 6 tuần lễ sau đẻ.
2.5. Chế độ ăn uống, mặc, vận động của sản phụ trong thời kỳ hậu sản
– Chế độ ăn: sản phụ sau đẻ phải ăn đủ chất đạm, glucid, lipid, muối khoáng và các vitamin để nuôi dưỡng cơ thể tốt, phục hồi sức khỏe và đảm bảo đủ sữa cho con bú.
Nên ăn nhiều bữa trong ngày, không ăn kiêng khem quá mức. Chỉ kiêng các chất kích thích như rượu, chè, cà phê…
– Quần áo mặc rộng rãi, sạch sẽ, không mặc quần áo quá chật. Mùa hè cần mặc quần áo mỏng, thoáng, thấm mồ hôi. Mùa đông phải mặc đủ ấm.
– Ngủ đủ giấc, mỗi ngày sản phụ cần được ngủ ít nhất 7-8 giờ để phục hồi sức khỏe và đảm bảo đủ sữa cho con bú.
– Chế độ vận động:
+ Nên cho sản phụ nằm trong 24 giờ đầu sau đẻ nhưng có thể vận động tại giường: trở mình, co duỗi chân tay.
+ Sau 24 giờ, đi lại vận động quanh giường. Có thể tập thể dục nhẹ nhàng để tránh táo bón.
– Một tuần sau đẻ có thể làm việc nhẹ nhàng, tránh lao động nặng, lao động sớm sau sinh vì dễ gây nên sa sinh dục.
2.6. Vấn đề giao hợp
– Không giao hợp trong thời kỳ hậu sản vì dễ gây sang chấn và nhiễm khuẩn.
5 Cách Lý Giải Hiện Tượng Nổi Da Gà, Điềm Báo Tâm Linh Hay Sức Khỏe
Nổi da gà là điềm gì?
Hiện tượng nổi da gà tốt hay xấu?
Nổi da gà là gì? Hiện tượng nổi da gà trong tiếng anh được gọi là goose Bumps. Đây là một dấu hiệu trên cơ thể con người và các lòa động vật khác.
Tình trạng này có dấu hiệu nổi các hạt nhỏ trên da có kích thước bằng những nang lông mộc sát trên một vùng da nhất định. Điều đầu tiên bạn có thể cảm nhận là bề mặt da sần sùi và có cảm giác ngứa ngáy, da mẩn đỏ.
Đôi khi hiện tượng nổi da gà xuất hiện cũng nói đến một vài bệnh lý về da. Tuy nhiên nó thi thoảng mới xuất hiện nên khá ít người để ý tới điều này.
Cho đến nay chưa có một cơ sở khoa học nào luận giải được hiện tượng nổi da gà là điềm gì nhưng theo tâm linh tín ngưỡng của mỗi người sẽ có thể tin vào điềm báo nào đó thông qua việc bạn bị nổi da gà.
Vậy hiện tượng nổi da gà là điềm báo tốt hay xấu nó ảnh hưởng như thế nào trong tương lai. Tùy thuộc vào từng trạng thái sẽ mang điềm báo khác nhau nên bạn cần phải biết rõ vị trí cơ thể của mình nổi da gà từ đó hiểu được điềm báo dành cho chính mình.
Giải mã các hiện tượng nổi da gà trên cơ thể
Tùy vào cấp độ và vị trí của những vùng nổi da gà trên cơ thể của bạn, chúng lại có điềm báo hiệu riêng cho bạn biết bạn sẽ gặp điều gì trong thời gian tới.
Nổi da gà ở tay: Nổi da gà là điềm gì? Nếu trên cơ thể bạn xuất hiện triệu chứng nổi da gà ở tay thì đó là điềm báo bạn đang có chuyện lo lắng, căng thẳng.
Trong tâm trí bạn lúc này luôn rối bời vì một việc nào đó. Bởi vậy, bản thân bạn nên giải tỏa bớt cảm giác mệt mỏi trong người. Hãy tự tạo cho mình một không gian thư giãn để giảm bớt căng thẳng đang có trong tâm tưởng của bạn.
Nổi da gà ở ngực: Bị nổi da gà ở ngực là dấu hiệu bạn đang có một tinh thần tốt để chuẩn bị hoàn thành những công việc đang dở dang. Ngoài ra đây cũng là một dấu hiệu tốt trong chuyện tình cảm của bạn trong hôn nhân hoặc tình yêu đôi lứa. Những khúc mắc sẽ được giải tỏa và vui vẻ trở lại.
Nổi da gà ở cổ: Điềm báo xấu về sức khỏe nếu bạn thường xuyên bị nổi da gà ở cổ, nghĩa là bạn sắp phải đối mặt với một bệnh nào đó. Bạn cần quan tâm đến bản thân của mình hơn, ngoài ra hãy đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể để khám tổng quát bệnh tình của mình.
Nổi da gà có phải là bệnh không?
Nổi da gà có thể là một hiện tượng tâm linh mang đến điềm báo cho bạn trong tương lai nhưng trên thực tế, việc bạn bị nổi da gà nhiều lần là nguyên nhân của một số bệnh lý trong cơ thể.
Người hay bị nổi da gà là bệnh gì? Theo các chuyên gia, hiện tượng nổi da gà có thể do bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn. Người bệnh có thể thường xuất hiện những nốt mụn nhỏ trên bề mặt da, bạn có thể cảm tháy ngứa rát mẩn đỏ ở vùng da ấy và để lâu có thể cảm thấy đau.
Nếu chỉ đơn thuần ít khi bạn gặp phải điều này thì có thể do cơ thể của bạn quá nhạy cảm dẫn đến vấn đề veeg viêm da do thời tiết thay đổi hoặc trong mùa đông lạnh giá. bạn nên giữ ấm cơ thể của mình và cũng không cần quá lo lắng vì nó cũng không phải là một bệnh lý gây nguy hiểm cho bạn.
Nổi da gà đánh đề con gì?
Rất ít người nghĩa rằng nổi da gà là điềm báo gì trong tương lai vì thế họ đều chủ quan với những điều họ sắp làm. Nhưng theo tâm linh tín ngưỡng thì nó lại là một dấu hiệu nhận biết những ảnh hưởng tốt xâu trong tương lai của bạn.
Để có thể hóa giải được điều đó, nhiều người lựa chọn cách tìm những con số tương ứng để thử vận may cũng như dùng nó để hóa giải những điều không may sắp xảy đến.
Vậy nổi da gà đánh đề con gì? Thông qua mỗi trường hợp nó sẽ có những con số tương ứng với nó.
Nổi da gà sau khi hắt xì cảm thấy rợn người đánh con 76
Nổi da gà ở cổ đánh lô con 46, 73, 23
Nổi da gà ở tay chọn ngay lô 45, 22
Nổi da gà ở ngực đánh đề con 41, 16
Nổi da gà ở chân chọn ngay con số 26,70
Giá Trị Của Việt Nam Cộng Hòa – Trần Trung Đạo
Từ 1954 tại miền Bắc và sau 1975 trên phạm vi cả nước, bộ máy tuyên truyền của đảng CS đã không ngừng vẽ trong nhận thức của bao nhiêu thế hệ Việt Nam một VNCH chẳng khác gì một con ma, ghê sợ, hung dữ và tội lỗi nhất trong thế gian này. VNCH là hiện thân của mọi thứ tội ác.
Trong nhận thức không chỉ tuổi trẻ Việt Nam sinh sau 1975 mà ngay cả các tầng lớp cán bộ, đảng viên, nhà văn, nhà thơ thì VNCH có ba đặc điểm lớn là “tham nhũng”, “trấn áp” và “ôm chân đế quốc Mỹ”.
Trong tiểu luận “Khám nghiệm một hồn ma” trên Talawas hơn mười năm trước người viết đã có dịp phân tích thể chế cộng hòa tại miền Nam. Xin trích một phần bài viết đó ở đây để chia sẻ với các độc giả chưa đọc.
Miền Nam trước 1975 có tham nhũng không? Có.
Miền Nam có đàn áp biểu tình, đối lập không? Có.
Miền Nam trước 1975 có sống bám vào viện trợ Mỹ không? Có.
Nhưng các đặc điểm đó có đại diện cho Việt Nam Cộng hoà (VNCH) không? Không.
Cho đến nay, một số người hoặc vì không có cơ hội nghiên cứu sinh hoạt chính trị tại miền Nam, không phân biệt được sự khác nhau giữa chính quyền và chế độ chính trị hoặc vì nghe riết những lời tuyên truyền của đảng đến độ nhập tâm, đã đồng hoá chính quyền của các ông Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Dương Văn Minh với VNCH.
Như một viên ngọc nằm trong lòng lớp rong rêu của vỏ con trai, trên tất cả, giá trị đích thực của VNCH không nằm trong tham nhũng, trấn áp và đồng đô la Mỹ mà nằm trong Hiến pháp VNCH đặt nền tảng trên một thể chế dân chủ do dân và vì dân.
Lời mở đầu của Hiến pháp 1967 do chủ tịch Quốc hội Lập hiến Phan Khắc Sửu ký ngày 18 tháng 3 năm 1967, xác định Việt Nam là một chế độ cộng hòa “Dân chủ độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân, chủ quyền thuộc về toàn dân” phát xuất từ “Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể cộng hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc lập Tự do Dân chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.”
Ngoài phần mở đầu hùng hồn nêu trên, chuyên chở trong suốt 9 chương và 117 điều của Hiến pháp 1967 là nền tảng của chế độ cộng hòa, qua đó, quyền lãnh đạo đất nước như chỉ rõ trong điều 3, được phân quyền rõ rệt: ”Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hòa để thực hiện trật tự xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự do, Dân chủ và Công bằng xã hội”.
Hiến pháp 1967 tốt đẹp đến nỗi ông Lý Quý Chung, trong Hồi ký không tên, xuất bản tại Sài Gòn trước ngày ông qua đời, dù chê bai các chính quyền miền Nam tàn tệ, cũng không thể nói xấu bộ luật tối thượng của chế độ cộng hoà như một diễn đàn để ông ta thực thi dân chủ: “Quốc hội lập hiến kéo dài một năm đã cung cấp cho tôi một môi trường học tập đấu tranh chính trị tại nghị trường và từ diễn đàn này, tôi cũng có cơ hội bày tỏ công khai qua mạng lưới báo chí Sài Gòn các quan điểm của mình đối với chính quyền, đối với các vấn đề dân chủ, chiến tranh, hoà bình v.v…”
Về căn bản, không có nhiều khác biệt giữa Hiến pháp VNCH 1967 và Hiến pháp Nam Hàn 1948 được tu chỉnh lần cuối vào năm 1987. Cả hai hiến pháp đều dựa trên chế độ cộng hoà, phân quyền rõ rệt, thích hợp với đà tiến hoá của văn minh nhân loại.
Dân chủ không phải là món quà của ông thần tài đem đặt ngay trước cửa nhà mà là chiếc máy lọc từ nước đục sang nước trong, từ phong kiến lạc hậu đến văn minh tiên tiến, và trong quá trình đó hai quốc gia VNCH và Nam Hàn, đều phải trải qua những kinh nghiệm máu xương trên con đường dân chủ hoá đất nước. Giống như người dân Nam Hàn, người dân miền Nam Việt Nam cũng vừa học dân chủ và vừa tập sống dân chủ với tất cả những khó khăn thử thách.
Điểm khác nhau chính giữa Nam Hàn và Nam Việt Nam là cơ hội. Nam Hàn có cơ hội để biến những ước mơ của dân tộc Triều Tiên gói ghém trong hiến pháp của họ để ngày nay là nước giàu mạnh nhất nhì châu Á. Miền Nam Việt Nam thì không.
Chế độ cộng hoà tại miền Nam Việt Nam ra đời và lớn lên trong một hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, trong đó các nguyên tắc dân chủ đã trở thành con dao hai lưỡi. Chính con dao dân chủ hai lưỡi đó đã đâm vào thân thể của chế độ cộng hoà hàng trăm vết thương đau đớn từ ngày mới ra đời cho đến gục xuống trong tức tưởi.
Ngay cả những quốc gia tiên tiến như Pháp, Mỹ cũng phải bước qua con đường đầy máu nhuộm để có được nền dân chủ như hôm nay. VNCH cũng vậy. Miền Nam có đàn áp chính trị nhưng cũng có đấu tranh chính trị, có ông quan tham nhũng nhưng cũng có nhiều phong trào chống tham nhũng hoạt động công khai, có ông tướng lạm quyền nhưng cũng có ông tướng trong sạch, có nghị gà nghị gật nhưng cũng có những chính khách, dân biểu, nghị sĩ đối lập chân chính.
Nếu trước 1975, vì thiếu cái nhìn về cả hai bên của cuộc chiến và bất mãn trước xã hội nhiễu nhương, việc kết án chính quyền là “trấn áp” có thể còn thông cảm được, thế nhưng sau 42 năm sống dưới chế độ độc tài đảng trị vẫn có kẻ biện minh cho hành động đốt xe, bắt cóc, ném bom xăng vào thương xá, ném lựu đạn vào nhà hàng ăn uống trước đây thì quả thật là vô cảm.
Đặc điểm thứ ba đảng tuyên truyền là miền Nam chỉ biết “ôm chân Mỹ”. Thật mệt mỏi nếu lại phải lần nữa đem so sự lệ thuộc vào Mỹ của chính quyền miền Nam và sự lệ thuộc vào Liên Xô, Trung Cộng của đảng CSVN và cũng chẳng sướng ích gì khi phải đọc lại bảng kê khai vũ khí, quân trang, quân dụng mà hai đế quốc cộng sản đổ xuống Việt Nam.
Cho dù sự lệ thuộc vào cường quốc là điều không tránh khỏi trong thế giới phân cực của thời kỳ Chiến tranh Lạnh vừa qua thì chọn lựa cường quốc nào sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước hơn?
Lịch sử đã chứng minh một cách hùng hồn, hầu hết các nước chọn lựa hay do điều kiện chính trị thế giới đẩy đưa, đã đứng về phía tự do dân chủ như Nhật Bản, Tây Đức, Nam Hàn, Đài Loan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ v.v. đều trở nên các quốc gia ổn định và phát triển nhờ chính sách đối ngoại thân Mỹ một cách khôn khéo, trong lúc các nước theo chân Liên Xô, Trung Cộng như Bắc Việt, Cu Ba, Bắc Hàn thì kết quả ra sao không cần phải phân tích.
Không ai từng chống Mỹ quyết liệt hơn cố tổng thống Anwar Sadat nhưng để mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân Ai Cập, năm 1976, ông đã bỏ đồng minh Liên Xô để bước sang phía thế giới tự do cho dù ông biết trước sự chọn lựa đó có thể trả giá bằng nhiều rủi ro như ông tiên đoán trong diễn văn đọc trước Quốc hội Israel ngày 20 tháng 11 năm 1967.
Một số người có thể cho rằng Hiến pháp VNCH cũng do người Mỹ nhúng tay vào. Dù điều đó đúng thì đã sao. Hiến pháp của quốc gia Nhật Bản hiện đại cũng do bàn tay của Mỹ nhưng ngày nay tướng McArthur chẳng những không bị oán ghét mà còn được nhân dân Nhật xem như là một trong những người có công lớn trong việc xây dựng nước Nhật hiện đại.
Dân chủ là một kỳ quan được nhân loại bồi đắp qua nhiều thời đại chứ không phải là tài sản riêng của quốc gia nào. Học hỏi cái hay cái đẹp của các nước tiên tiến để áp dụng vào cuộc cách mạng dân tộc và phát triển đất nước như cụ Phan Chu Trinh từng thống thiết kêu gào gần trăm năm trước, luôn luôn là điều đáng khuyến khích.
Phân tích để thấy, chế độ cộng hoà tuy không còn hiện diện tại miền Nam nhưng các giá trị dân tộc, nhân bản và khai phóng thể hiện trong Hiến pháp VNCH vẫn còn đó. Gia tài quý giá đó chẳng những không rã mục theo chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh mà ngày nay đã vượt ra khỏi biên giới Bắc Nam để trở thành ước vọng chung cho cả dân tộc.
Nếu ai cho người viết cường điệu hãy tạm gác qua bên các định kiến Bắc Nam, khuynh hướng chính trị, đảng phái, tôn giáo, tả khuynh, hữu khuynh, thù hận riêng tư và thậm chí che luôn bốn chữ Việt Nam Cộng hoà trên trang đầu của Hiến pháp mà chỉ đọc một cách nghiêm chỉnh nội dung của Hiến pháp VNCH 1967 thôi, người đọc sẽ công nhận đó chính là mục tiêu mà dân tộc Việt Nam cần phải đạt đến.
Việc lặp lại những lời tuyên truyền cũ mèm của đảng cho rằng chế độ cộng hoà tại miền Nam là “sản phẩm do chính quyền Mỹ tạo ra trong Chiến tranh Lạnh” chẳng khác gì chê lớp rong rêu ngoài vỏ một con trai.
Hiến pháp VNCH có thể chưa hoàn chỉnh nhưng là một văn kiện tham khảo cần thiết để kiến tạo một Việt Nam dân chủ cường thịnh. Hạt giống dân chủ khơi mầm tại miền Nam cũng không chỉ bắt đầu sau khi đất nước bị chia đôi mà đã có từ hàng trăm năm trước.
Lợi dụng chính sách Nam kỳ tự trị của thực dân, các nhà cách mạng tại miền Nam có cơ hội học hỏi và áp dụng phương pháp đấu tranh nghị trường, tiếp cận các tư tưởng dân chủ Tây phương, mở mang dân trí làm nền tảng cho chế độ cộng hoà sau này.
Đó không phải là sản phẩm của Tây hay Mỹ mà là vốn quý của dân tộc đã được đổi bằng mồ hôi nước mắt của nhiều người. Những ai biết gạt bỏ định kiến Bắc Nam, gạt bỏ lòng “căm thù Mỹ Ngụy”, sẽ thấy đó chính là hành trang cần thiết cho nỗ lực mưu cầu một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau.
Tiếc thay, viên ngọc và viên sỏi khác nhau khi nằm trong tay người thợ bạc nhưng lại giống nhau khi nằm trong tay mấy cậu bé bắn chim.
Do đó, phục hưng VNCH không có nghĩa là phục hưng chính quyền miền Nam. Chính thể không đồng nghĩa với một chính quyền và do đó không sống hay chết theo một chính quyền.
Giá trị của VNCH được xây bằng xương máu của bao nhiêu người và ngày nay đã vượt qua khỏi vĩ tuyến 17 để trở thành ước vọng chung cho cả dân tộc.
Lịch sử Việt Nam như một dòng sông, có khi cuồn cuộn lúc âm thầm, có chỗ sâu chỗ cạn nhưng chưa bao giờ ngưng chảy. Đó là sự thật.
Khoảng thời gian từ khi Mã Viện, danh tướng nhà Đông Hán, đánh bại Hai Bà Trưng (năm 43) đến khi Lý Nam Đế đánh bại quân Lương Vũ Đế và dựng nước Vạn Xuân (năm 543) là tròn 500 năm. Biết bao nhiêu lớp người đã sinh ra và chết đi trong suốt 5 thế kỷ sống trong bóng tối nô lệ nhưng sức sống Việt Nam vẫn tồn tại và lớn lên.
Đối mặt với một kẻ thù Trung Cộng đông hơn nhiều và mạnh hơn nhiều, chưa bao giờ sức mạnh tổng hợp của 90 triệu người Việt trong nước và 3 triệu người Việt ở hải ngoại cần thiết như hôm nay.
Chỉ có sức mạnh toàn dân tộc phát triển trên cơ chế dân chủ tự do mới mong thắng được Trung Cộng và mọi kẻ thù có âm mưu xâm lược Việt Nam. Tổ tiên Việt Nam đã làm được rồi các thế hệ Việt Nam ngày nay cũng sẽ làm được.
Người viết biết rằng, đối với một số người Việt đã bị bộ máy tuyên truyền đầu độc quá lâu và các bạn trẻ bị nhào nặn hoàn toàn trong hệ thống giáo dục một chiều CS, để có một nhận thức đúng về lịch sử là một quá trình đấu tranh tư tưởng khó khăn.
Nếu vậy, tạm gác qua chuyện thế kỷ trước mà hãy nhìn thẳng vào thực tế đất nước sau 45 năm vẫn là một nước lạc hậu về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, quốc phòng và đời sống. Việt Nam còn thua xa những nước ở châu Phi như Ghana, Sierra Leone, Namibia vì những quốc gia đó còn nghèo nhưng hãnh diện vì chính phủ họ do nhân dân họ bầu lên.
Nếu vậy, tạm gác qua chuyện thế kỷ trước mà hãy nhìn vào cách giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Cộng của lãnh đạo CSVN. Ngoài những lời phản đối đọc như kinh nhật tụng họ không có và cũng không thể có một chọn lựa dứt khoát nào chỉ vì quyền lợi trước mắt của một nhóm người cầm quyền được đặt lên trên quyền lợi lâu dài của đất nước.
Sau mỗi cơn giận hờn, lãnh đạo CSVN lại lên đường sang Bắc Kinh triều cống, lại 16 chữ vàng, lại ca ngợi tình đồng chí, nghĩa anh em thắm thiết. Cơn hờn giận giữa hai đảng CS theo thời gian có thể sẽ nguôi ngoai nhưng trên các vùng biên giới, trong lòng biển Việt Nam, máu của ngư dân Việt Nam, của người lính biển Việt Nam sẽ không ngừng chảy.
Thảm trạng xã hội Việt Nam hôm nay, những lạc hậu kinh tế hôm nay, những yếu kém về quốc phòng hôm nay, những cô đơn trong bang giao quốc tế hôm nay là những câu trả lời cho những ai còn do dự, còn một chút tin tưởng nào đó ở lãnh đạo đảng CSVN.
Giống như hầu hết các nước cựu CS ở Đông Âu và khối Liên Xô, thể chế Cộng Hòa là chọn lựa đương nhiên và dứt khoát. Các quốc gia sẽ bình đẳng trước công pháp quốc tế. Những khẩu hiệu tuyên truyền rất sến như “16 chữ vàng”, “hữu nghị Việt Trung” sẽ bị chôn sâu theo xác của ý thức hệ CS.
Dân tộc Việt Nam sẽ vượt qua những khó khăn để phát triển thành một quốc gia hiện đại về cả kinh tế lẫn quốc phòng. Các nhà lãnh đạo VNCH trong cuộc đấu tranh mới trên mặt trận ngoại giao sẽ hành xử xứng đáng với tư cách của một cấp lãnh đạo chính danh, thay mặt cho một nước VNCH thống nhất, dân chủ, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ do, hòa bình trên thế giới.
Giành lại Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa là một cuộc tranh đấu gian nan, gai góc, bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng chính nghĩa và chân lý cuối cùng sẽ thắng.
Trần Trung Đạo
Cập nhật thông tin chi tiết về Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng – Chac trên website Gdcn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!